Phương pháp và qui trình thích nghi

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ ĐỘ HIỆU LƢ̣C CỦA BẢNG KIỂM HÀNH VI TRẺ EM ACHENBACH – PHIÊN BẢN VIỆT NAM (CBCL-V) TRONG SÀNG LỌC RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý (Trang 37)

Quá trình thích nghi trắc nghiệm luôn phải đối mặt và giải quyết sự thiên lệch ở các cấp độ: cấu trúc, phương pháp và câu hỏi. Ở cấp độ cấu trúc, người tiến hành thích nghi trắc nghiệm phải đảm bảo cấu trúc trắc nghiệm tương thích với nền văn hoá mới, phải chắc chắn rằng cấu trúc của trắc nghiệm được truyền tải một cách phù hợp và thống nhất trong nền văn hoá mới. Ở cấp độ thứ 2, người thích nghi trắc nghiệm phải tránh sự thiên lệch về phương pháp, ví dụ như sự không giống nhau trong điều kiện tiến hành, những câu hỏi về mong muốn xã hội không phù hợp với đối tượng khách thể ở nền văn hoá mới, việc chọn mẫu không phù hợp hoặc hiệu ứng hào quang từ người phỏng vấn (nhất là ở trong những xã hội coi trọng thứ bậc và tôn ti trật tự như Việt Nam). Ở cấp độ cuối cùng, người nghiên cứu cần phải tránh những sự thiên lệch về câu hỏi, phải tránh việc dịch sai ý nghĩa hoặc dịch ý không tương thích giữa các nền văn hoá, xác định những yếu tố gây nhiễu khác trong quá trình chuyển ngữ ví dụ như sử dụng sở hữu cách, sử dụng hai lần phủ định, cách sử dụng đại từ trong những nền văn hoá khác có thể gây ra nhầm lẫn hoặc khó hiểu cho đối tượng khách thể. Chính vì vậy, thích nghi một trắc nghiệm là một công trình nghiên cứu khoa học, đòi hỏi phương pháp và thiết kế nghiên cứu chính xác [8].

Có 7 bước thích nghi cơ bản sau:

- Thành lập hội đồng thích nghi - Chuyển ngữ

- Thích nghi

- Dịch ngược

- Nghiên cứu thí điểm - Nghiên cứu so sánh chuẩn

Với nhu cầu nghiên cứu và sử dụng dịch vụ tâm lý ngày càng cao, việc có những công cụ đánh giá quy chuẩn là điều không thể thiếu. Song song với chiến lược tự xây dựng các bộ trắc nghiệm bởi người Việt và cho người Việt, thích nghi các trắc nghiệm nước ngoài luôn là giải pháp hợp lý và cần thiết vì sự sẵn có của các bộ trắc nghiệm nước ngoài, tính kinh tế của nghiên cứu thích nghi so với nghiên cứu tự xây dựng (thời gian, nhân lực, tài chính) cũng như tính hiệu quả (dễ dàng thực hiện các nghiên cứu so sánh với nước ngoài). Tuy nhiên, thích nghi trắc nghiệm cần thực hiện đúng phương pháp và quy trình. Điểm đáng lưu ý trong quá trình thích nghi là cần có sự tham gia, tương tác giữa người nghiên cứu bản xứ am hiểu về trắc nghiệm, đặc biệt là tác giả của trắc nghiệm với nhóm nghiên cứu Việt nam để hiểu hết các tầng nội hàm của khái niệm. Ngoài ra, để đảm bảo số liệu trung thực, các cán bộ thu thập số liệu cũng cần được lựa chọn kĩ và được tập huấn đầy đủ.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ ĐỘ HIỆU LƢ̣C CỦA BẢNG KIỂM HÀNH VI TRẺ EM ACHENBACH – PHIÊN BẢN VIỆT NAM (CBCL-V) TRONG SÀNG LỌC RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)