Chính sách, pháp luật liên quan đến tiêu chuẩn bảo hộ và trình tự, thủ tục xác lập quyền SHTT

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam (Trang 46)

9 Văn kiện Đại hội Đảng VIII (16), tr 106; Văn kiện Đại hội Đảng IX (2001), tr 113, 207;

2.1.1.Chính sách, pháp luật liên quan đến tiêu chuẩn bảo hộ và trình tự, thủ tục xác lập quyền SHTT

thủ tục xác lập quyền SHTT

Ngay sau khi Việt Nam đệ đơn xin gia nhập WTO tháng 1/2005, Chính phủ đã xây dựng một Chương trình hành động khá toàn diện và tham vọng, theo đó hệ thống pháp luật về quyền SHTT của Việt Nam sẽ hoàn toàn phù hợp với Hiệp định TRIPs vào ngày 1/1/2000- ngày mà Hiệp định ấn định cho các nước thành viên WTO là các nước đang phát triển hoặc đang chuyển đổi phải đáp ứng các tiêu chuẩn về quyền SHTT. Trong Chương trình này, vấn đề xây dựng hệ thống pháp luật được đặt lên vị trí hàng đầu, tiếp đến là nâng cao năng lực của các cơ quan thực thi (toà án, hải quan, quản lý thị trường…), các cơ quan quản lý nhà nước về quyền SHTT và nâng cao nhận thức của dân chúng về vấn đề này. Xuất phát điểm có ý nghĩa quan trọng trong Chương trình này là sự ra đời của Bộ luật Dân sự (được ban hành năm 1995, có hiệu lực từ ngày 1/7/1996 và được sửa đổi năm 2005).

Bộ luật Dân sự (1995) dành toàn bộ Phần thứ sáu về “Các quy định về quyền SHTT và chuyển giao công nghệ” để quy định về quyền SHTT. Với sự ra đời của Bộ luật Dân sự, lần đầu tiên quyền SHTT được điều chỉnh bởi một văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất, tương xứng với vai trò và vị trí của nó trong nền kinh tế. Đây cũng là lần đầu tiên quyền SHTT được thừa nhận như là một loại quyền dân sự tương tự như quyền sở hữu tài sản. Bộ luật Dân sự có các quy định cụ thể về quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, và các quy định này

đã gần gũi và phù hợp hơn với các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia hoặc ký kết. Vì những lý lẽ đó, các quy định về quyền SHTT trong Bộ luật Dân sự được coi là đã đánh dấu một bước phát triển mới trong việc xây dựng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh và đồng bộ về quyền SHTT ở Việt Nam.

Tuy nhiên, Bộ luật Dân sự chưa có quy định cụ thể về bảo hộ một số đối tượng quyền SHTT như thông tin bí mật, chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu hàng hoá, quyền chống cạnh tranh không lành mạnh, giống cây trồng và thiết kế bố trí mạch tích hợp. Những đối tượng này sau đó đã được đề cập trong một loạt Nghị định của Chính phủ. Cụ thể là:

- Thứ nhất, về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, ngày 24/10/1996, Chính phủ ban hành Nghị định 63/CP quy định chi tiết về việc bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá và tên gọi xuất xứ hàng hoá. Nghị định này quy định cụ thể về các thủ tục, trình tự hành chính, nhất là thủ tục đăng ký quyền đối với các đối tượng nói trên, theo hướng đơn giản hoá, tạo điều kiện cho người nộp đơn. Thời hạn bảo hộ sáng chế và giải pháp hữu ích được điều chỉnh cho phù hợp với Hiệp định TRIPs (20 năm với sáng chế, 10 năm với giải pháp hữu ích). Ngày 1/2/2001, Chính phủ ban hành Nghị định số 06/2001/NĐ-CP để bổ sung, sửa đổi các quy định nêu trên. Theo Nghị định mới này, các thủ tục đăng ký quyền đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá và tên gọi xuất xứ hàng hoá được tiếp tục đơn giản hoá. Một số nội dung liên quan đến phạm vi bảo hộ điều kiện cấp li-xăng không tự nguyện, thủ tục khiếu nại và phản đối các quyết định hành chính liên quan đến quá trình xác lập quyền cũng được điều chỉnh theo đúng tinh thần của Hiệp định TRIPs. Ngoài ra, một số đối tượng khác về nhãn hiệu hàng hoá được Hiệp định bảo hộ như “nhãn hiệu nổi tiếng”, “nhãn hiệu liên kết” cũng được bổ sung vào phạm vi bảo hộ trong Nghị định này.

tên thương mại và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến sở hữu công nghiệp; và ngày 2/5/2003 Chính phủ ban hành Nghị định số 42/2003/NĐ-CP về bảo hộ thiết kế bố trí mạch tính hợp bán dẫn- đối tượng cuối cùng trong danh sách quyền sở hữu công nghiệp được bảo hộ bởi Hiệp định TRIPs.

- Thứ hai, về bảo hộ quyền tác giả và các quyền liên quan, ngày 29/11/1996 Chính phủ ban hành Nghị định 76/CP hướng dẫn thi hành một số quy định về quyền tác giả trong Bộ luật Dân sự.

- Thứ ba, về bảo hộ giống cây trồng mới, ngày 20/4/2001 Chính phủ ban hành Nghị định số 13/2001/NĐ-CP về việc bảo hộ giống cây trồng mới. Nghị định này đã được nâng cấp thành Pháp lệnh Giống cây trồng số 15/2004/UBTVQH do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành ngày 24/3/2004.

Như vậy, tính đến đầu năm 2003, toàn bộ các đối tượng trong danh sách quyền SHTT được bảo hộ bởi Hiệp định TRIPs đều đã được quy định bảo hộ trong pháp luật Việt Nam. Cùng với các nghị định được Chính phủ ban hành, các cơ quan chức năng cũng đã ban hành các văn bản quy định chi tiết, cụ thể hơn, tạo nên một hệ thống các văn bản pháp luật tương đối đầy đủ. Bộ luật Dân sự (mới) được Quốc hội ban hành ngày 15/6/2005 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2006 đã dành toàn bộ Phần VI (18 điều) và một phần Phần VII (3 điều) có các quy định nhằm điều chỉnh các quan hệ về quyền tác giả và các quyền liên quan, quyền sở hữu công nghiệp và giống cây trồng và nội dung của những quyền đó. Tuy nhiên, một nhược điểm rất lớn là các quy định về bảo hộ quyền SHTT nằm rải rác ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau và có sự chồng chéo, không nhất quán, vừa thừa vừa thiếu của các quy định này giữa Bộ luật Dân sự và các văn bản khác, gây ra không ít khó khăn trong quá trình thực hiện. Trước yêu cầu phải có một luật riêng quy định về bảo hộ quyền SHTT, ngày 29/11/2005, Quốc hội Khoá XI, kỳ họp thứ 8, đã thông qua Luật SHTT số 50/2005/QH 11 (có hiệu lực từ ngày 1/7/2006).

Luật SHTT bao gồm 222 điều chia làm 6 phần, 18 chương, được đánh giá là đã thể chế hoá được quan điểm của Đảng và Nhà nước ta tiếp tục thực hiện chính sách nhất quán trong việc bảo hộ quyền SHTT trên cơ sở đảm bảo lợi ích hài hoà của các chủ thể quyền với lợi ích xã hội, nhằm tiếp tục khuyến khích và thúc đẩy sáng tạo, khai thác tối đa quyền SHTT phục vụ cho phát triển kinh tế- xã hội và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, đáp ứng được nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Xét khái quát, Luật SHTT có một số điểm mới đáng chú ý sau đây:

- Thứ nhất, Luật SHTT là sự tổng hợp các quy định liên quan đến SHTT từ nhiều văn bản pháp luật. Theo thống kê, các quy định liên quan đến SHTT nằm rải rác ở khoảng 40 văn bản pháp luật khác nhau như Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Luật Hải quan, Luật Cạnh tranh, Pháp lệnh về Giống cây trồng, các nghị định của Chính phủ… Luật SHTT đã quy về một mối duy nhất các quy định rải rác nói trên, bao gồm các quy định về nội dung cũng như thủ tục để xử lý các vấn đề liên quan đến SHTT như xác lập quyền, thực thi quyền,… Để tránh sự chồng chéo các luật khi áp dụng, Luật SHTT quy định: (i) nếu các luật khác có quy định về SHTT trái với Luật SHTT thì sẽ áp dụng Luật SHTT; (ii) đối với các vấn đề dân sự liên quan đến SHTT không được quy định tại Luật SHTT thì áp dụng Bộ luật Dân sự.

- Thứ hai, Luật SHTT được ban hành thể hiện nỗ lực hội nhập quốc tế của Việt Nam. Mặc dù trong quá trình soạn thảo và thảo luận tại Quốc hội, đã có rất nhiều áp lực từ phía các cơ quan và đại biểu quốc hội chủ trương bảo hộ trong nước, nhất là về các quy định liên quan đến quyền tác giả và quyền đối với giống cây trồng, nhưng Luật SHTT đã được thông qua với các điều khoản tương đối phù hợp với chuẩn mực mà Hiệp định TRIPs quy định và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia. Ngoài ra, Luật SHTT cũng khẳng định rõ, trong trường hợp Luật SHTT có quy định trái với các điều ước quốc tế mà Việt Nam

- Thứ ba, Luật SHTT đã luật hoá các đối tượng SHTT để phù hợp hơn với Hiệp địnhTRIPs, bao gồm: Quyền tác giả và các quyền liên quan; Quyền sở hữu công nghiệp; và Quyền về giống cây trồng.

- Thứ tư, với việc dành riêng cả Phần thứ năm để quy định về “Bảo vệ quyền SHTT”, Luật SHTT được đánh giá là đã khắc phục được khâu yếu nhất trong hệ thống pháp luật SHTT hiện hành (xem cụ thể trong Mục 2.2 của Chương này).

Để tăng cường hiệu lực thực thi Luật SHTT, trong tháng 9/2006, Chính phủ đã ban hành một loạt nghị định hướng dẫn thực thi các vấn đề được quy định trong Luật, bao gồm: Nghị định 100/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Dân sự, Luật SHTT về quyền tác giả và quyền liên quan; Nghị định 103/2006/NĐ-CP về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT về sở hữu công nghiệp; Nghị định 104/2006/NĐ-CP quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT về quyền đối với giống cây trồng; Nghị định 105/2006/NĐ-CP về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT về bảo vệ quyền SHTT và quản lý nhà nước về SHTT; và Nghị định 106/2006/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính về STTT.

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam (Trang 46)