0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về bảo hộ quyền SHTT theo hướng tuân thủ các quy định của Hiệp định TRIPs

Một phần của tài liệu BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ Ở VIỆT NAM (Trang 90 -90 )

13 Những số liệu trên đây được tổng hợp từ các nguồn sau đây:

3.2.1. Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về bảo hộ quyền SHTT theo hướng tuân thủ các quy định của Hiệp định TRIPs

- Bổ sung các quy định pháp luật giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện Luật SHTT. Luật SHTT 2005 là sự tổng hợp các quy định liên

quan đến SHTT từ nhiều văn bản pháp luật. Có thể nói, đây là một văn bản khá toàn diện, mang tính tổng hợp cao, đồng thời khá đầy đủ và cụ thể. Rất nhiều quy phạm pháp luật cụ thể đến mức có thể thi hành ngay đã được thể hiện trong Luật. Các nghị định hướng dẫn thi hành Luật SHTT mà Chính phủ ban hành trong tháng 9 năm 2006 đang được triển khai thực hiện. Trong thời gian tới, tuỳ theo yêu cầu cụ thể của từng lĩnh vực, các Bộ có thể ban hành các văn bản hướng dẫn giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện, đặc biệt là các quy định xử lý hành vi xâm phạm quyền SHTT, các quy định giải quyết các nội dung liên quan giữa tên miền (thuộc quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông) và nhãn hiệu (thuộc quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ), cạnh tranh không lành mạnh (thuộc quản lý của Bộ Công thương) và cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu công nghiệp (thuộc quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ). Hệ thống văn bản này có thể bảo đảm cho việc thực thi các quy định của Luật SHTT được tiến hành đồng bộ, bảo đảm tính khả thi của đạo luật trên thực tế. Việc xây dựng một khung pháp lý hoàn thiện về bảo hộ quyền SHTT với đầy đủ các quy định quản lý, các chế tài xử phạt... dễ áp dụng trong thực tiễn là rất cần thiết. Điều đó không

chỉ nâng cao hiệu lực bảo hộ quyền SHTT mà còn đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

- Từng bước chỉnh sửa lại một số quy định của Luật SHTT cho phù hợp với

Hiệp định TRIPs. Như đã đề cập ở phần trên, so với các chuẩn mực của Hiệp định TRIPs, Luật SHTT 2005 vẫn còn một số điểm chưa hoàn toàn tương thích mà nguyên nhân xuất phát từ nhu cầu tự vệ, bảo hộ nền kinh tế non trẻ trước các quy định khắt khe của Hiệp định TRIPs. Điều này hoàn toàn chính đáng đối với một nước kém phát triển như Việt Nam. Tuy nhiên, khi bước chân vào sân chơi thế giới, có nghĩa là chúng ta phải chấp nhận luật chơi của quốc tế và như vậy, những quy định tự bảo vệ cho Việt Nam như trên lại vi phạm nguyên tắc của Hiệp định. Bởi vì, theo Hiệp định TRIPs, không có một ngoại lệ nào dành cho các nước đang phát triển trừ phi ngoại lệ đó không làm phương hại đến lợi ích của các quốc gia khác hay ngoại lệ đó vẫn đảm bảo cho các quyền SHTT được thực hiện bình thường. Chính vì vậy, chúng ta cần chuẩn bị có sự sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện Luật SHTT 2005 sao cho phù hợp nhất với các cam kết quốc tế, đồng thời gây ra ít khó khăn nhất đến nền kinh tế quốc gia trong thời gian đầu thực thi Hiệp định TRIPs.

- Tham gia các công ước quốc tế về SHTT. Việt Nam cần phải có kế hoạch chuẩn bị tham gia một số công ước quốc tế khác theo quy định của Hiệp định TRIPs, như Công ước Rome về Bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm và tổ chức phát thanh, truyền hình...

- Quy định về tên miền Internet. Hiện nay, có một vấn đề quyền SHTT rất quan trọng đang nổi lên mà Hiệp định TRIPs chưa đề cập tới, đó là tên miền trên Internet. Tuy nhiên, nhận thức được ý nghĩa của vấn đề này, nhiều quốc gia đã có các quy định luật pháp điều tiết các quyền SHTT đối với tên miền. Có một số tổ chức quản lý việc đăng ký, gia hạn và chuyển nhượng tên miền tùy theo phần cuối của các địa chỉ gồm chữ và số. Thí dụ, những địa chỉ kết thúc bằng mã quốc

Những địa chỉ kết thúc bằng “edu” theo thoả thuận với Bộ Thương mại Hoa kỳ sẽ do Educause, một tổ chức phi chính phủ Hoa Kỳ quản lý. Do tên miền chứa đựng nhiều thông tin liên quan đến tên, nhãn hiệu của công ty nên người ta không coi tên miền như một địa chỉ thuần túy. Ngay từ khi mới ra đời tên miền đã được coi là tài sản của doanh nghiệp và việc đăng ký tên miền vì mục đích thương mại đã diễn ra. Nhiều tên miền có đuôi “com” đã được đăng ký và bán với số phí khổng lồ và đi kèm với nó là việc đăng ký trái phép và tranh chấp tên miền. Chẳng hạn, sau khi một hãng du lịch đăng ký tên miền là “Barcelona.com”, họ đã bị thành phố Barcelona ở Tây Ban nha kiện để giành lại tên miền này. Hành động kiểu như thế bị quy vào tội “chiếm dụng không gian mạng trái phép”. Từ thực tế đó, người ta đã phải thiết lập các quy trình nhằm ngăn chặn việc đăng ký tên miền sai trái hoặc giải quyết những tranh chấp liên quan đến tên miền. Đối với vấn đề tên miền Internet, Việt Nam cần có các quy định pháp luật cụ thể, có thể bổ sung vấn đề này vào một nghị định thích hợp mà Chính phủ đã ban hành.

Một phần của tài liệu BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ Ở VIỆT NAM (Trang 90 -90 )

×