Thắt chặt bảo hộ quyền SHTT đi đôi với việc thực hiện các chính sách, biện pháp nhằm tạo dễ dàng cho việc tận dụng có hiệu quả những cơ hộ

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam (Trang 87)

13 Những số liệu trên đây được tổng hợp từ các nguồn sau đây:

3.1.3. Thắt chặt bảo hộ quyền SHTT đi đôi với việc thực hiện các chính sách, biện pháp nhằm tạo dễ dàng cho việc tận dụng có hiệu quả những cơ hộ

sách, biện pháp nhằm tạo dễ dàng cho việc tận dụng có hiệu quả những cơ hội và lợi ích được tạo ra từ bảo hộ quyền SHTT

Như đã phân tích trong Chương 1, việc thực hiện Hiệp định TRIPs tạo ra nhiều cơ hội cho phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của các nước đang phát triển

mà Việt Nam không phải là ngoại lệ. Tuy nhiên, để tận dụng tốt những cơ hội này, Việt Nam không chỉ đơn thuần cần thực thi có hiệu quả và hiệu lực chính sách, pháp luật về bảo hộ quyền SHTT mà còn phải thực hiện hàng loạt những thay đổi liên quan đến các lĩnh vực chính sách khác như: chính sách thu hút và sử dụng FDI; chính sách phát triển doanh nghiệp; chính sách giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; chính sách phát triển thị trường khoa học và công nghệ; chính sách phát triển kinh tế tri thức;… Việc thực thi tốt bảo hộ quyền SHTT hứa hẹn sẽ kích thích lượng vốn FDI lớn của các công ty đa quốc gia đổ vào nước, tuy nhiên để hấp thụ có hiệu quả lượng vốn này thì Việt Nam cần phải có kết cấu hạ tầng tốt, nguồn nhân lực phát triển và môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi. Nguồn nhân lực phát triển cũng là điều kiện quan trọng để có thể hấp thụ được những công nghệ hiện đại được chuyển giao từ nước ngoài. Phát triển thị trường khoa học và công nghệ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các sản phẩm khoa học và công nghệ được trao đổi mua bán trên thị trường, được thương mại hoá, các tài sản trí tuệ trở thành những tài sản có giá trị thực sự. Điều này sẽ khuyến khích các hoạt động nghiên cứu khoa học, các hoạt động sáng tạo và phát triển công nghệ, tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ của quốc gia. Thị trường khoa học và công nghệ phát triển cũng chứa đựng nhiều yếu tố có tác động tích cực đến bảo hộ quyền SHTT.

Trong khi đó, phát triển kinh tế tri thức ngày nay là một xu thế không thể đảo ngược của nhân loại. Đối với Việt Nam, chúng ta có thể gắn kết phát triển kinh tế tri thức với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Để theo đuổi định hướng phát triển này, cần thực hiện các chính sách nhằm tạo dễ dàng cho việc sản sinh, phổ biến và sử dụng tri thức vì các mục tiêu phát triển. Việc thực hiện các chính sách này sẽ hỗ trợ tích cực cho việc khai thác, tận dụng những cơ hội và lợi ích được tạo ra từ việc thắt chặt bảo hộ quyền SHTT. Nói tóm lại, song song với việc thắt chặt bảo hộ quyền SHTT theo Hiệp định TRIPs,

Việt Nam cần thực hiện một loạt những đổi mới toàn diện và đồng bộ liên quan đến các lĩnh vực kinh tế- xã hội khác.

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)