0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Bảo hộ quyền SHTT theo Hiệp địnhTRIPs

Một phần của tài liệu BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ Ở VIỆT NAM (Trang 31 -31 )

1.3.2.1. Bối cảnh ra đời của Hiệp định TRIPs

Từ những năm 1980, quyền SHTT bắt đầu trở thành mối quan tâm thường xuyên và có ảnh hưởng trực tiếp tới các thể chế thương mại quốc tế. Các hệ thống bảo hộ quyền SHTT của các quốc gia khác nhau được đánh giá lại và bị đòi hỏi phải tuân thủ các tiêu chuẩn thống nhất có tính chất quốc tế. Với sự đóng góp ngày càng tăng của tài sản trí tuệ vào tăng trưởng kinh tế và tạo ra tri thức một

cách nhanh chóng, bao gồm sự xuất hiện của những công nghệ mới, đã dẫn đến sự thay đổi chính sách về quyền SHTT và sự lựa chọn cách thức quản lý tài sản tri thức mới. Bên cạnh đó, khuynh hướng sử dụng trái phép các tài sản trí tuệ lại diễn ra ngày càng phổ biến và trầm trọng; nạn hàng nhái, hàng giả đã trở thành một vấn nạn diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Việc bắt chước, sao chép để sản xuất và bán các sản phẩm có chứa các thành quả sáng tạo đã dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, đẩy lùi khỏi thị trường những người đã bỏ công sức đầu tư để tạo ra các thành quả đó. Thực tế này làm cho họ không có khả năng thu hồi vốn và lợi nhuận cần thiết để tiếp tục các hoạt động sáng tạo. Chính vì vậy, một số nước phát triển đã bắt đầu sử dụng những biện pháp thương mại để kiềm chế nạn đánh cắp tài sản trí tuệ ở nước ngoài. Tuy nhiên, trong thực tiễn hoạt động thương mại quốc tế, mức độ bảo hộ quyền SHTT ở các quốc gia là khác nhau, nên thường dẫn tới những tranh chấp thương mại không được giải quyết theo những tiêu chí thống nhất

Trước bối cảnh đó, việc tạo lập một hệ thống bảo hộ quyền SHTT có tính bắt buộc trên phạm vi quốc tế nhằm ngăn chặn việc sử dụng trái phép tài sản trí tuệ và khuyến khích, thúc đẩy sáng tạo ngày càng trở nên bức thiết. Phần lớn các quốc gia đều nhất trí rằng cần phải thảo luận, chế định ra một công ước mới điều tiết các vấn đề về quyền SHTT. Và Hiệp định TRIPs đã được ra đời thông qua các cuộc đàm phán thương mại đa phương tại Vòng Urugoay của WTO nhằm mục tiêu giải quyết một cách toàn diện vấn đề bảo hộ quyền SHTT. Hiệp định TRIPs được ký kết vào năm 1994 và chính thức có hiệu lực vào tháng 1/1995. Với Hiệp định này, lần đầu tiên những quy định về quyền SHTT được đưa vào hệ thống thương mại đa biên và người ta kỳ vọng rằng Hiệp định sẽ “góp phần thúc đẩy việc cải tiến, chuyển giao và phổ biến công nghệ, mang lại lợi ích cho cả người sáng tạo và người sử dụng công nghệ cũng như lợi ích kinh tế - xã hội nói chung và đảm bảo sự cân bằng giữa quyền lợi và nghĩa vụ”. (Điều 7, Hiệp định

TRIPs). Hiện nay, Hiệp định TRIPs được coi là xương sống của các quy định liên quan đến bảo hộ quyền SHTT trên bình diện quốc tế.

1.3.2.2. Nội dung cơ bản của Hiệp định TRIPs

Các quy định mới điều chỉnh các vấn đề liên quan đến thương mại của quyền SHTT thông qua Hiệp định TRIPs đã trở thành một phương tiện giúp củng cố trật tự, cũng như giải quyết tranh chấp một cách có hệ thống hơn trên phạm vi toàn cầu. Hiệp định nêu ra các nguyên tắc và ấn định các mức độ bảo hộ tối thiểu mà mỗi quốc gia thành viên phải bảo đảm cho quyền SHTT của các quốc gia thành viên khác. Trên cơ sở đó, Hiệp định tạo ra sự cân bằng giữa lợi ích lâu dài và chi phí ngắn hạn đối với xã hội. Cũng như trong các hiệp định khác của WTO, Hiệp định TRIPs dựa trên một số nguyên tắc cơ bản, đó là nguyên tắc đối xử quốc gia, đối xử tối huệ quốc và bảo hộ cân bằng8. Các nguyên tắc này không chỉ áp dụng đối với các tiêu chuẩn về nội dung bảo hộ mà còn áp dụng cả đối với những vấn đề liên quan đến khả năng đạt được, xác lập, phạm vi, duy trì và thực thi quyền SHTT.

Hiệp định TRIPs đề cập chi tiết đến các quyền SHTT khác nhau và cách thức bảo hộ. Các thành viên của WTO đều bắt buộc phải xây dựng hệ thống bảo hộ quyền SHTT quốc gia nhằm đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn tối thiểu được nêu trong Hiệp định theo hai chuẩn mực cơ bản về bảo hộ, đó là tính đầy đủ và tính

hiệu quả của hệ thống pháp luật về quyền SHTT hiện hành. Nền tảng của Hiệp

định là những nghĩa vụ được nêu trong các hiệp định quốc tế ký kết trong khuôn

Một phần của tài liệu BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ Ở VIỆT NAM (Trang 31 -31 )

×