Dự báo quy mô đào tạo giáo viên THCS thị xã Phúc Yên.

Một phần của tài liệu Dự báo nhu cầu giáo viên trung học cơ sở thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2015 (Trang 73)

- y i: Số lượng giáo viên THCS các năm x i : Số lượng học sinh THCS các năm.

3.3.4. Dự báo quy mô đào tạo giáo viên THCS thị xã Phúc Yên.

Năm 2007 toàn thị xã có 356 giáo viên THCS, theo dự báo trên đây năm 2015 toàn thị xã chỉ còn 261 người. Như vậy, đến 2015 toàn thị xã dư ra 95 giáo viên THCS, trung bình mỗi năm dư ra 12 người.

Song thực tế, theo số liệu thống kê của Phòng GD-ĐT thị xã Phúc Yên thì số giáo viên chờ nghỉ hưu hàng năm (theo độ tuổi) và giáo viên đi học dự kiến các năm như sau:

Bảng 3.14: Bảng dự báo số lượng giáo viên THCS thị xã Phúc Yên nghỉ hưu và đi học.

Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Nghỉ hưu 8 9 8 8 8 15 16 17

Đi học 7 8 8 9 9 10 10 11

Mặt khác cũng theo thống kê của phòng GD-ĐT thị xã Phúc Yên số giáo viên THCS ngoài thị xã chiếm tỷ lệ 21,6%.

- Nếu lấy trung bình mỗi năm số giáo viên ngoài thị xã phải thuyên chuyển là 1% (do địa bàn thị xã thuyên chuyển đi ít).

Số giáo viên nghỉ hưu trung bình hàng năm là 3,1% thì số giáo viên THCS nghỉ hưu và thuyên chuyển là: T2007 = 1% + 3,1% = 4,1% (1)

Lấy năm 2012 là năm có số giáo viên trung bình trong các năm dự báo thì tỷ lệ giáo viên thừa hàng năm là: (297 - 279) : 297  0,06 (6%) (2).

Lấy (1) – (2) ta có nhu cầu bổ sung giáo viên THCS thị xã Phúc Yên hàng năm là: 4,1% - 6% = -1,9%.

Gọi H là số giáo viên THCS hiện có.

T1 là số giáo viên tăng lên hàng năm do nhu cầu bổ sung giáo viên. Số giáo viên theo dự báo hàng năm là D.

Ta có Tt= (H - D) + T1 ; [T1 = H . (-1,9)%]

Năm 2008: D = 317, H = 356, T1 =356. (-1,9)%  -7 T2008 = (356 - 317) + (-7) = 32

Tương tự như trên ta có bảng thống kê số GV THCS thị xã Phúc Yên hàng năm như sau:

Bảng 3.15: Dự báo số lượng GV THCS thị xã Phúc Yên đến năm 2015.

Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Nhu cầu 317 313 306 297 279 288 270 261 Giáo viên thừa (+), thiếu (-) 32 29 29 32 44 29 41 44 Tỷ lệ (%) 10,1 9,3 9,5 10,8 15,8 10,1 15,2 16,9

Qua dự báo chúng ta thấy số GV THCS của thị xã Phúc Yên năm 2008 là quá dư thừa. Do vậy, dự báo số lượng GV THCS đến năm 2015 thì mỗi năm thừa  12 giáo viên và nếu đem so với định biên, giáo viên đi học dài hạn thì số lượng GV THCS thừa nói trên là chưa nhiều.

Nhưng nhiệm vụ của GD THCS, mà đặc biệt là nhiệm vụ PCGD THCS, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện là nhiệm vụ rất quan trọng làm cho GD THCS ngày càng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới. Như kết luận Hội nghị TW 6, lần 2: “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục…”.

Vì vậy công tác bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ CBGV là vô cùng quan trọng. Hơn nữa, so với nhu cầu và kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ GV THCS của thị xã hàng năm. Đồng thời theo kế hoạch đào tạo GV THCS của tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2015:

Phấn đấu 2010 tỷ lệ GV THCS đạt trình độ chuẩn là 99,9%; trên chuẩn ít nhất là 60%.

Phấn đấu 2015 tỷ lệ GV THCS đạt trình độ chuẩn là100%; trên chuẩn ít nhất là 75%.

học sinh được học các môn tự chọn như Toán, Ngữ văn, Tin học... Giảm tỷ lệ giáo viên yếu, kém bằng con đường bồi dưỡng, đào tạo lại, kết hợp với việc sắp xếp lại đội ngũ GV THCS một cách hợp lý nhất để tạo được hiệu quả cao trong GD.

Theo thống kê ngành giáo dục thị xã Phúc Yên hiện có 73,6% GV THCS đạt trình độ trên chuẩn (ĐHSP, Thạc sỹ) và còn 0,3% giáo viên ở trình độ dưới chuẩn.

Như vậy, để đạt được tỷ lệ 75% GV THCS đạt trình độ trên chuẩn vào năm 2015 thị xã Phúc Yên cần khoảng 230 giáo viên có trình độ ĐHSP trở lên, hiện có 262 giáo viên có trình độ ĐHSP trở lên (đa số trong còn trẻ), nghĩa là tỷ lệ này có thể đạt được (sẽ còn cao hơn mặt bằng chung của tỉnh).

Đứng trước các yêu cầu trên, để đảm bảo cho các nhà trường hoạt động theo hướng phát triển hiệu quả, nâng cao chất lượng; thực chất GV THCS thị xã Phúc Yên với số lượng giáo viên như trên qua dự báo là tương đối ổn định. Vấn đề chủ yếu về nhu cầu đội ngũ GV THCS là củng cố, nâng cao trình độ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của chất lượng đội ngũ và của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

Kết quả dự báo với mức độ tin cậy của nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố của phương pháp dự báo, không có phương pháp nào là vạn năng, là tuyệt đối chính xác; các số liệu sử dụng được tổng hợp, khái quát với mức sai số nhất định; các thông tin phản ánh về đối tượng dự báo trong quá khứ, trong hiện tại… Do đó, kết quả dự báo trong luận văn có đặc trưng xác suất, vì vậy trong quá trình thực hiện dự báo và vận dụng kết quả dự báo vào việc lập kế hoạch, quy hoạch… cần thường xuyên điều chỉnh cho phù hợp với sự biến động của thực tiễn, nhằm đạt được kết quả cao hơn trong quá trình vận dụng kết quả dự báo vào công tác GD.

Những kết quả nghiên cứu, phân tích trên hoàn toàn phù hợp với giả thuyết khoa học của đề tài.

Một phần của tài liệu Dự báo nhu cầu giáo viên trung học cơ sở thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2015 (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)