Tiêu chí tâm trắc của một trắc nghiệm sàng lọc

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ ĐỘ HIỆU LƢ̣C CỦA BẢNG KIỂM HÀNH VI TRẺ EM ACHENBACH – PHIÊN BẢN VIỆT NAM (CBCL-V) TRONG SÀNG LỌC RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý (Trang 32)

- Độ hiệu lực (Validity): được thể hiện ở hai phương diện: thứ nhất, trắc nghiệm phải đo được yếu tố tâm lý cần đo. Thứ hai, phải đo được khả năng của yếu tố đó đúng như hiệu suất của nó trong thực tiễn. Có nghĩa là khả năng phát hiện đúng tình trạng có hoặc không có bệnh.

- Độ tin cậy (Reability): một trắc nghiệm sàng lọc được gọi là có độ tin cậy cao là khi có sự thống nhất trong các kết quả khi lặp lại trắc nghiệm đó trên cùng các đối tượng và trên cùng điều kiện thực hiện.

- Độ nhạy (Sensitivity): khả năng trắc nghiệm dương tính trên số người bị bệnh.

- Độ đặc hiệu (Specificity): khả năng trắc nghiệm âm tính trên số người không bị bệnh.

- Giá trị tiên đoán dương: khả năng bị bệnh trên những người có kết quả trắc nghiệm dương.

- Giá trị tiên đoán âm: khả năng không bị bệnh trên những người có kế quả trắc nghiệm âm.

- Độ khác biệt (Difference): một trắc nghiệm tốt là một trắc nghiệm có thể đo lường được những khác biệt nhỏ nhất giữa các yếu tố tâm lý của nghiệm thể và giữa các nghiệm thể trong nhóm.

- Tính qui chuẩn (Standardize): một trắc nghiệm phải mang tính phổ biến, nghĩa là có thể sử dụng được cho một quần thể người. Một trắc nghiệm tốt là một trắc nghiệm đã được tiêu chuẩn hóa (Standardized test).

Như vậy, muốn có một trắc nghiệm sàng lọc tốt cần phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn trên. Đồng thời trắc nghiệm sàng lọc cũng phải đơn giải dễ làm dễ xử lý và không tốn nhiều kinh phí, giúp tách ra, nhận ra các đối tượng nguy cơ mắc bệnh trong cộng đồng để can thiệp. [11]

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ ĐỘ HIỆU LƢ̣C CỦA BẢNG KIỂM HÀNH VI TRẺ EM ACHENBACH – PHIÊN BẢN VIỆT NAM (CBCL-V) TRONG SÀNG LỌC RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý (Trang 32)