Đánh giá, chẩn đoán rối loạn tăng động giảm chú ý

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ ĐỘ HIỆU LƢ̣C CỦA BẢNG KIỂM HÀNH VI TRẺ EM ACHENBACH – PHIÊN BẢN VIỆT NAM (CBCL-V) TRONG SÀNG LỌC RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý (Trang 26)

Hiện tại, có nhiều công cụ đánh giá rối loạn tăng động giảm chú ý khác nhau như trắc nghiệm Conner, CBCL, thang đánh giá ADHD Vanderbilt, DISC-IV, ICD-10… Tuy nhiên tất cả các công cụ này đều dựa trên nền tảng là các tiêu chuẩn chẩn đoán của DSM-IV và ICD-10, thường được sử dụng nhiều trong chẩn đoán ADHD, và hầu hết các công cụ sàng lọc, chẩn đoán đều dựa trên 2 bộ tiêu chuẩn chẩn đoán này. Ở Việt Nam, tại các cơ sở y tế, các nhà chuyên môn thường sử dụng 2 bộ tiêu chuẩn DSM-IV và ICD-10 để chẩn đoán rối loạn tăng động giảm chú ý. Cũng có một số nơi sử dụng DISC-IV để chẩn đoán ADHD, tuy nhiên bộ công cụ DISC-IV cũng dựa trên cơ sở các tiêu chuẩn chẩn đoán của DSM-IV.

* Tiêu chuẩn chẩn đoán theo DSM IV [18] A. Mắc phải (1) hoặc (2):

(1) Sau hoặc hơn các triệu chứng giảm tập trung sau đây kéo dài ít nhất 6 tháng ở mức độ thích nghi không tốt và mâu thuẫn với mức phát triển.

Giảm tập trung:

a. Thường khó tập trung cao vào các bài chi tiết hoặc thường mắc lỗi do cẩu thả khi làm bài ở trường, ở nơi làm việc hay trong các hoạt động khác. b. Thường khó duy trì sự tập trung vào nhiệm vụ hoặc hoạt động giải trí. c. Thường có vẻ không chăm chú vào những điều người đối thoại đang

nói.

d. Thường không theo dõi các hướng dẫn và không làm hết bài tập ở trường, các việc vặt hoặc các những nhiệm vụ khác ở nơi làm việc (không phải là hành vi chống đối hay không hiểu được lời hướng dẫn). e. Thường khó tổ chức các nhiệm vụ và hoạt động.

f. Thường né tránh, không thích hoặc miễn cưỡng tham gia vào các hoạt động đòi hỏi phải duy trì nỗ lực trí tuệ (ví dụ: như bài học ở trường hoặc bài tập về nhà).

g. Thường quên những thứ quan trọng cho nhiệm vụ hoặc hoạt động (ví dụ: đồ chơi, bài tập được giao về nhà, bút chì, sách hay dụng cụ học tập).

h. Thường dễ bị sao lãng bởi những kích thích bên ngoài. i. Thường đãng trí trong các hoạt động hàng ngày.

(2). Sáu hoặc hơn các triệu chứng quá hiếu động – hấp tấp sau đây kéo dài trong ít nhất 6 tháng ở mức độ thích nghi không tốt và mâu thuẫn với mức phát triển:

Quá hiếu động:

a. Thường hay cựa quậy tay chân hoặc cả người khi ngồi.

b. Thường rời khỏi ghế trong lớp học hoặc trong những trường hợp cần ngồi ở chỗ cố định.

c. Thường chạy hoặc leo trèo quá mức trong những tình huống không phù hợp.

d. Thường khó khăn khi chơi hoặc tham gia một cách yên tĩnh vào các hoạt động giải trí.

e. Thường “luôn tay luôn chân” hoặc thường hành động như thể “được gắn động cơ”.

f. Thường nói quá nhiều.

Hấp tấp:

g. Thường đưa ra những câu trả lời trước khi câu hỏi được đặt xong. h. Thường khó chờ đến lượt mình.

i. Thường cắt ngang hoặc nói leo theo người khác (ví dụ: chen vào cuộc trò chuyện hoặc trò chơi).

B. Một vài triệu chứng quá hiếu động – hấp tấp hoặc giảm tập trung gây ra sự kém khả năng xuất hiện trước 7 tuổi.

C. Có một dạng khuyết tật nào đó từ những triệu chứng này bộc lộ trong hai môi trường hoặc hơn (ví dụ: ở trường, nơi làm việc hoặc ở nhà).

D. Phải có bằng chứng lâm sàng rõ ràng về sự suy yếu đáng kể trong các chức năng xã hội, học tập và nghề nghiệp.

E. Những triệu chứng không xuất hiện riêng biệt trong các Rối loạn phát triển lan tỏa, Tâm thần phân liệt hoặc Rối loạn tâm thần khác và không thể xếp vào một dạng rối loạn trí tuệ nào (như rối loạn khí sắc, rối loạn lo âu, rối loạn phân ly hoặc rối loạn nhân cách).

Mã xác định bệnh:

314.01 – Rối loạn tăng động giảm chú ý, thể kết hợp: đáp ứng cả 2 tiêu chuẩn A1 và A2, kéo dài trong 6 tháng qua.

314.00 – Rối loạn tăng động giảm chú ý, thể giảm chú ý: đáp ứng tiêu chí A1 nhưng không đáp ứng tiêu chí A2.

314.01 – Rối loạn tăng động giảm chú ý thể tăng động – bốc đồng: đáp ứng tiêu chuẩn A2 nhưng không đáp ứng tiêu chuẩn A1.

* Tiêu chuẩn chẩn đoán theo ICD 10 – Phân loại các rối loạn tâm thần và hành vi của tổ chức y tế thế giới [15].

Chẩn đoán dành cho nghiên cứu của rối loạn tăng động giảm chú ý đòi hỏi sự biểu hiện rõ ràng những mức độ bất thường của sự mất chú ý, tăng vận động, và bồn chồn xuất hiện lan tỏa trong các tình huống và tồn tại dai dẳng trong thời gian dài và không bị gây ra bởi những rối loạn khác như tính tự kỉ hoặc các rối loạn cảm xúc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

G1. Mất chú ý: Ít nhất sáu trong số các triệu chứng sau của sự mất chú ý, phải tồn tại dai dẳng trong ít nhất 6 tháng, đến mức rối loạn thích ứng và không phù hợp với mức độ phát triển của đứa trẻ:

(1). Thường không thể chú ý kỹ lưỡng vào các chi tiết, hoặc phạm những lỗi cẩu thả trong học tập, trong công việc hoặc trong các hoạt động khác.

(2). Thường không thể duy trì sự chú ý trong công việc hoặc trong các hoạt động giải trí.

(3). Thường biểu hiện không lắng nghe những gì mà người khác nói với mình. (4). Thường không thể làm theo toàn bộ những chỉ dẫn hoặc không thể hoàn thành bài tập, công việc trong gia đình, những nhiệm vụ ở nơi làm việc (không phải vì hành vi chống đối hoặc không hiểu được các chỉ dẫn).

(5). Thường rối loạn trong cách tổ chức công việc và các hoạt động. (6). Thường tránh né hoặc rất ghét các nhiệm vụ, đòi hỏi phải duy trì những nỗ lực tinh thần như bài tập ở nhà.

(7). Thường đánh mất những vật dụng cần thiết đối với một số nhiệm vụ hoặc các hoạt động như vở bài tập ở trường, bút chì, sách, đồ chơi hoặc các dụng cụ.

(8). Thường dễ bị xao nhãng bởi những kích thích bên ngoài. (9). Thường hay quên trong các hoạt động thường ngày.

G2. Tăng hoạt động: Ít nhất ba trong số các triệu chứng sau của sự tăng vận động đã tồn tại dai dẳng trong vòng ít nhất 6 tháng, đến mức rối loạn sự thích ứng và không phù hợp với mức độ phát triển của đứa trẻ.

(1). Cử động chân và tay liên tục hoặc ngồi không yên.

(2). Rời chỗ trong lớp học hoặc trong những tình huống khác mà cần phải ngồi yên một chỗ.

(3). Thường chạy quanh hoặc leo trèo quá mức trong các tình huống mà điều đó là không thích hợp (ở người lớn và ở thanh thiếu niên, có thể chỉ biểu hiện cảm giác bồn chồn).

(4). Thường hay gây ồn một cách quá đáng trong khi chơi hoặc gặp khó khăn trong việc giữ yên lặng trong các hoạt động giải trí.

(5). Biểu hiện dai dẳng một mô hình vận động quá mức, mô hình này không bị thay đổi đáng kể bởi bối cảnh hoặc bởi các yêu cầu xã hội.

G3. Sự xung động: Ít nhất một trong các triệu chứng sau của sự xung động phải tồn tại dai dẳng trong ít nhất 6 tháng, đến mức gây rối loạn thích nghi và không phù hợp với mức độ phát triển của đứa trẻ:

(1). Thường buột miệng nói câu trả lời trước khi các câu hỏi được đặt ra hoàn chỉnh.

(2). Thường không thể chờ đợi theo hàng hoặc chờ đến lượt trong các trò chơi hoặc trong các tình huống sinh hoạt nhóm.

(3). Thường ngắt lời hoặc xâm phạm vào vấn đề của người khác (ví dụ: xen vào cuộc nói chuyện của người khác hoặc các trò chơi của kẻ khác);

(4). Thường nói chuyện quá nhiều mà không có đáp ứng thích hợp theo những hạn chế của xã hội.

G4. Khởi phát của rối loạn này trước 7 tuổi.

G5. Sự lan tỏa: Những tiêu chuẩn này cần được đáp ứng trong nhiều tình huống, ví dụ: sự kết hợp của sự giảm tập trung chú ý và tăng động cần xuất hiện cả ở nhà và ở trường hoặc cả ở trường và những nơi khác, mà đứa trẻ được theo dõi, như ở một phong khám (bằng chứng đối với việc theo dõi qua các tình huống thường sẽ đòi hỏi thông tin từ nhiều nguồn; ví dụ: sự báo cáo của cha mẹ về hành vi trong lớp học sẽ không đầy đủ).

G6. Các triệu chứng trong nhóm từ G1 đến G3 gây ra những suy kiệt nặng nề trên lâm sàng hoặc rối loạn trong xã hội, trong học tập hoặc trong hoạt động nghề nghiệp.

G7. Rối loạn này không đáp ứng các tiêu chuẩn đối với rối loạn lan tỏa sự phát triển (F84-); giai đoạn hưng cảm (F30-); giai đoạn trầm cảm (F32-) hoặc rối loạn lo âu (F41-).

Những rối loạn dưới ngưỡng chẩn đoán rối loạn tăng động giảm chú ý.

Những trẻ đáp ứng các tiêu chuẩn theo những cách khác nhưng không biểu hiện những bất thường của sự tăng động / xung động có thể được xác nhận là có biểu hiện suy giảm chú ý và ngược lại, những đứa trẻ thiếu các tiêu chuẩn đối với các rối loạn chú ý nhưng lại đáp ứng với các tiêu chuẩn của những khía cạnh khác có thể được xác nhận là có biểu hiện rối loạn hoạt động. Với cùng cách thức như vậy, những trẻ đáp ứng các tiêu chuẩn trong một hoàn

cảnh duy nhất (ví dụ: chỉ ở nhà hoặc ở trường) có thể được coi là rối loạn đặc hiệu ở nhà hoặc đặc hiệu ở trường. Các rối loạn này vẫn chưa được bao gồm trong phân loại chính bởi vì cơ sở dự đoán mang tính kinh nghiệm là không đủ, và còn bởi vì nhiều đứa trẻ có các rối loạn dưới ngưỡng lại biểu hiện những hội chứng khác (như là rối loạn bướng bỉnh chống đối, F91.3).

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ ĐỘ HIỆU LƢ̣C CỦA BẢNG KIỂM HÀNH VI TRẺ EM ACHENBACH – PHIÊN BẢN VIỆT NAM (CBCL-V) TRONG SÀNG LỌC RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý (Trang 26)