Chọn mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ ĐỘ HIỆU LƢ̣C CỦA BẢNG KIỂM HÀNH VI TRẺ EM ACHENBACH – PHIÊN BẢN VIỆT NAM (CBCL-V) TRONG SÀNG LỌC RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý (Trang 46)

Với mục đích là tìm kiếm công cụ sàng lọc rối loạn tăng động giảm chú ý để sử dụng trong bệnh viện hoặc các cơ sở khám chữa bệnh ban đầu, chúng tôi đã lựa chọn khách thể nghiên cứu là toàn bộ bệnh nhi được chuyển đến thăm khám về các vấn đề hướng ngoại tại 3 cơ sở chuyên khoa tâm thần ở Hà Nội. Đó là Viện sức khỏe tâm thần Bạch Mai, Khoa Tâm bệnh - Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương.

Lý do chúng tôi chọn 3 bệnh viện này để lấy số liệu là vì cả 3 bệnh viện trên đều là bệnh viện chuyên khoa tâm thần hoặc có khoa chuyên biệt về tâm bệnh. Bên cạnh đó cả 3 bệnh viện này cũng đều đang sử dụng Bảng kiểm hành vi trẻ em Achenbach và Thang đo sàng lọc rối loạn tăng động giảm chú ý Vanderbilt phiên bản dành cho cha mẹ để đánh giá trên bệnh nhân, do đó rất thuận tiện cho việc thu thập số liệu cho đề tài. Viện sức khỏe tâm thần Bạch Mai là bệnh viện trực thuộc tuyến trung ương; Bệnh viện Nhi Trung ương là tuyến đầu về khám và chữa bệnh cho các bệnh nhi; Bệnh viện Tâm thần ban

ngày Mai Hương là bệnh viện trực thuộc thành phố - tuyến địa phương, hai bệnh viện tuyến trung ương thường tiếp nhận bệnh nhân đến khám từ tất cả các tỉnh thành trong cả nước, còn bệnh viện tuyến địa phương thì đối tượng khám chữa bệnh chủ yếu là bệnh nhân của thành phố Hà Nội. Như vậy, mặc dù không đại diện được cho tất cả các vùng miền nhưng nó có thể đại diện cho tuyến trung ương và tuyến địa phương.

Mẫu nghiên cứu là bố mẹ (hoặc người chăm sóc, người bảo hộ cho trẻ) tham gia trả lời bảng hỏi.

Mẫu nghiên cứu thu được trên thực tế:

Bảng 2.1: Tỷ lệ tuổi và giới tính của khách thể nghiên cứu

Tuổi Giới tính Tổng Nam Nữ Tổng số % 6 tuổi 21 0 21 20.6 7 tuổi 14 2 16 15.7 8 tuổi 12 2 14 13.7 9 tuổi 8 4 12 11.8 10 tuổi 9 2 11 10.8 11 tuổi 15 4 19 18.6 12 tuổi 7 2 9 8.8 Tổng 86 16 102 100

Sau 6 tháng lấy số liệu, chúng tôi thu được dữ liệu của 102 khách thể từ 6 đến 12 tuổi. Trong đó có:

- 86 nam, chiếm 84.3% tổng số khách thể; - 16 nữ, chiếm 15.7% tổng số khách thể.

- Trẻ 6 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 20.6% (21 trẻ),

- Trẻ 12 tuổi chiếm tỷ lệ ít nhất trong khách thể nghiên cứu là 8.8% (7 trẻ).

Nói chung, tỷ lệ độ tuổi khách thể nghiên cứu không cách xa nhau nhiều, dao động từ 8.8% đến 20.6%.

Có 102 trẻ có điểm tổng, có nghĩa là 100% khách thể tham gia đều có thông tin đầy đủ, không có khách thể nào bị thiếu thông tin hay bỏ phiếu trắng.

Bảng 2.2: Mẫu nghiên cứu

Người trả lời phiếu Số lượng Phần trăm

Bố 39 38.2

Mẹ 57 55.9

Người thân 6 5.9

Tổng 102 100

Phân chia theo vùng thành thị và nông thôn, số mẫu nghiên cứu có 54.9% là ở khu vực thành thị và 45.1% là ở khu vực nông thôn.

Mẫu thu được ở các bệnh viện như sau: Bệnh viện Nhi trung ương là 30 mẫu, Viện sức khỏe tâm thần Bạch Mai là 42 mẫu, Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương là 30 mẫu.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ ĐỘ HIỆU LƢ̣C CỦA BẢNG KIỂM HÀNH VI TRẺ EM ACHENBACH – PHIÊN BẢN VIỆT NAM (CBCL-V) TRONG SÀNG LỌC RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)