Gắn vấn đề bảo hộ quyền SHTT với việc bảo vệ lợi ích quốc gia, phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam (Trang 89 - 90)

13 Những số liệu trên đây được tổng hợp từ các nguồn sau đây:

3.1.4.Gắn vấn đề bảo hộ quyền SHTT với việc bảo vệ lợi ích quốc gia, phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước

phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Trong việc xây dựng và thực thi chính sách về quyền SHTT nhằm đáp ứng các yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta phải nhận thức về quyền SHTT có liên quan chặt chẽ với các vấn đề kinh tế và phát triển, chứ không chỉ mang yếu tố luật pháp đơn thuần. Bởi vậy, một mặt chúng ta phải cố gắng đạt tới các chuẩn mực quốc tế, nhưng mặt khác cần có sự cân nhắc thấu đáo, bao gồm việc tìm cách kiềm chế ở mức thấp nhất những tác động tiêu cực ban đầu do việc phải bảo hộ quyền SHTT của các chủ thể nước ngoài. Nói cách khác, đó là việc chỉ áp dụng các yêu cầu bảo hộ trong phạm vi hẹp nhất có thể, đồng thời khôn khéo áp dụng các bảo lưu, giới hạn, ngoại lệ đối với quyền ở phạm vi rộng nhất có thể. Bởi vì việc quy định phạm vi quyền quá rộng và giới hạn quyền quá hẹp cũng có nghĩa là lợi ích quốc gia không thể được đảm bảo, vì tuyệt đại đa số người có quyền được bảo hộ là chủ thể nước ngoài. Bên cạnh đó, ở một mức độ nhất định, cần tạo điều kiện nhất định cho các doanh nghiệp trong nước có thể dễ bắt chước công nghệ nước ngoài qua mô phỏng và công nghệ ngược (tách tháo máy móc thiết bị, hoặc phân tích các hóa phẩm để học hỏi các bí quyết công nghệ, công thức chế biến). Kinh nghiệm của Đài Loan, Hàn Quốc trong các thập kỷ 60, 70 và 80 của thế kỷ trước về nhập khẩu và sao chép công nghệ của Nhật Bản và các nước tiên tiến khác, hay của Nam Phi và Braxin ngày nay đã cho thấy tác dụng của cách tiếp cận này. Điều đó đòi hỏi chúng ta phải khai thác được sự linh hoạt và những ngoại lệ mà Hiệp định TRIPs cho phép, nhất là những quy định về đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho các nước kém và đang phát triển, mặt khác nên tìm mọi cách hạn chế sự bảo hộ thái quá tài sản trí tuệ của phương Tây để có thể đạt được những lợi ích tối đa từ việc thực thi Hiệp định và giảm

quan trọng và nan giải không kém việc phải đổi mới hệ thống chính sách, pháp luật về quyền SHTT cho phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế, và điều này đòi hỏi Việt Nam phải có các chuyên gia giỏi trong lĩnh vực luật pháp SHTT để có thể đưa ra những chính sách khôn ngoan để đạt được cả hai mục tiêu đầy khó khăn nói trên.

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam (Trang 89 - 90)