Đánh giá độ hiệu lực dự đoán của CBCL-V

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ ĐỘ HIỆU LƢ̣C CỦA BẢNG KIỂM HÀNH VI TRẺ EM ACHENBACH – PHIÊN BẢN VIỆT NAM (CBCL-V) TRONG SÀNG LỌC RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý (Trang 66)

Chúng tôi sử đã dùng Crosstabs để so sánh các kết quả của cả 3 thang đo với nhau, và được bảng tương quan sau:

Biểu đồ 3.5: Tương quan kết quả của các thang đo

Qua Biểu đồ 3.5, chúng ta thấy:

- Số trẻ không có rối loạn tăng động giảm chú ý được thể hiện qua cả 3 thang đo là 42 trẻ (chiếm 41.2%).

- Số trẻ có vấn đề về rối loạn tăng động giảm chú ý thể hiện trên cả 3 thang đo là 27 (chiếm tỷ lệ là 26.5%).

- Trường hợp ADHD xuất hiện thang đo VADPRS và DISC, nhưng không xuất hiện ở CBCL-V là 1 (chiếm tỷ lệ 1%).

- Tỷ lệ 3.9% là 4 trường hợp CBCL-V và DISC có ADHD nhưng không có ở VADPRS.

- Số trường hợp VADPRS có ADHD, nhưng CBCL-V và DISC không có

ADHD là 20 (chiếm 19.6%).

- CBCL-V và VADPRS có ADHD, còn DISC không có ADHD là 6 trường hợp (chiếm tỷ lệ 5.9%).

- Cuối cùng là trường hợp CBCL-V có ADHD còn VADPRS và DISC không có ADHD là 2 (2%). Không có trường hợp nào được chẩn đoán là có mà cả CBCL-V và VADPRS đều không có biểu hiệu ADHD. Từ kết quả trên, chúng tôi thu được 32 trường hợp được chẩn đoán rối loạn tăng động giảm chú ý. Số lượng trùng nhau giữa CBCL-V và VADPRS là 33 trường hợp. VADPRS xuất hiện trong 28/32 trường hợp được chẩn đoán ADHD. Số lượng cả CBCL-V và VADPRS cùng có trong 27/32 trường hợp được chẩn đoán có ADHD. Trong đó CBCL-V có trong 31/32 trường hợp, chiếm tỷ lệ 96.88% trong số các trường hợp được chẩn đoán ADHD.

Kết quả thu được có 70 trường hợp không được chẩn đoán có ADHD. Trong đó, số trường hợp cả 3 thang đo đều cho kết quả âm tính là 42 trường hợp. Số CBCL-V không có ADHD là 63 và VADPRS không có ADHD là 48, số trường hợp cả CBCL-V và VADPRS không có ADHD là 42.

Bảng 3.8: Tương quan kết quả thang đo CBCL-V-CY và DISC

Kết quả chẩn đoán ADHD bằng DISC Kết quả sàng lọc ADHD của CBCL-V-CY Chỉ số tương quan (Pearson Correlation) .816**

Giá trị thống kê .000

Tổng số khách thể 102

Chúng ta có tương quan giữa kết quả ADHD của CBCL-V-CY và DISC là tương quan thuận, chỉ số tương quan rất cao, r=0.816, p<0.001 và có ý nghĩa về mặt thống kê. Kết quả tương quan này cho thấy rằng cả CBCL-V-CY và DISC đều có cùng một mục đích đo và có kết quả gần giống nhau. Như vậy, có thể nói nếu chúng ta có kết quả của một trong hai thang đo này thì ta có thể dự đoán được kết quả của thang đo còn lại, quan trọng hơn là chúng ta có thể dự đoán được khả năng trẻ có thể mắc bệnh nếu chúng ta có kết quả sàng lọc ADHD từ CBCL-V-CY. Đây chính là độ hiệu lực dự đoán, bởi vì kết

quả liên quan đến những tiêu chuẩn đo lường sau này, điểm ADHD của CBCL-V có thể dự báo được khả năng có ADHD ở đối tượng được sàng lọc.

3.4. Giá trị của CBCL-V trong sàng lọc ADHD

Như chúng tôi đã đề cập trong phần cơ sở lý luận, tiêu chuẩn để có một thang đo sàng lọc tốt đó là phải có độ nhạy cao và mang tính đặc hiệu cao; đồng thời phải có giá trị tiên đoán cao, gồm giá trị tiên đoán dương và giá trị tiên đoán âm. Độ nhạy của CBCL-V: là khả năng thang đo dương tính trên số người bị bệnh, tức là CBCL-V đo dương tính được bao nhiêu trường hợp có chẩn đoán là ADHD. Độ đặc hiệu của CBCL-V: là khả năng thang đo âm tính trên số người không bị bệnh, tức là CBCL-V không có kết quả ADHD trên số trẻ không được chẩn đoán là ADHD. Giá trị tiên đoán dương: khả năng bị bệnh trên những người có kết quả kiểm tra dương tính [11], [34]. Giá trị tiên đoán âm: là khả năng không bị bệnh trên những người có kết quả kiểm tra âm tính. [11], [34].

Để xác định độ nhạy, độ đặc hiệu và giá trị tiên đoán của CBCL-V chúng tôi thực hiện phép thống kê ROC trên SPSS.

Bảng 3.9: Chẩn đoán rối loạn tăng động giảm chú ý

Chẩn đóan ADHD bằng DISC

Tổng

Không ADHD Có ADHD

CBCL-V vấn đề chú ý

Có vấn đề 8 31 39

Không có vấn đề 62 1 63

Biểu đồ 3.6: Đường cong ROC

(AUC = 0.927; 95%CI=0.871-0.984, p<0.001) (Specificity: độ đặc hiệu, Sensitivity: độ nhạy)

Qua Biểu đồ 3.6, ta thấy đường cong nằm bên trái đường chéo, có nghĩa là thang đo có độ nhạy tốt. Bên cạnh đó, chúng ta thấy các đường bên trái đều đi sát gần song song với trục tung (trục độ nhạy – sensitivity), điều này cho thấy độ nhạy của test rất cao. Còn đường chéo trong biểu đồ tạo với trục hoành (trục độ đặc hiệu – specificity) một góc gần với 45°, chứng tỏ độ đặc hiệu của thang đo gần với giá trị 1, thể hiện độ đặc hiệu rất cao.

Qua kết quả nghiên cứu, chúng tôi có số trẻ được chẩn đoán có ADHD là 32 trẻ, trong đó có 31/32 trường hợp mà CBCL-V có kết quả dương tính. Như vậy khả năng CBCL-V dương tính trên tổng số người có chẩn đoán ADHD là 96.88%, đây là một tỷ lệ rất cao, chứng tỏ rằng độ nhạy của CBCL- V trong sàng lọc ADHD là rất cao [34], điều này cũng phù bợp với biểu đồ đường cong ROC.

Bên cạnh đó, trong kết quả nghiên cứu chúng tôi cũng thu được số liệu 70 trẻ không được chẩn đoán là ADHD, số trường hợp CBCL-V không có ADHD là 62. Như vậy khả năng CBCL-V âm tính trên tổng số trẻ không có ADHD là 88.57%, đây là một tỷ lệ rất cao, chứng tỏ rằng CBCL-V có tính đặc hiệu cao trong sàng lọc ADHD [34].

Đồng thời chúng tôi thu được kết quả giá trị dự đoán dương là 79.49%, giá trị dự đoán âm là 98.41%, giá trị dự đoán chung là 88.95% đây cũng là một chỉ số rất cao, nó nói lên rằng CBCL-V có độ hiệu lực dự đoán cao trong sàng lọc ADHD.

Lampert.T.L, cùng các cộng sự trong nghiên cứu “Hiệu quả chẩn đoán của CBCL- APS trong sàng lọc ADHD ở trẻ em Brazil” [26] - cho kết quả AUC=0.79, 95%CI=0.76-0.82, độ nhạy là 83%, độ đặc hiệu là 70%, giá trị dự đoán dương là 68%, giá trị dự đoán âm là 84%, giá trị dự đoán chung là 76%.

Kim.J.W (2005) trong nghiên cứu về khả năng đánh giá ADHD của CBCL và ARS (thang đánh giá ADHD) trong cộng đồng (Hàn Quốc) [25], ông đã đưa ra kết quả là:

Bảng 3.10: Giá trị của CBCL trong sàng lọc ADHD

CBCL Độ nhạy Độ đặc hiệu Giá trị dự đoán dương tính

Giá trị dự đoán âm tính

CBCL-V-CY 0.9688 0.8857 0.7949 0.9841

CBCL-K –CY 0.273 0.462 0.563 0.200

(CBCL-K-CY: vấn đề chú ý của CBCL phiên bản Hàn Quốc)

Dựa vào Bảng 3.10 này chúng ta thấy độ nhạy, độ đặc hiệu và giá trị dự đoán của CBCL-V-CY cao hơn hẳn CBCL-K-CY. Có kết quả này là do nghiên cứu của Kim (2005) làm trên nhóm cộng đồng, với số lượng khách thể lớn (1668 khách thể nghiên cứu), còn kết quả của chúng tôi là do số lượng khách thể ít, và đặc biệt lại làm trực tiếp trên nhóm bệnh nhân – đây là nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao nên khiến cho kết quả đạt được cao hơn.

Như vậy CBCL-V hoàn toàn có thể là một công cụ sàng lọc ADHD có độ hiệu lực và độ tin cậy cao.

Tiểu kết chƣơng 3

- Điểm trung bình của các thang đo tương đối cao. Tần xuất xuất hiện trên điểm thô các vấn đề chú ý của nam nhiều hơn nữ. Điều này cũng phù hợp với nhiều nghiên cứu về tỷ lệ giới tính của trẻ có vấn đề về rối loạn tăng động giảm chú ý, tỷ lệ nam cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ nữ. - Độ tin cậy của Bảng kiểm hành vi trẻ em Achenbach phiên bản Việt

Nam, phần các vấn đề về chú ý và Thang đo tăng động giảm chú ý Vanderbilt giao động từ 0.693 đến 0.927, chứng tỏ các thang đo đều có độ tin cậy trong sàng lọc rối loạn tăng động giảm chú ý.

- Bảng kiểm hành vi trẻ em Achenbach phiên bản Việt Nam phần các vấn đề về chú ý có độ hiệu lực cao trong sàng lọc rối loạn tăng động giảm chú ý.

- Bảng kiểm hành vi trẻ em Achenbach phiên bản Việt Nam phần các vấn đề về chú ý có độ nhạy và độ đặc hiệu cao, có giá trị dự đoán tốt, đáp ứng được các tiêu chí về một trắc nghiệm sàng lọc.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Qua quá trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:

(1). Rối loạn tăng động giảm chú ý là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến nhất ở trẻ em, nó hiện diện khoảng từ 3%-6% trẻ trong độ tuổi đến trường (Rohde et al., 1999). Đây là một tỷ lệ khá cao, đòi hỏi sự quan tâm nhiều hơn của các nhà chuyên môn và của cả xã hội trong việc sàng lọc phát hiện sớm can thiệp sớm, nhằm giảm đi những hậu quả mà trẻ có ADHD gây ra. Vì vậy, nhu cầu có được công cụ sàng lọc ADHD một cách đơn giản thuận tiện mà lại có độ hiệu lực cao là một việc thiết thực. Do đó chúng tôi đã lựa chọn CBCL-V để kiểm định giá trị của tiểu thang đo vấn đề chú ý trong sàng lọc rối loạn tăng động giảm chú ý.

(2). CBCL-V-CY có hệ số Cronbach Alpha là: 0.742, đây là chỉ số rất cao, chứng tỏ thang đo có độ tin cậy bên trong, có nghĩa là các item trong thang đo này có tương quan chặt chẽ với nhau. Như vậy tiểu thang đo CBCL- V-CY có thể sử dụng để đánh giá rối loạn tăng động giảm chú ý.

+ Độ hiệu lực phân biệt: kết quả thu được p<0.001, có tương quan chặt chẽ với nhau, chứng tỏ độ hiệu lực phân biệt của CBCL-V-CY là rất cao.

+ Độ hiệu lực hội tụ: kết quả thu được là r=0.720, p<0.001, đây là tương quan thuận, có ý nghĩa về mặt thống kê.

+ Độ hiệu lực dự đoán: kết quả thu được: r=0.816, p<0.001, đây là tương quan thuận và có ý nghĩa về mặt thống kê. Kết quả tương quan này cho thấy rằng cả CBCL-V-CY và DISC đều có cùng một mục đích đo và có kết quả gần giống nhau.

+ Giá trị của Bảng kiểm hành vi trẻ em Achenbach phiên bản Việt Nam phầncaác vấn đề về chú ý: chúng tôi sử dụng ROC trong SPSS để đánh giá độ nhạy, độ đặc hiệu và giá trị dự đoán của CBCL-V-CY. Kết quả: độ nhạy là

96.88%, độ đặc hiệu là 88.57%, giá trị dự đoán âm tính là 98.41%, giá trị dự đoán dương là 79.49%, giá trị dự đoán chung là 88.95%. AUC=0.927, 95%CI= 0.871- 0.984, p<0.001, tất cả các chỉ số này đều rất cao cho thấy rằng độ hiệu lực dự đoán của CBCL-V là rất cao.

Như vậy, Bảng kiểm hành vi trẻ em Achenbach - phiên bản Việt Nam (CBCL-V) đáp ứng đầy đủ các tiêu chí tâm trắc về một trắc nghiệm sàng lọc, CBCL-V-CY có độ tin cậy và độ hiệu lực cao, có độ nhạy và độ đặc hiệu tốt, giá trị tiên đoán tốt, có độ khác biệt và có tính qui chuẩn cao.

Với các kết quả trên chúng tôi có thể mạnh dạn khẳng định rằng bảng kiểm hành vi trẻ em Achenbach – phiên bản Việt Nam (CBCL-V) có độ hiệu lực cao trong sàng lọc rối loạn tăng động giảm chú ý, có thể sử dụng làm công cụ sàng lọc rối loạn tăng động giảm chú ý tại các cơ sở khám chữa bệnh ban đầu hoặc tại các trường học.

Hạn chế của đề tài nghiên cứu:

- Do hạn chế về các nguồn lực (kinh phí và thời gian), số lượng mẫu nghiên cứu nhỏ khiến cho tính đại diện của nghiên cứu chưa cao.

- Nghiên cứu lấy thông tin từ một nguồn đó là cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ nên còn hạn chế về việc so sánh nhiều nguồn thông tin.

- Địa bàn nghiên cứu hẹp, chỉ lấy bệnh nhân đến khám ở 3 bệnh viện tại Hà Nội nên chưa đại diện được cho tất cả các vùng miềm trong cả nước. - Tài liệu nghiên cứu còn hạn chế vì đây là đề tài mới, ở Việt Nam chưa

có đề tài nghiên cứu nào trước đây về đề tài này.

2. Khuyến nghị

- Trẻ có vấn đề về rối loạn tăng động giảm chú ý chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong cộng đồng, vì vậy cần phải chú trọng hơn đến việc phát hiện sớm nhằm can thiệp sớm để mang lại hiệu quả tốt nhất cho trẻ.

- Các trường học nên có các phòng khám vầ tư vấn về sức khỏe tâm thần nói chung, về các vấn đề về tâm lý nói riêng và đặc biệt là vấn đề đánh giá sàng lọc rối loạn tăng động giảm chú ý.

- Cần phải có thêm nhiều công cụ sàng lọc có độ tin cậy và độ hiệu lực cao vừa dễ hiểu, vừa dễ làm để đưa xuống cộng đồng, nhằm giúp cho việc sàng lọc rối loạn tăng động giảm chú ý chính xác hơn.

- Nên sử dụng rộng rãi CBCL-V trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu.

- Khi sử dụng Bảng kiểm hành vi trẻ em Achenbach phiên bản Việt Nam phần các vấn đề về chú ý, chúng ta nên yêu cầu người trả lời phiếu phải là người hiểu rõ, gần gũi với trẻ nhất nhằm có được nguồn thông tin chính xác nhất. Cần phải tập huấn cho người sử dụng trắc nghiệm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Võ Văn Bản (2002), Thực hành điều trị tâm lý. Nhà xuất bản Y Học Hà Nội, trang 36.

2 Võ Minh Chí (2003), Phương pháp phát hiện hiện tượng rối nhiễu hành vi tăng động giảm chú ý ở học sinh trung học cơ sở, Đề tài cấp bộ, Mã số: B2001-49-12, Bộ giáo dục và Đào tạo, Viện Khoa học Giáo dục, Hà Nội, tr58.

3 Vũ Dũng (2008), Từ điển tâm lý học: Nhà xuất bản từ điển bách khoa, tr213-216.

4 Nguyễn Thị Thu Hiền (2012), “Nghiên cứu tỷ lệ học sinh tiểu học mắc rối loạn tăng động giảm chú ý tại quận Ba Đình-Hà Nội, Luận văn thạc sĩ Tâm lý học – Đại học Giáo dục-Đại học Quốc gia Hà Nội.

5 Dƣơng Thị Diệu Hoa (2007), Tâm lý học phát triển. Nhà XB ĐHSP. 6 Nguyễn Công Khanh (2002), Rối nhiễu hành vi: Tăng động giảm chú ý

ở học sinh tiểu học. Tạp chí Tâm lý giáo dục. 28/04/2002. Trang 7-9. 7 Nguyễn Công Khanh (2003), Thích nghi hóa bộ trắc nghiệm Conner,

Kỷ yếu hội nghị tâm lý học, Viện Tâm lý học – Tạp chí Tâm lý học, Hà Nội 21.1.2003, tr.66-73.

8 Nguyễn Thị Mỹ Lộc và cộng sự (2010), Phương pháp vá qui trình thích nghi trắc nghiệm tâm lý nước ngoài vào Việt Nam: Một số kinh nghiệm rút ra từ việc thích nghi các trắc nghiệm WISC-IV, WAIS, NEO, CPAI.

9 Đặng Hoàng Minh (2013),Sức khỏe Tâm thần trẻ em Việt Nam-thực trạng và các yếu tố nguy cơ. Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội.

10 Đặng Hoàng Minh (2001), “Rối loạn tăng động - giảm chú ý (Attention - Deficit Hyperactive Disorder - ADHD)”, Nội san Tâm thần học. Bệnh viện Tâm thần Trung ương - Viện Sức khỏe tâm thần, Hà Nội Số 6, tháng 09-2001, Tr. 48-55.

11 Lê Hoàng Ninh, Sự sàng lọc bệnh- viện Vệ sinh y tế công cộng, thành phố Hồ Chí Minh

12 Nguyễn Thi Vân Thanh (2010), Đặc điểm tâm lý lâm sàng của học sinh tiểu học có rối loạn tăng động giảm chú ý, Luận văn Tiến sĩ tâm lý học, viện Tâm lý học – Viện Khoa học xã hội Việt Nam.

13 Nguyễn Thị Vân Thanh - Nguyễn Sinh Phúc (2007), Thực trạng rối loạn tăng động giảm chú ý ở hai trường tiểu học tại Hà Nội.

14 Trần Trọng Thủy (1992), Khoa học chẩn đoán tâm lý, NXB Giáo dục.

15 Tổ chức Y tế Thế giới (1992), Phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 (ICD-

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ ĐỘ HIỆU LƢ̣C CỦA BẢNG KIỂM HÀNH VI TRẺ EM ACHENBACH – PHIÊN BẢN VIỆT NAM (CBCL-V) TRONG SÀNG LỌC RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)