Thực trạng GD-ĐT tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Dự báo nhu cầu giáo viên trung học cơ sở thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2015 (Trang 33)

THỰC TRẠNG GIÁO DỤC VÀ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ THỊ XÃ PHÚC YÊN

2.2.1. Thực trạng GD-ĐT tỉnh Vĩnh Phúc

2.2.1.1. Khái quát về tỉnh Vĩnh Phúc

Tỉnh Vĩnh Phúc có diện tích tự nhiên là trên 1.230 km2; được chia thành 8 đơn vị hành chính gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 6 huyện; toàn tỉnh có 155 xã, phường, thị trấn; trong đó có 39 xã, thị trấn dân tộc, miền núi.

Dân số Vĩnh Phúc có khoảng 0,97 triệu người, gồm 30 dân tộc anh em là: Kinh, Tày, Thái, Hoa, Khơ me, Mường, Mông, Dao, Sán Dìu... Trong đó người Kinh chiếm đa số, dân tộc ít người chỉ chiếm 3,9%, mật độ dân số là 792 người/ km2.

Vĩnh Phúc có vị trí hết sức thuận lợi để phát triển kinh tế, có nhiều đường giao thông thuỷ, bộ chạy qua như: tuyến đường sắt liên vận Hà Nội – Lào Cai – Vân Nam (Trung quốc). Tuyến đường thuỷ Sông Hồng, Sông Lô và quốc lộ 2 nối liền tỉnh Vĩnh Phúc với thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận. Với địa lý như vậy, Vĩnh Phúc có có một vị trí chiến lược hết sức quan trọng về chính trị, kinh tế và văn hoá trong quá trình phát triển của đất nước, chính vì vậy Vĩnh Phúc được quy hoạch vào vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Sau hơn 10 năm tái lập (1997-2008), tình hình KT-XH trên địa bàn tỉnh có những tiến bộ vượt bậc. Tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh năm 1997 đạt 89 tỷ đồng, đến năm 2007 đạt 5.480 tỷ đồng (gấp hơn 61 lần). Kinh tế phát triển tương đối toàn diện, hàng năm có tốc độ tăng trưởng cao, vượt kế hoạch, năm sau cao hơn năm trước. Trên địa bàn tỉnh hình thành 3 khu công nghiệp và 7 cụm công nghiệp và công nghiệp được đánh giá cao đứng thứ 7 trong bảng xếp hạng của ngành công nghiệp trong toàn quốc. Bên cạnh đó, bộ mặt quê hương từ nông thôn đến thành thị ngày càng đổi mới, đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể.

2.2.1.2. Thực trạng GD-ĐT tỉnh Vĩnh Phúc

Thực hiện Nghị quyết TƯ 2 (khoá VIII), Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc đã có Nghị quyết số 06-NQ/TU về phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2007-2015, định hướng đến 2020, tạo cơ sở, hướng đi vững chắc cho giáo dục phát triển mạnh hơn, nhanh hơn. Được sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp, sự phối hợp của các ngành và nỗ lực cố gắng của toàn thể cán bộ, giáo viên ngành giáo dục Vĩnh Phúc đã đạt được những tiến bộ quan trọng, vững bước đi lên, góp phần đáng kể vào thành quả phát triển KT-XH của tỉnh.

Hệ thống giáo dục được củng cố và hoàn thiện, đến nay toàn tỉnh có 178 trường Mầm non, 205 trường Tiểu học, 169 trường THCS, 44 trường THPT, 9 Trung tâm GDTX, 7 trường Cao đẳng và THCN. Đội ngũ giáo viên được tăng cường cả về số lượng và chất lượng. Toàn tỉnh hiện có 14.478 giáo viên, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn ngày càng tăng: Mầm non đạt 89,5%, phổ thông đạt 99,0%; tỷ lệ giáo viên là Đảng viên trong các nhà trường là 35%. Đầu tư cho giáo dục năm sau bao giờ cũng cao hơn năm trước; số phòng học và tỷ lệ phòng học cao tầng ngày một nâng lên, hiện nay số phòng học các trường trong tỉnh là 7.844 phòng, số phòng học kiên cố chiếm 69,8%; TBDH, CSVC trường học ngày càng được tăng cường. Thực hiện phương châm chuẩn hoá, hiện đại hoá các điều kiện dạy học, hệ thống trường đạt chuẩn Quốc gia hình thành và phát triển mạnh ở các cấp học; đến hết năm học 2007- 2008 có 233 trường đạt chuẩn Quốc gia, chiếm 38% (trong đó: 66 trường Mầm non, 127 trường Tiểu học, 33 trường THCS và 7 trường THPT).

Chất lượng GD-ĐT có nhiều chuyển biến tích cực: Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT hàng năm đạt 90% trở lên; thống kê kết quả tuyển sinh Đại học, Cao đẳng năm 2008 Vĩnh Phúc có 6.400 học sinh trúng tuyển, đưa tỷ lệ 213 sinh viên/1 vạn dân (bình quân chung của cả nước là 179 sinh viên/1 vạn dân); kết quả thi chọn học sinh giỏi Quốc gia lớp 12 năm học 2007-2008 Vĩnh

Phúc xếp thứ hai về tỷ lệ học sinh dự thi đạt giải (50 giải/60 học sinh dự thi); năm 2008 là năm thứ 9 liên tiếp Vĩnh Phúc có học sinh tham dự Olympic khu vực và Quốc tế, nhiều học sinh đạt giải cao (5 Huy chương Khu vực Châu Á– Thái Bình Dương, trong đó: 1 Huy chương Vàng, 1 Huy chương Bạc, 3 Huy chương Đồng và 1 Bằng khen; 9 Huy chương Quốc tế, trong đó: 2 Huy chương Vàng, 2 Huy chương Bạc, 5 Huy chương Đồng và 2 Bằng khen).

Vĩnh Phúc là tỉnh có hệ thống giáo dục quốc dân hoàn chỉnh; mạng lưới và qui mô trường lớp phát triển với 612 trường từ Mầm non tới THPT, TTGDTX và hơn 31 vạn học sinh thuộc các ngành học, cấp học. Loại hình trường, lớp đa dạng, phân bố hợp lý, phát triển đều ở miền xuôi, miền núi; các trường dân tộc nội trú được xây dựng và chăm lo, giáo dục không chính qui lớn mạnh góp phần đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân và đảm bảo công bằng trong hưởng thụ giáo dục. Giáo dục Mầm non được quan tâm về chất, gần 2.000 giáo viên Mầm non ngoài biên chế được đóng BHXH, hỗ trợ sinh hoạt phí hàng tháng; cơ sở vật chất, trường lớp đang được chú trọng và quan tâm đầu tư xây dựng. Nền nếp, kỷ cương, môi trường nhà trường được chăm lo. Do những thành tích to lớn nên toàn ngành đã có 5 giáo viên được nhận phần thưởng cao quý của Bác Hồ; có 1 trường được nhận Huân chương độc lập Hạng ba, 1 trường được nhận danh hiệu Đơn vị Anh hùng thời kỳ đổi mới; nhiều cá nhân và tập thể được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động các loại; 28 cán bộ, giáo viên được phong tặng danh hiệu cao quý "Nhà giáo ưu tú". Hàng ngàn, cán bộ, giáo viên được công nhận danh hiệu CSTĐ, GV giỏi cấp tỉnh và được UBND tỉnh tặng Bằng khen.

Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh luôn quan tâm chăm lo giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho GD-ĐT phát triển. Kết quả đạt được trong những năm vừa qua của GD-ĐT Vĩnh Phúc đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc trên chặng đường phấn đấu bền bỉ, quyết tâm cao của Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Phúc đặc biệt là của nhiều thế hệ CB, GV, nhân viên và học

sinh trong các nhà trường. Kết thúc năm học 2007-2008 Vĩnh Phúc đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu công tác, năm thứ 5 liên tiếp đã vinh dự được Bộ trưởng Bộ GD-ĐT tặng Cờ thi đua xuất sắc, là một trong những đơn vị giáo dục dẫn đầu trong cả nước. Kết quả đó là cơ sở vững chắc để GD-ĐT Vĩnh Phúc phát triển mạnh mẽ trong thế kỷ XXI.

Một phần của tài liệu Dự báo nhu cầu giáo viên trung học cơ sở thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2015 (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)