Định hướng chiến lược phát triển GD-ĐT tỉnh Vĩnh Phúc và thị xã Phúc Yên

Một phần của tài liệu Dự báo nhu cầu giáo viên trung học cơ sở thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2015 (Trang 55)

DỰ BÁO NHU CẦU ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ THỊ XÃ PHÚC YÊN ĐẾN NĂM

3.1.2.Định hướng chiến lược phát triển GD-ĐT tỉnh Vĩnh Phúc và thị xã Phúc Yên

Phúc Yên

3.1.2.1. Định hướng chiến lược phát triển GD-ĐT tỉnh Vĩnh Phúc

Trên cơ sở các Nghị quyết của BCH TW Đảng, đặc biệt là các Nghị quyết về công tác GD-ĐT và định hướng chiến lược phát triển GD-ĐT giai đoạn 2001-2010. Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc đã có Nghị quyết số 06-NQ/TU về việc phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2007-2015, định hướng đến 2020; xác định mục tiêu, các nhiệm vụ cụ thể của ngành GD-ĐT tỉnh Vĩnh Phúc.

Đánh giá những kết quả thực hiện được Nghị quyết TƯ 2 (khoá VIII) và Đề án 01/ĐA-TU của Tỉnh uỷ về GD- ĐT; chỉ ra được thực trạng của GD- ĐT tỉnh nhà và những nguyên nhân tồn tại cần khắc phục. Song về cơ bản giáo dục Vĩnh Phúc đã có bước phát triển mới, toàn diện trên tất cả các mặt, thực hiện được phần lớn các mục tiêu của Đề án 01/ĐA-TU của Tỉnh uỷ đề ra, tạo các tiền đề quan trọng để có bước đi nhanh hơn trong tương lai.

Nhiệm vụ đặt ra với ngành GD-ĐT tỉnh Vĩnh Phúc đó là phấn đấu làm cho giáo dục thực sự là quốc sách hàng đầu; tạo bước chuyển biến mạnh mẽ đối với GD-ĐT của tỉnh theo hướng "chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá".

Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đại trà ở tất cả các ngành học, bậc học theo hướng tiếp cận với trình độ tiên tiến, thực hiện thiết thực cho việc phát triển KT-VH-XH, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH đất nước, hướng tới một xã hội học tập. Chủ động thực hiện có hiệu quả viêc đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục ở các cấp học, xây dựng bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, chuẩn về trình độ, đồng bộ về cơ cấu, bố trí hợp lý và sử dụng có hiệu quả.

ĐĐT, huy động 99% trẻ 6 tuổi vào lớp 1; 50% số trường đạt chuẩn Quốc gia... Nâng cao chất lượng GD-ĐT, tạo sự chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục, đặc biệt chú trọng giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Nâng cao chất lượng đào tạo nghề, tạo điều kiện cho người lao động những khả năng thích ứng với kinh tế thị trường, gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng và việc làm. Triển khai thực hiện có hiệu quả việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa ở cả 3 cấp học phổ thông. Đảm bảo đủ các điều kiện về đội ngũ và CSVC cho việc nâng cao chất lượng dạy học theo chương trình mới.

Các cấp học có đủ giáo viên giảng dạy, chủ nhiệm, Tổng phụ trách, Bí thư Đoàn thanh niên và cán bộ phụ trách các hoạt động giáo dục đồng bộ theo chuyên ngành; có ít nhất 30% GV Tiểu học và THCS , 15% GV THPT được đào tạo trên chuẩn và 50% GV trường CĐSP, 5-10% GV các trường TCCN của tỉnh có bằng Thạc sỹ trở lên.

Để thực hiện tốt các nhiệm vụ và chỉ tiêu, trước tiên cần nâng cao nhận thức trong xã hội và trong ngành về vai trò và nhiệm vụ của giáo dục, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, ưu tiên dành các nguồn lực cần thiết cho sự nghiệp phát triển giáo dục. Tiếp tục hoàn thiện và đa dạng mạng lưới trường lớp, đáp ứng yêu cầu học tập ngày càng cao và đa dạng của mọi tầng lớp nhân dân. Tăng cường đầu tư CSVC, giáo viên có trình độ tay nghề cho các trường dạy nghề của tỉnh. Liên kết với các trường ĐH, CĐ, THCN và dạy nghề của TW đóng trên địa bàn để thực hiện kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực. Đổi mới công tác quản lý GD-ĐT trong tất cả các cấp học trên địa bàn tỉnh để tạo ra bước đột phá mới. Thực hiện chuẩn hoá đội ngũ CBQL theo yêu cầu của tỉnh và đặc thù của ngành. Quan tâm bồi dưỡng GV và CBQL về mọi mặt, chú ý bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trẻ. Đảm bảo đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, cơ bản đồng bộ ở các cấp học. Hình thành vững chắc đội ngũ giáo viên cốt cán ở các cấp học, tạo điều kiện cho giáo viên, đặc biệt là giáo viên trẻ vươn lên, nhằm tăng nhanh số giáo viên cốt cán dưới 40 tuổi, tăng số giáo

viên đạt trình độ trên chuẩn và bộ phận giáo viên có trình độ cao ở cấp THPT và GDCN. Tiếp tục có cơ chế chính sách và tăng tỷ lệ đầu tư, huy động mọi nguồn lực xã hội cho phát triển GD-ĐT. Đẩy mạnh XHH sự nghiệp GD, đồng thời thực hiện công bằng xã hội.

3.1.2.2. Định hướng chiến lược phát triển GD-ĐT thị xã Phúc Yên

Tiếp tục quán triệt quan điểm GD-ĐT là quốc sách hàng đầu, thực hiện XHH sự nghiệp GD, phát triển quy mô GD-ĐT phù hợp và đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển KT-XH của thị xã. Phát huy những thành tích của GD-ĐT trong những năm qua, khai thác thế mạnh về lực lượng trí thức, đội ngũ cán bộ KHKT trên địa bàn để thực hiện tốt Nghị quyết TW 2 (khoá VIII) về GD-ĐT. Nâng cao chất lượng toàn diện, chăm lo xây dựng đội ngũ giáo viên có đạo đức, lối sống trong sáng, chuyên môn nghiệp vụ giỏi.

Phát huy những kết quả đã đạt được trong những năm đổi mới công tác GD-ĐT, tiếp tục quán triệt thực hiện các nhiệm vụ theo tinh thần Nghị quyết TW 2 (khoá VIII), Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng cộng sản Việt Nam, Kết luận Hội nghị TƯ6 (khoá IX), Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XIV nhằm tạo chuyển biến cơ bản, toàn diện trong phát triển giáo dục. Tiếp tục chấn chỉnh và tăng cường nề nếp kỷ cương, đảm bảo môi trường sư phạm lành mạnh, thực hiện tốt việc đổi mới nội dung, chương trình SGK ở các cấp học. Chăm lo củng cố giáo dục Mầm non, nâng cao kết quả PCGD TH, đặc biệt là PCGDTH-ĐĐT và PCGD THCS, hoàn thành PCGD Trung học vào năm 2010; củng cố phát triển GD nghề nghiệp, tiếp tục đổi mới công tác thi và tuyển sinh. Tập trung mọi khả năng và điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục ở tất cả các cấp học trong toàn thị xã. Đẩy mạnh XHH sự nghiệp GD, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập của nhân dân, góp phần xứng đáng vào việc xây dựng xã hội học tập.

Củng cố, tăng cường CSVC trường học, xóa tình trạng thiếu phòng học bằng việc tập trung nguồn lực tài chính, phát động phong trào đóng góp xây

dựng củng cố CSVC nhà trường trong các tầng lớp dân cư, đồng thời với việc xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia. Tăng cường chất lượng đại trà bằng các biện pháp tổ chức, quản lý và giảng dạy. Đầu tư cho các trường trọng điểm chất lượng cao nhằm nâng cao chất lượng mũi nhọn.

Đẩy mạnh XHH sự nghiệp GD, đa dạng hoá các loại hình trường lớp; tiếp tục xây dựng các TTHTCĐ ở các xã, phường. Nâng cao ý thức học tập trong cộng đồng dân cư và quan tâm đến việc nâng cao dân trí cho nhân dân lao động, đồng thời với việc mở các lớp tập huấn, đẩy mạnh tuyên truyền các tiến bộ KHKT, tư vấn cho nhân dân về các tiến bộ KHKT giúp bà con ứng dụng các tiến bộ vào sản xuất và đời sống theo chương trình đổi mới cơ cấu sản xuất, hình thức sản xuất theo hướng CNH-HĐH, góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân, một trong những yếu tố quan trọng tạo cơ sở cho GD-ĐT phát triển ổn định.

Từ kết quả phân tích thực trạng giáo dục của thị xã Phúc Yên, ta thấy GD-ĐT thị xã Phúc Yên đã có nhiều chuyển biến tích cực, đặc biệt là trong 5 năm qua, song vẫn còn nhiều vấn đề bức xúc cần phải giải quyết đó là:

Chất lượng đại trà ở các cấp học còn chưa đáp ứng các yêu cầu của xã hội và địa phương.

Quy mô phát triển giáo dục ở cả 3 cấp học: Tiểu học, THCS, THPT đang là sức ép, là sự quá tải của nền kinh tế địa phương; nhu cầu học tập của nhân dân ngày càng tăng gây ra sự mất cân đối giữa cung và cầu trong lĩnh vực giáo dục.

Tình trạng CSVC chậm được cải tiến đang là khó khăn về điều kiện dạy và học cho ngành giáo dục thị xã Phúc Yên nói chung và các nhà trường nói riêng.

Đội ngũ giáo viên vừa thiếu lại vừa thừa, cơ cấu thiếu đồng bộ, chất lượng chuyên môn chưa đáp ứng yêu cầu mới.

thách thức, những nhiệm vụ to lớn, khó khăn. Có thể nói, nhiệm vụ trọng tâm của ngành GD-ĐT Phúc Yên trong thời gian tới là tập trung tâm lực, sức lực, trí lực để từng bước nâng cao chất lượng giáo dục ở tất cả các cấp học, mở rộng các TTHTCĐ nhằm nâng cao dân trí, bồi dưỡng tri thức khoa học cho cán bộ địa phương (xã, phường). Tăng cường công tác đào tạo nghề chuẩn bị lực lượng lao động cho khu công nghiệp Phúc Thắng và các khu công nghiệp trong khu vực.

Để làm được điều đó, vấn đề quan trọng số một là: Tăng cường công tác bồi dưỡng GV và CBQL trường học, bởi giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục. Phát huy năng lực đội ngũ CB, GV hiện có; nâng dần chất lượng đội ngũ bằng các biện pháp đào tạo, đào tạo lại và đào tạo nâng cao trình độ. Tăng tỷ lệ giáo viên trên chuẩn ở các cấp học, nhằm tăng cường lực lượng nòng cốt về chuyên môn ở các nhà trường.

Một phần của tài liệu Dự báo nhu cầu giáo viên trung học cơ sở thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2015 (Trang 55)