Khái niệm sàng lọc

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ ĐỘ HIỆU LƢ̣C CỦA BẢNG KIỂM HÀNH VI TRẺ EM ACHENBACH – PHIÊN BẢN VIỆT NAM (CBCL-V) TRONG SÀNG LỌC RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý (Trang 31)

1.2.3.1. Định nghĩa sàng lọc

Sàng lọc là quá trình áp dụng một biện pháp kỹ thuật (trắc nghiệm) để phát hiện một vấn đề ở thời kì sớm trong một cộng đồng mà vấn đề đó chưa biểu hiện những triệu chứng lâm sàng dễ thấy [34].

Trắc nghiệm sàng lọc là một trắc nghiệm phát hiện bệnh trước khi có triệu chứng. Trắc nghiệm sàng lọc có thể tìm ra bệnh sớm, giúp cho việc điều trị dễ dàng hơn. Sàng lọc, trong y học cũng như trong tâm lí học, là một chiến lược được sử dụng trong cộng đồng để xác định một vấn đề hay một căn bệnh không được công nhận ở những người không có dấu hiệu hoặc triệu chứng. Điều này có thể bao gồm cả những người bệnh có biểu hiện tiền triệu chứng bệnh hoặc không được công nhận triệu chứng bệnh. Như vậy, trắc nghiệm sàng lọc có một phần nào độc đáo ở chỗ là chúng được thực hiện trên người dường như có sức khỏe tốt. Sàng lọc bệnh là qui trình tách những đối tượng nguy cơ có khả năng mắc bệnh trong cộng đồng để có biện pháp can thiệp thích hợp nhằm ngăn ngừa bệnh tật xảy ra trên các đối tượng có nguy cơ. Sàng lọc nhằm phát hiện các đối tượng nguy cơ sớm. Sàng lọc bệnh thường diễn ra trước khi chẩn đoán, sàng lọc giúp cho việc chẩn đoán được rõ ràng nhanh gọn hơn, bên cạnh đó công cụ sàng lọc đơn giản và dễ thực hiện hơn là các công cụ chẩn đoán, cho nên dễ sử dụng công cụ sàng lọc trong cộng đồng. Công cụ sàng lọc chính là trắc nghiệm sàng lọc. Một trắc nghiệm được sử dụng để sàng lọc, đặc biệt đối với một căn bệnh có tỷ lệ thấp, phải có độ nhạy tốt và độ đặc hiệu cao.

1.2.3.2. Các dạng sàng lọc [11]

+ Sàng lọc đại trà (mass screening)

+ Sàng lọc nhiều giai đoạn (đa sàng lọc), (multiple hay multiphaseic screening) : sử dụng nhiều test khác nhau trên một đối tượng.

+ Sàng lọc theo mục tiêu (target screening): sàng lọc trên nhóm dân số có tiếp xúc đặc biệt.

+ Sàng lọc cơ hội hay sàng lọc phát hiện bệnh (case-finding hay opportunistic screening) sàng lọc trên bệnh nhân, (VD: sàng lọc rối loạn tăng động giảm chú ý là sàng lọc phát hiện bệnh).

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ ĐỘ HIỆU LƢ̣C CỦA BẢNG KIỂM HÀNH VI TRẺ EM ACHENBACH – PHIÊN BẢN VIỆT NAM (CBCL-V) TRONG SÀNG LỌC RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý (Trang 31)