Phân tích, lựa chọn kết quả dự báo nhu cầu đội ngũ giáo viên THCS thị xã Phúc Yên theo 2 phương án đã dự báo.

Một phần của tài liệu Dự báo nhu cầu giáo viên trung học cơ sở thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2015 (Trang 71)

- y i: Số lượng giáo viên THCS các năm x i : Số lượng học sinh THCS các năm.

3.3.3.Phân tích, lựa chọn kết quả dự báo nhu cầu đội ngũ giáo viên THCS thị xã Phúc Yên theo 2 phương án đã dự báo.

thị xã Phúc Yên theo 2 phương án đã dự báo.

Bảng 3.11: So sánh hai phương pháp dự báo nhu cầu đội ngũ giáo viên THCS thị xã Phúc Yên đến năm 2015. Đơn vị tính: người. Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Số học sinh 5.108 5.046 4.935 4.795 4.649 4.505 4.361 4.216 Số GV tính theo PP ĐM 285 281 293 285 295 285 276 268 Số GV tính theo PP tỷ lệ 317 313 306 297 279 288 270 261 Phương án 1 (Phương pháp định mức):

Phương pháp này thực hiện được là dựa trên số lượng học sinh, số HS/lớp thực tế và theo xu thế giảm dần, để tính số lớp và căn cứ vào quy định biên chế số GV/ lớp của Bộ GD-ĐT. Hiện tại tỷ lệ HS/ lớp của thị xã Phúc Yên là 34 HS/ lớp, có xu thế giảm; tỷ lệ GV/ lớp là 2,18 cao hơn rất nhiều định mức của Bộ GD-ĐT là 1,90; vì vậy kết quả dự báo chưa sát với thực tế. Hơn thế nữa quy định biên chế số GV/ lớp của Bộ GD-ĐT là chưa hợp lý; thực tế cho thấy là giáo viên các môn văn hoá thì quá thừa; còn giáo viên dạy các môn Thể dục, Âm nhạc, Mỹ thuật… thì lại thiếu; quy mô các trường ngày một nhỏ hơn nên định mức 1,90 là chưa hợp lý. Điều đó sẽ gây khó khăn cho ngành GD-ĐT thị xã Phúc Yên và các nhà trường.

Phương án 2 (Phương pháp quan hệ tỷ lệ):

Theo phương pháp này cho thấy giáo viên THCS thị xã Phúc Yên hàng năm sẽ ở tình trạng thừa giáo viên theo định mức biên chế giáo viên của Bộ GD-ĐT. Nhưng do đặc điểm hiện nay đời sống nhân dân thị xã Phúc Yên ngày càng ổn định và từng bước được cải thiện; ngành GD-ĐT thị xã mà đặc biệt là giáo dục THCS đang từng bước dần ổn định về quy mô và nâng cao chất lượng về mọi mặt: Giáo dục văn hoá, đạo đức, công tác PCGD THCS, xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia, tăng cường khối lớp học 2 buổi/ngày…

thì việc thừa định mức biên chế mới đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Không những yêu cầu về số lượng, mà yêu cầu về chất lượng giáo viên cũng ngày càng cao (đặc biệt là giáo viên có trình độ năng lực, giáo viên chuẩn và trên chuẩn). Sự nghiệp giáo dục đòi hỏi phải có lực lượng giáo viên không những đủ về số lượng, cơ cấu, trình độ mà còn có chuyên môn, nhiệt tình công tác.

Từ yêu cầu cần nâng cao chất lượng giáo viên THCS trong thời kỳ CNH–HĐH đất nước, căn cứ tình hình giáo dục thị xã Phúc Yên hiện nay và khả năng phát triển trong tương lai, thì việc chọn phương pháp quan hệ tỷ lệ giữa giáo viên và học sinh để xác định nhu cầu giáo viên THCS thị xã Phúc Yên đến 2015 là hợp lý và mang tính khoa học nhất.

Để kiểm tra tính hợp lý, tính xác thực và độ tin cậy của phương pháp và cách lựa chọn trên, chúng tôi kết hợp với việc sử dựng phương pháp Delphi để tham khảo ý kiến các đồng chí lãnh đạo ngành GD-ĐT thị xã, các chuyên viên Phòng GD-ĐT và một số CBQL các nhà trường THCS để khẳng định tính khả thi của các phương pháp trên.

Bảng 3.12: Kết quả tham khảoý kiến chuyên gia về việc lựa chọn phương pháp dự báo nhu cầu đội ngũ GV THCS thị xã Phúc Yên đến 2015.

Ý kiến lựa chọn Tổng số

Phương pháp quan hệ tỷ lệ Phương pháp định mức Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ

37 29 78,4% 8 21,6%

Như vậy ta có bảng dự báo nhu cầu giáo viên THCS thị xã Phúc Yên đến năm 2015 như sau:

Bảng 3.13: Dự báo nhu cầu đội ngũ giáo viên THCS thị xã Phúc Yên

đến năm 2015.

Đơn vị tính: người.

Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Số học sinh 5.108 5.046 4.935 4.795 4.649 4.505 4.361 4.216 Số giáo viên 317 313 306 297 279 288 270 261

Một phần của tài liệu Dự báo nhu cầu giáo viên trung học cơ sở thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2015 (Trang 71)