0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Quyền SHTT và phát triển văn hóa

Một phần của tài liệu BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ Ở VIỆT NAM (Trang 27 -27 )

Bảo hộ quyền SHTT có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động văn hóa- xã hội. Nhìn lại lịch sử quyền SHTT, khái niệm về “bản quyền” đã có từ thế kỷ 17 ở nước Anh với luật bảo vệ những tác phẩm sáng tạo của giới văn nghệ sỹ bao gồm các nhà văn, nhạc sỹ và ca sỹ, sau này là các nhà làm phim và chuyên gia viết phần mềm. Ý tưởng cơ bản về bản quyền này rất đơn giản: Các nghệ sỹ và người sáng tác cần phải được hưởng thành quả lao động của mình trong một khoảng thời gian nhất định và sau đó thì những thành quả này sẽ thuộc về toàn thể xã hội. Xã hội được lợi bởi quy định này sẽ khuyến khích sáng tạo và tạo ra những sản phẩm văn hóa phong phú đa dạng cho mọi người. Như vậy, về thực chất, bảo hộ bản quyền là một nhân tố quan trọng và cần thiết cho việc đảm bảo sự sáng tạo văn hóa trong xã hội.

Hiện nay, cuộc cách mạng kỹ thuật trong phương thức tái bản, sao chép, lưu trữ thông tin số hóa rõ ràng là một con dao hai lưỡi đối với tác giả và những người nắm giữ bản quyền. Một mặt, nó giúp cho tác giả có thể quảng bá tác phẩm của mình tới đông đảo khán giả một cách thuận tiện và tiết kiệm hơn nhiều so với trước đây. Mặt khác, tiến bộ công nghệ này cũng tạo cơ hội cho nạn xâm phạm bản quyền tác giả trong lĩnh vực văn hóa diễn ra nghiêm trọng. Điều này, đứng về phía người tiêu dùng, nó dường như là một lợi ích, vì họ có thể tiếp cận và hưởng thụ các sản phẩm văn hóa một cách dễ dàng, với chi phí rất thấp. Tuy nhiên, xét trên khía cạnh văn hóa, nó thực chất là một hoạt động ăn cắp và xa hơn, nó huỷ hoại tính sáng tạo và phát triển của một nền văn hoá.

Vì lẽ đó, có thể khẳng định rằng, bảo hộ quyền SHTT - trong đó có quyền tác giả văn học nghệ thuật - là một tiêu chuẩn của xã hội văn minh, tiến bộ. Vấn đề là, cần xem xét cơ chế quyền SHTT như thế nào để không làm phá vỡ thế cân bằng lợi ích giữa các tác giả, các nhà sản xuất và công chúng trong việc tiếp cận thông tin, tri thức và thưởng thức nghệ thuật. Đây chính là một thách thức ở kỷ nguyên số hóa, làm sao có thể bảo vệ quyền lợi của người nắm giữ bản quyền trong việc sản xuất và sử dụng công nghệ mới để tiêu thụ các tác phẩm khi phải đối mặt với nạn ăn cắp và cạnh tranh bất hợp pháp ở khắp mọi nơi; đồng thời, cũng phải đảm bảo rằng việc sử dụng hữu ích các tác phẩm không bị kiểm soát một cách không cần thiết bởi hệ thống bảo vệ bản quyền quá nghiêm ngặt.

Một phần của tài liệu BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ Ở VIỆT NAM (Trang 27 -27 )

×