2.1.3.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Nội dung nghiên cứu: Xác định một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài, bao gồm các khái niệm về sàng lọc, về độ hiệu lực về rối loạn tăng động giảm chú ý.
- Phương pháp nghiên cứu: là phương pháp nghiên cứu tài liệu, được thực hiện qua các giai đoạn như: tiến hành sưu tập, thu thập những tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu bằng tiếng Việt và tiếng Anh từ các thư viện và thư viện điện tử, sau đó, phân tích, tổng hợp, khái quát những lý luận có liên quan để xây dựng nền tảng lý luận cho vấn đề nghiên cứu.
2.1.3.2. Phương pháp sử dụng trắc nghiệm
Mục đích của phương pháp: mục đích của phương pháp sử dụng trắc nghiệm trong đề tài này là thu thập số liệu cho vấn đề nghiên cứu mang tính định lượng, tạo cơ sở vững chắc trong việc nghiên cứu và đưa ra kết luận của đề tài nghiên cứu.
Cách triển khai phương pháp trong nghiên cứu:
Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng các tiểu thang đo của
- CBCL-V: tiểu thang đo về các vấn đề chú ý và tiểu thang đo về các vấn đề hướng ngoại.
- VADPRS: tiểu thang đo các vấn đề ADHD
2.1.3.3. Phương pháp phỏng vấn sâu có cấu trúc
Phương pháp phỏng vấn sâu có cấu trúc là một loại phương pháp được thực hiện khi đã xác định sơ bộ những thông tin ban đầu cần thu được cho đề tài nghiên cứu. Người phỏng vấn sẽ dẫn dắt cuộc phỏng vấn theo một cấu trúc đã được định sẵn (tránh được những câu hỏi lan man, có khi còn bị lạc đề) để có được thông tin chính xác nhất và sâu nhất có thể về vấn đề cần tìm hiểu.
Mục tiêu của của phỏng vấn sâu có cấu trúc: giúp người nghiên cứu hiểu sâu về một vấn đề cụ thể, có bằng chứng rõ ràng hơn mà các phương pháp khác không có được về khách thể nghiên cứu. Với đề tài nghiên cứu này,
nhằm có được chẩn đoán chính xác về trẻ có rối loạn tăng động giảm chú ý sau khi đã sàng lọc bằng bảng kiểm hành vi trẻ em Achenbach phiên bản Việt Nam và thang đo sàng lọc rối loạn tăng động giảm chú ý Vanderbilt phiên bản dành cho cha mẹ, chúng tôi sử dụng phương pháp phỏng vấn có cấu trúc bằng thang đo phỏng vấn chẩn đoán trẻ em (DISC) phần dành cho chẩn đoán rối loạn tăng động giảm chú ý.
Cách tiến hành phương pháp:
Chúng tôi trực tiếp phỏng vấn cha mẹ trẻ dựa trên bảng hỏi có cấu trúc là thang đo phỏng vấn chẩn đoán trẻ em (DISC) phần dành cho chẩn đoán rối loạn tăng động giảm chú ý để xác định chẩn đoán trẻ có rối loạn tăng động giảm chú ý sau sàng lọc.
2.1.3.4. Phương pháp thống kê toán học
Để phân tích số liệu, trong đề tài nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng chương trình phần mềm thống kê SPSS dùng trong môi trường Window, phiên bản 19.0.
Các thông số và phép toán thống kê được sử dụng trong nghiên cứu này là: Phân tích sử dụng thống kê mô tả với các chỉ số:
- Điểm trung bình cộng (mean)
- Độ lệch chuẩn (standardized devation) – là chỉ số mô tả mức độ tập trung hay phân tán của các câu trả lời.
Kiểm tra độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha.
Phép kiểm định giá trị trung bình so với biến độc lập: T-test, so sánh điểm trung bình với một điểm của nhóm đối chứng để đánh giá độ hiệu lực đồng thời của thang đo.
Phân tích chỉ số tương quan Pearson để đánh giá độ hiệu lực phân biệt của thang đo.
Ngoài ra để tính giá trị của trắc nghiệm sàng lọc chúng tôi sử dụng một số thuật toán:
1. Độ nhạy: khả năng trắc nghiệm dương trên số người bị bệnh : Sensitivity = a / ( a + c)
2. Độ đặc hiệu: khả năng trắc nghiệm âm trên số người không bị bệnh Specificity = d / ( b + d)
3. Giá trị tiên đoán dương (PV +): khả năng bị bệnh trên những người có kết quả trắc nghiệm dương.
( PV +) = a / ( a + b)
4. Giá trị tiên đoán âm (PV -): khả năng không bị bệnh trên những người có kết quả trắc nghiệm âm.
( PV - ) = d / ( c + d)
a: chỉ số trắc nghiệm dương trong số những người mắc bệnh. b: chỉ số trắc nghiệm dương trong những người không mắc bệnh. c: chỉ số trắc nghiệm âm trong những người mắc bệnh.
d: chỉ số trắc nghiệm âm trên những người không mắc bệnh.