Để kiểm tra độ tin cậy, chúng tôi dùng hệ số Cronbach Alpha, hệ số Cronbach Alpha là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau. Hệ số này cho chúng ta biết các đo lường của chúng ta có liên kết với nhau hay không. Hệ số Cronbach Alpha từ 0.6 trở lên thì thang đo đó có độ tin cậy và có thể sử dụng được [28].
Trong giới hạn của đề tài, chúng tôi chỉ đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha, và các vấn đề chúng tôi quan tâm là độ tin cậy Cronbach Alpha của các nhóm hội chứng; vấn đề chú ý và các vấn đề hướng ngoại của CBCL-V.
Bảng 3.4: Độ tin cậy của một số tiểu test CBCL-V
Chú ý CBCL-V Phá vỡ qui tắc CBCL-V Hành vi hung tính CBCL-V Hướng ngoại CBCL-V Cronbach Alpha 0.742 0.693 0.882 0.897
Dựa vào Bảng 3.4, tất cả các vấn đề này đều có độ tin cậy cao, giao động từ 0.693 đến 0.897, đều cao hơn 0.6, điều này cho thấy các tiểu test này đều có độ tin cậy và có thể sử dụng được để đánh giá các vấn đề mà chúng có nhiệm vụ phải đo.
Bảng 3.5: Độ tin cậy thang đo VADPRS
Chú ý VADPRS
Tăng động
VADPRS ADHD VADPRS
Cronbach Alpha 0.881 0.884 0.927
Trong đề tài này chúng tôi chỉ quan tâm đến các vấn đề đo rối loạn tăng động giảm chú ý, nên chúng tôi cũng quan tâm đến độ tin cậy của các tiểu test về các vấn đề liên quan đến rối loạn tăng động giảm chú ý, bao gồm các tiểu
test VADPRS-chú ý, VADPRS-tăng động, VADPRS-ADHD. Dựa vào bảng 3.5, hệ số Cronbach Alpha giao động từ 0,881 đến 0.927, đây đều là các chỉ số rất cao, có nghĩa là các tiểu test này đều có độ tin cậy cao, và các item trong thang đo cùng đo một vấn đề đó là rối loạn tăng động giảm chú ý. Với độ tin cậy cao như vậy, chúng ta có thể nói, VADPRS-ADHD có thể sử dụng tốt để đánh giá các vấn đề về rối loạn tăng động giảm chú ý.
Như vậy, hai thang đo CBCL-V và VADPRS đều có độ tin cậy cao và có thể sử dụng để đánh giá các vấn đề về tăng động giảm chú ý.