Thực thi việc bảo hộ văn học nghệ thuật dân gian: Kho tàng di sản văn học dân gian của Việt Nam được đánh giá là phong phú và có giá trị lớn và việc

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam (Trang 100)

học dân gian của Việt Nam được đánh giá là phong phú và có giá trị lớn và việc bảo tồn, phát triển và khai thác kho tàng đó có ý nghĩa rất quan trọng. Bộ Luật Dân sự (năm 1995) đã khẳng định rằng tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian được Nhà nước bảo hộ theo quy định riêng. Nhưng trong Luật SHTT 2005, Điều 23 Khoản 2 chỉ quy định: “Tổ chức, cá nhân nào sử dụng tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian phải dẫn chiếu xuất xứ của loại hình tác phẩm đó và đảm bảo giữ gìn giá trị đích thực của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian”. Như

vậy, tất cả mọi người, kể cả người nước ngoài, đều có thể sử dụng các tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian của nước ta mà không phải chịu một nghĩa vụ nào về kinh tế đối với các cộng đồng đã có công sáng tạo, bảo tồn và phát triển các tác phẩm ấy. Trong khi đó, Công ước Bern không đặt ra vấn đề bảo hộ và cũng không cấm bảo hộ các tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian khuyết danh sau 50 năm kể từ khi các tác phẩm đó được công bố. Bởi vậy, trên bình diện quốc gia, các nước có thể đặt ra quy định bảo hộ cho các tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian của nước mình. Song, với các quy định được đưa ra trong Luật SHTT 2005, vô hình chung Việt Nam đã tạo điều kiện cho nước khác hưởng lợi trong khi làm tổn hại đến lợi ích kinh tế của cộng đồng đã có công đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian. Điều này có lẽ đã không xảy ra nếu các chuyên gia và nhà làm luật nước ta nghiên cứu kỹ hơn về Công ước Bern. Trong thời gian tới, cần có sự sửa đổi và bổ sung một số điều của Luật SHTT 2005 liên quan đến lĩnh vực này theo hướng phải bảo hộ các tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian.

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam (Trang 100)