Đường lối của Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI (1986) đã đưa nước ta bước vào thời kỳ đổi mới. Đại hội Đảng lần thứ VIII đã quyết định đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, phấn đấu đưa đất nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020.
Đại hội Đảng IX của Đảng tiếp tục khẳng định mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển KT-XH giai đoạn 2001-2010 là: "Đưa đất nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sông vật chất, văn hoá tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp. Con đường công nghiệp hoá hiện đại hoá của đất nước vừa có bước tuần tự, vừa có bước nhảy vọt". Trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước để biến Nghị quyết của Đảng thành hiện thực, GD-ĐT và KH-CN phải giữ vai trò then chốt, quyết định. Một trong những giải pháp chủ yếu để thực hiện vai trò then chốt của GD-ĐT trong công cuộc phát triển đất nước là phải xây dựng đội ngũ giáo viên, bởi giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng
GD-ĐT và được xã hội tôn vinh, chính vì lẽ đó nhất thiết người giáo viên phải có đủ đức, đủ tài. Tập trung nâng cấp các trường sư phạm, có chế độ ưu đãi đối với ngành sư phạm, có kế hoạch đào tạo giáo viên và sử dụng giáo viên một cách hợp lý. Tạo mọi điều kiện động viên người có đức có tài và học giỏi vào ngành sư phạm. Tiếp tục bồi dưỡng đội ngũ GV hiện có, bồi dưỡng thường xuyên và bồi dưỡng chuẩn hoá nhằm nâng cao năng lực, phẩm chất GV. Tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm túc Nghị quyết TW 2 (khoá VIII), Nghị quyết Đại hội lần thứ IX, Kết luận Hội nghị trung ương 6 (khoá IX). Bộ GD-ĐT đã xác định mục tiêu phát triển GD-ĐT đến năm 2010 là: "Tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục, theo hướng tiếp cận với trình độ tiên tiến của thế giới, phù hợp với thực tiễn Việt Nam, phục vụ thiết thực cho sự phát triển KT-XH của đất nước, từng vùng, từng địa phương, hướng tới một xã hội học tập và nền kinh tế tri thức. Phấn đấu đưa nền giáo dục nước ta thoát khỏi tình trạng lạc hậu trên một số lĩnh vực so với các nước phát triển trong khu vực... Ưu tiên nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt chú trọng nhân lực KHCN trình độ cao... Đẩy mạnh tiến độ phổ cập các cấp học"
[11]. Từ đó, ngành GD-ĐT đã xác định hệ thống các mục tiêu cụ thể là “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài”.
Nâng cao dân trí là thực hiện có hiệu quả công tác PCGD TH, PCGD THCS và PCGD trung học trên cả nước. Xây dựng các TTHTCĐ, thực hiện GD toàn dân, tạo mọi điều kiện cho mọi người, mọi lứa tuổi có điều kiện học tập, để trình độ dân trí trở thành sức mạnh quốc gia thúc đẩy sự phát triển của đất nước.
Đào tạo nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu các lĩnh vực của nền KT-XH là mục tiêu của nền GD. Nguồn nhân lực với các yêu cầu đa dạng, phong phú cả về số lượng, loại hình và chất lượng. Nguồn nhân lực có phẩm chất đạo đức, có trình độ, có kỹ năng, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước, từng bước tiếp cận với trình độ khoa học, kinh tế tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.
Bồi dưỡng nhân tài là tạo ra nguồn nhân lực có trình độ cao, "nhân tài là nguyên khí của quốc gia". Nhân tài là nguồn lực quý có thể tạo ra những bước đột phá quan trọng giúp đất nước phát triển nhanh và bền vững.
Trong các mục tiêu nói trên, mục tiêu hàng đầu là đào tạo nguồn nhân lực. Mục tiêu này nhằm thực hiện nhiệm vụ quan trọng của ngành GD-ĐT là tạo ra cho đất nước nguồn lao động mới có trình độ kỹ năng nghề nghiệp. Thực hiện nhiệm vụ này, ngành GD-ĐT cần phải xây dựng được đội ngũ GV có đủ đức, tài để đảm đương nhiệm vụ, đó là: "Đội ngũ giáo viên đủ về số lương, đạt chuẩn mực về chất lượng và không ngừng được nâng cao trình độ chuyên môn, sư phạm... Năm 2005, 30% giáo viên Tiểu học có trình độ cao đẳng, đại học; 40% vào năm 2010 và hầu hết đội ngũ giáo viên Tiểu học có trình độ đại học và cao đẳng vào năm 2020. Nâng tỷ lệ giáo viên THCS có trình độ đại học lên 60% vào năm 2010 và 80% vào năm 2020; giáo viên THPT 10% có trình độ thạc sĩ vào năm 2010 và 40% vào năm 2020 [11].
Chương II