- y i: Số lượng giáo viên THCS các năm x i : Số lượng học sinh THCS các năm.
3.4.2. Một số giải pháp chủ yếu
Quán triệt sâu sắc tinh thần Nghị quyết TW 2 (Khoá VIII); Kết luận Hội nghị TW 6 (Khoá IX); Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XIV và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị xã Phúc Yên nhiệm kỳ 2005-2010 về công tác GD-ĐT; chúng tôi xin được đề xuất một số giải pháp cụ thể sau đây:
3.4.2.1. Giải pháp 1: Hoàn thiện hệ thống văn bản quy định có tính chất pháp quy và dân chủ.
- Xây dựng các văn bản, quy chế, quy ước, nội quy trong ngành GD- ĐT của thị xã và của các nhà trường THCS trên cơ sở Hiến pháp, Pháp luật, Điều lệ trường Trung học, hệ thống văn bản vừa mang tính pháp lý, vừa mang tính dân chủ, là sự cụ thể hoá các văn bản pháp luật trong điều kiện hoàn cảnh cụ thể của ngành GD -ĐT trong thị xã và các đơn vị trường học.
đúng Điều lệ trường Trung học, để đáp ứng nhu cầu học tập tốt nhất cho con em nhân dân lao động, tạo mọi điều kiện giảng dạy và giáo dục cho cán bộ giáo viên nói chung và GV THCS vươn lên, phát huy tốt vai trò và năng lực của mỗi cá nhân trong nhà trường.
- Tổ chức loại hình trường THCS ngoài công lập, có thể thí điểm từ 1-2 trường ở những nơi có điều kiện.
- Tính toán hợp lý định biên giáo viên THCS theo quy mô trường, lớp theo hướng xây dựng trường chuẩn Quốc gia.
3.4.2.2. Giải pháp 2: Thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GV THCS.
- Tăng cường công tác bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý; trình độ lý luận chính trị cho cán bộ QLGD từ Phòng GD-ĐT đến các nhà trường bằng các hình thức: Cử cán bộ QLGD đi học các lớp QLGD ở tỉnh và các cơ sở giáo dục của Trung ương, mở các lớp bồi dưỡng CB QLGD tại địa phương bằng hình thức liên kết với các cơ sở đào tạo theo hình thức tổ chức không chính quy, tiếp tục đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý cán bộ, giáo viên.
- Động viên khuyến khích cán bộ GV THCS đi học các lớp đào tạo chuẩn và đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn (trên chuẩn), đặc biệt là những cán bộ giáo viên còn trẻ, còn có thời gian công tác lâu dài, giữ nguyên lương, các khoản phụ cấp và hỗ trợ kinh phí mua tài liệu học tập cho người đi học, đồng thời có biện pháp hỗ trợ, tăng cường số GV THCS cho các trường có GV đi học cần chú ý đến các trường đã đạt chuẩn và các trường đang có kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia.
- Động viên những cán bộ, giáo viên không đủ điều kiện về trình độ, năng lực chuyên môn, sức khoẻ gần đến tuổi nghỉ hưu được hưởng chế độ về hưu trước tuổi hoặc chuyển sang làm nhân viên Văn thư, Thư viện, Thí nghiệm.
trên địa bàn) hàng năm mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho CBQL; đào tạo tại chức (chính quy không tập trung) cho cán bộ, GV THCS đạt trình độ Đại học với phương thức nhà nước và nhân dân cùng làm (trên hỗ trợ một phần, thị xã đầu tư một phần, giáo viên đi học đóng góp một phần). Phấn đấu đến năm 2010, có khoảng 75% cán bộ, GV THCS đạt trình độ trên chuẩn và đến 2015 có khoảng 85% giáo viên đạt trình độ trên chuẩn.
Từ năm 2004, khi tuyển dụng chỉ nhận các giáo viên mới có trình độ CĐSP trở lên (đối với giáo viên văn hoá). Tăng tỷ lệ GV THCS đi học các lớp CĐSP và ĐHSP (Nhạc, Họa đối với giáo viên có năng khiếu) để đảm bảo GV THCS dạy các môn năng khiếu, đồng thời đề nghị được bổ sung giáo viên dạy Nhạc, Họa từ nguồn giáo sinh mới tốt nghiệp ra trường.
- Tiếp tục duy trì ổn định kết quả PCGD THCS, đẩy mạnh PCTH- ĐĐT, phấn đấu đạt tiêu chuẩn PCGD trung học vào năm 2010. Tạo điều kiện cho mọi trẻ em tới trường, kể cả trẻ khuyết tật, trẻ có điều kiện khó khăn để các em được hoà nhập với cộng đồng.
Kiên trì phấn đấu xây dựng trường THCS đạt chuẩn Quốc gia (hiện nay mới có 3/12 trường đạt).
3.4.2.3. Giải pháp 3: Triển khai tốt công tác dự báo giáo dục và thường xuyên điều chỉnh kết quả dự báo cho phù hợp với sự biến động thực tế của GD THCS.
Coi trọng và tăng cường công tác dự báo giáo dục nói chung; dự báo, quy hoạch đội ngũ giáo viên nói riêng của toàn thị xã và của các địa phương. Đồng thời, do đặc điểm của kết quả dự báo nên trong quá trình thực hiện cần có sự điều chỉnh từng năm, từng thời kỳ cho phù hợp. Trên cơ sở đó từng bước cụ thể hoá công tác đào tạo giáo viên theo hướng nâng cao chất lượng đội ngũ. Phấn đấu đến năm 2015 hầu hết các nhà trường THCS trong thị xã có đủ giáo viên dạy các môn. Sắp xếp, biên chế CB, GV, NV trong nhà trường đầy đủ, hợp lý theo quy định, nhằm xây dựng kế hoạch tổ chức, quản lý, đào
tạo, bồi dưỡng một cách thống nhất, có chất lượng, tạo sự ổn định về mọi mặt cho GD-ĐT nói chung và GD THCS thị xã Phúc Yên ngày càng phát triển ổn dịnh và vững chắc.