Thực trạng đội ngũ giáo viên THCS thị xã Phúc Yên

Một phần của tài liệu Dự báo nhu cầu giáo viên trung học cơ sở thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2015 (Trang 44)

THỰC TRẠNG GIÁO DỤC VÀ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ THỊ XÃ PHÚC YÊN

2.3.2. Thực trạng đội ngũ giáo viên THCS thị xã Phúc Yên

2.3.2.1. Thực trạng về số lượng và quy mô đội ngũ giáo viên THCS thị xã Phúc Yên

Bảng 2.8: Thống kê quy mô đội ngũ cán bộ, GV THCS giai đoạn 2004-2008

Năm học Cán bộ giáo viên Tỷ lệ GV/lớp Tổng số CBQL GV giảng dạy GV Tổng phụ trỏch 2003-2004 387 23 355 9 2,08 2004-2005 370 23 338 9 2,06 2005-2006 378 23 346 9 2,18 2006-2007 385 25 348 12 2,26 2007-2008 383 27 344 12 2,18 Nguồn: Phòng GD-ĐT thị xã Phúc Yên

Từ các số liệu thống kê trên ta thấy: Đội ngũ GV THCS và CBQL trong 5 năm là tương đối ổn định và có chiều hướng giảm, nguyên nhân là do số đầu lớp giảm. Số GV dạy các môn Âm nhạc, Mỹ thuật, Tin học… được bổ sung, tăng cường, nhằm đáp ứng nhu cầu dạy đủ, dạy tốt các môn học. Tỷ lệ giáo viên/ lớp là 2,18 (thực tế có tỷ lệ thấp hơn vì chưa tính số CB, GV đi học dài

hạn, ốm đau dài hạn, nghỉ thai sản…), so với mặt bằng chung tỷ lệ GV/ lớp của tỉnh với 1,95 là cao; đủ theo định mức tỷ lệ GV/ lớp ≤ 1,90 và nhìn chung là ổn định. Số lượng giáo viên được cử đi học dài hạn luôn tăng hàng năm.

Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận GV THCS chưa được đào tạo đạt chuẩn, năng lực chuyên môn còn hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới công tác giáo dục.

Biểu đồ phản ánh quy mô GV THCS giai đoạn 2003 – 2007:

Theo thống kê từ năm học 1998–1999 đến năm học 2002–2003 ta sẽ thấy số lượng, quy mô GV THCS của thị xã Phúc Yên thay đổi theo số liệu sau đây: Năm học 1998-1999 có 304 người Năm học 1999-2000 có 327 người Năm học 2000-2001 có 344 người Năm học 2001-2002 có 348 người Năm học 2002-2003 có 342 người.

Như vậy cùng với sự biến động về quy mô trường, lớp, học sinh đội ngũ GV THCS trong những năm của thập kỷ 90 luôn ở tình trạng thiếu hụt so với biên chế cần có. Trong những năm trở lại đây, quy mô học sinh giảm dần,

364

347

355 356

số lượng GV THCS được đào tạo ở các trường sư phạm ngày một tăng, đáp ứng nhu cầu giáo viên/ lớp, do vậy số lượng GV THCS thị xã Phúc Yên đã có dấu hiệu thừa theo định mức biên chế.

2.3.2.2. Cơ cấu đội ngũ giáo viên THCS thị xã Phúc Yên theo độ tuổi và giới tính

Do đặc điểm nghề nghiệp, đội ngũ GV THCS có tỷ lệ nữ chiếm đa số.

Bảng 2.9: Cơ cấu đội ngũ giáo viên thị xã Phúc Yên theo giới tính giai đoạn 2004-2008 Năm học 2003-2004 2004-2005 2005-2006 2006-2007 2007-2008 SL % SL % SL % SL % SL % Tổng số 364 100 347 100 355 100 360 100 356 100 Nam 50 13,7 47 13,5 53 14,9 54 15,0 50 14,1 Nữ 294 86,3 300 86,5 302 85,1 306 85,0 306 85,9 Nguồn: Phòng GD-ĐT thị xã Phúc Yên

Trong giai đoạn (2004–2008) tỷ lệ nữ GV THCS chiếm khoảng gần 86,0%; giáo viên nữ trong các trường THCS có những thế mạnh nhất định trong các hoạt động giáo dục, vận động, thuyết phục học sinh và cha mẹ học sinh. Song với số lượng giáo viên nữ chiếm đa số nên cũng có những hạn chế nhất định về sức khoẻ, sinh đẻ, điều kiện thời gian tập chung cho công tác và phát huy năng lực chuyên môn.

Bảng 2.10: Cơ cấu đội ngũ giáo viên THCS thị xã Phúc Yên theo độ tuổi (tính đến tháng 8/2008)

Chia theo độ tuổi

GV là người địa phương Tổng số < 36 36-45 46-50 51-55 > 55 Tổng số 356 181 68 56 44 7 279 Nam 50 26 4 5 8 7 43 Nữ 306 155 64 51 36 0 236 Nguồn: Phòng GD-ĐT thị xã Phúc Yên

Qua bảng trên cho ta thấy cơ cấu đội ngũ GV THCS thị xã Phúc Yên có đặc điểm: Tỷ lệ giáo viên trẻ dưới 45 tuổi là tương đối cao chiếm 69,9%; trong đó số giáo viên trẻ dưới 36 tuổi chiếm 50,8%. Đây là những thuận lợi hết sức cơ bản, bởi vì lực lượng giáo viên trẻ chiếm số lượng lớn sẽ có khả năng đóng góp nhiều sức lực và trí tuệ cho sự phát triển của GD-ĐT thị xã Phúc Yên. Hơn nữa giáo viên trẻ có nhiều ưu thế về sức khoẻ, năng động, có nhiều cơ hội để học tập vươn lên. Tuy nhiên họ cũng có những mặt hạn chế đó là vốn sống, kinh nghiệm giảng dạy còn ít, chưa được thử thách nhiều trong cuộc sống.

Giáo viên là người địa phương chiếm trên 78,4% đây là một thuận lợi lớn giúp cho họ ổn định, yên tâm công tác và có nhiều điều kiện thuận lợi đối với công tác dạy học như: Hiểu rõ học sinh, phụ huynh học sinh, các phong tục tập quán của địa phương. Do vậy việc kết hợp giữa 3 lực lượng giáo dục sẽ tốt hơn, đạt hiệu quả hơn, góp phần nâng cao chất lượng GD-ĐT.

2.3.2.3. Cơ cấu đội ngũ giáo viên THCS thị xã Phúc Yên theo trình độ đào tạo

Bảng 2.11: Cơ cấu đội ngũ giáo viên THCS thị xã Phúc Yên chia theo trình độ đào tạo

Hệ đào tạo Năm học

Tổng số

Dưới chuẩn CĐSP Đại học Thạc sỹ

SL % SL % SL % SL % 2003-2004 364 13 3,6 160 43,9 189 51,9 2 0,6 2004-2005 347 8 2,3 139 40,0 198 57,1 2 0,6 2005-2006 355 2 0,6 122 34,3 229 64,5 2 0,6 2006-2007 360 1 0,3 104 28,9 251 69,7 4 1,1 2007-2008 356 1 0,3 93 26,1 258 72,5 4 1,1 Nguồn: Phòng GD-ĐT thị xã Phúc Yên

GV THCS của tỉnh Vĩnh Phúc nói chung và thị xã Phúc Yên nói riêng được đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau; nhưng chủ yếu là nguồn giáo viên được đào tạo từ các trường ĐHSP và trường CĐSP của tỉnh. Thực tế hiện nay

cho thấy ở các trường THCS đang có đội ngũ giáo viên với nhiều trình độ khác nhau như: 10+3, CĐSP, ĐHSP, trên Đại học… do vậy tất cần có một sự điều chỉnh thống nhất hợp lý.

Qua bảng 2.11 ta thấy: Tỷ lệ giáo viên đạt trình độ trên chuẩn trong giai đoạn 2004-2008 đã tăng đáng kể. Năm học 2003-2004 giáo viên đạt trên chuẩn là 55,5%, đến năm học 2007-2008 đã tăng lên 73,6%; số giáo viên đạt trên chuẩn tăng cao trong những năm gần đây là do bản thân giáo viên đã ý thức được việc học tập của chính mình, cùng với môi trường đào tạo hết sức thuận lợi (gần các Viện nghiên cứu, các trường Đại học của Hà Nội, có Trường ĐHSP Hà Nội 2 đóng trên địa bàn). Đồng thời cũng thể hiện những cố gắng vượt bậc của chính quyền, ngành GD-ĐT địa phương trong cơ chế, chính sách hỗ trợ, bố trí tạo điều kiện thuận lợi để cho giáo viên được học tập nâng cao trình độ.

Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận GV THCS tuổi cao, được đào tạo qua chương trình chuyên tu, tại chức, dẫn đến năng lực còn hạn chế, chưa cập với yêu cầu hiện nay. Đây là vấn đề cần được tiếp tục khắc phục, củng cố và có biện pháp giải quyết thoả đáng đối với đội ngũ giáo viên này.

2.3.2.4. Cơ cấu đội ngũ GV THCS thị xã Phúc Yên theo môn học được đào tạo

Bảng 2.12: Cơ cấu đội ngũ GV THCS thị xã Phúc Yên chia theo trình độ môn học được đào tạo

Năm học TS

Môn học được đào tạo Ngữ

văn Toán Lý Hóa Sinh Sử Địa GD CD

ÂN MT TD CN NN 2003-2004 364 136 69 16 15 24 13 14 1 6 4 6 12 36

Một phần của tài liệu Dự báo nhu cầu giáo viên trung học cơ sở thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2015 (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)