0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo các công ước quốc tế

Một phần của tài liệu BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ Ở VIỆT NAM (Trang 29 -29 )

Hệ thống pháp luật quốc tế về quyền SHTT đã bắt nguồn từ thế kỷ 19 với sự ra đời của hai điều ước nền tảng về quyền SHTT là Công ước Paris năm 1883 về Bảo hộ sở hữu công nghiệp và Công ước Bern năm 1886 về Bảo hộ tác phẩm văn học và nghệ thuật. Tiếp đó, hàng loạt các công ước quốc tế về các vấn đề khác liên quan đến quyền SHTT đã được ký kết như Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế đối với nhãn hiệu năm 1891, Công ước Rome năm 1961 về bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm và các tổ chức phát sóng, Công ước Brussels về việc phổ biến các tín hiệu mang chương trình được truyền qua vệ tinh, Công ước về bảo hộ giống cây trồng mới năm 1961, và Hiệp định hợp tác về bằng phát minh sáng chế năm 1970… (Hộp 1.2). Các công ước quốc tế đã đóng vai trò rất quan trọng vào việc bảo hộ quyền SHTT, qua đó thúc đẩy các hoạt động sáng tạo khoa học và nghệ thuật. Sự ra đời của các điều ước quốc tế nói trên đã khẳng định vai trò ngày càng tăng của quyền SHTT đối với các hoạt động đầu tư, sản xuất và thương mại ở từng quốc gia cũng như trong các mối quan hệ kinh tế quốc tế.

Hộp 1.2. Một số công ƣớc quốc tế tiêu biểu về SHTT

- Công ước Paris về Bảo hộ sở hữu công nghiệp (ký kết năm 1883 được sửa

đổi lần cuối vào năm 1979) (do WIPO quản lý thực hiện). Công ước Paris áp dụng đối với sở hữu công nghiệp theo nghĩa rộng nhất, bao gồm phát minh, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, giải pháp hữu ích, tên thương mại, dấu hiệu địa lý và chống cạnh tranh không trung thực. Các quy định nội dung của Công ước được chia thành ba nhóm chính: (1) đối xử quốc gia; (2) quyền ưu tiên; và (3) các quy tắc chung. Theo các điều khoản về đối xử quốc gia, Công ước quy định rằng, về sở hữu công nghiệp, mỗi nước tham gia phải bảo hộ công dân của các nước tham gia khác như bảo vệ công dân của mình. Công dân của các nước không tham gia Công ước cũng được bảo hộ bởi Công ước nếu họ đang cư trú hoặc có cơ sở công nghiệp hoặc thương mại thực sự

và hiệu quả ở nước tham gia Công ước. Tính đến năm 2006, đã có 169 quốc gia tham gia Công ước Paris.

- Công ước Bern về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật (1886) (do

WIPO quản lý thực hiện). Công ước Bern dựa trên ba nguyên tắc chính và gồm hàng loạt quy định xác định mức độ bảo hộ tối thiểu cũng như các quy định đặc biệt đối với các nước đang phát triển. Ba nguyên tắc cơ bản đó là: (1) các tác phẩm có xuất xứ từ một nước thành viên phải được bảo hộ ở mỗi nước thành viên khác giống như các nước này bảo hộ cho tác phẩm của công dân nước họ; (2) việc bảo hộ không phụ thuộc vào sự tuân thủ bất kỳ thủ tục nào; và (3) việc bảo hộ độc lập với sự bảo hộ ở nước xuất xứ của tác phẩm. Tuy nhiên, nếu một nước thành viên quy định một thời hạn dài hơn mức tối thiểu quy định trong Công ước và tác phẩm ngừng được bảo hộ ở nước xuất xứ, thì việc bảo hộ có thể bị từ chối một khi việc bảo hộ ở nước xuất xứ không còn nữa. Công ước Bern quy định việc bảo hộ phải bao trùm “mọi sản phẩm trong lĩnh vực văn học, khoa học và nghệ thuật, không phân biệt phương thức và hình thức thể hiện”. Về thời hạn bảo hộ, quy tắc tổng quát là việc bảo hộ phải được thực hiện cho đến khi kết thúc năm thứ 50 sau khi tác giả qua đời. 162 quốc gia trên thế giới hiện là thành viên của Công ước Bern.

- Công ước Rome về bảo hộ các nhà biểu diễn, các nhà sản xuất băng đĩa âm thanh và các tổ chức phát thanh truyền hình (1961) (do WIPO cùng thực hiện quản lý

với Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) và Tổ chức của Liên hiệp quốc về giáo dục, khoa học và văn hóa (UNESCO)). Với số lượng thành viên tham gia là 83 quốc gia (tính đến năm 2006), Công ước Rome đảm bảo việc bảo hộ các buổi biểu diễn của các nhà biểu diễn, các băng đĩa âm thanh của các nhà sản xuất và các buổi phát thanh, truyền hình của các tổ chức phát thanh, truyền hình. Các nhà biểu diễn (diễn viên, ca sĩ, nhạc công, vũ công và những người biểu diễn các tác phẩm văn học, nghệ thuật) được bảo hộ chống lại các hành vi như: phát thanh, truyền hình và truyền thông đại chúng trái phép về các buổi biểu diễn trực tiếp của họ; ghi các buổi biểu diễn; sao chép các bản ghi nói trên nếu bản ghi đầu tiên được tạo ra không được sự đồng ý của họ hoặc nếu việc sao chép đó nhằm các mục đích khác với những mục đích mà họ cho phép. Người sản xuất chương trình âm nhạc được bảo hộ cho phép hoặc cấm việc sao chép

trực tiếp hoặc gián tiếp các chương trình thu thanh của họ. Các tổ chức truyền thanh, truyền hình có quyền cho phép hoặc cấm một số hành vi nhất định như: phát lại hoặc ghi lại các chương trình phát thanh, truyền hình của họ. Việc bảo hộ kéo dài ít nhất đến khi hết 20 năm tính từ ngày cuối năm trong đó.

Nguồn: http://vietnamese.vietnam.usembassy.gov/doc_intelprp.html.

Với độ bao trùm ngày càng rộng đối với các vấn đề về quyền SHTT, các công ước quốc tế, ở một chừng mực nhất định, đã có sự đóng góp đáng kể vào việc đặt nền tảng và phát triển hệ thống bảo hộ quyền SHTT trên phạm vi toàn cầu. Song, do đặc thù của các công ước là tính cưỡng chế yếu, nên trên thực tế, các công ước đã được phê chuẩn như Công ước Paris hoặc Công ước Bern vẫn không thể thực hiện có hiệu quả mục tiêu bảo hộ quyền SHTT. Nguyên do là, thứ nhất, các công ước quốc tế phần lớn đề cập tới vấn đề trình tự bảo hộ quyền SHTT quốc tế, mà yêu cầu pháp lý đối với các quốc gia lại hạn chế, điều đó có nghĩa là không đưa ra được một tiêu chuẩn quốc tế về bảo hộ quyền SHTT cụ thể; thứ hai, các công ước quốc tế phần lớn chỉ chế định quyền SHTT đối với một loại hình tài sản trí tuệ nhất định, mà không có những quy định toàn diện phạm vi hiệu lực về quyền SHTT; và thứ ba, phần lớn các công ước quốc tế về quyền

SHTT không hề đề cập đến các biện pháp giải quyết tranh chấp về quyền SHTT. Những hạn chế này của các công ước đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả thực thi quyền SHTT và là một trong những tiền đề dẫn tới sự ra đời của Hiệp định TRIPs của WTO.

Một phần của tài liệu BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ Ở VIỆT NAM (Trang 29 -29 )

×