Trong đề tài này chúng tôi sử dụng DISC - ADHD để chẩn đoán ADHD. Kết quả điểm thô thu được là:
Bảng 3.3: Điểm thô của DISC-ADHD
Các vấn đề Tổng số Phần trăm
Không có rối loạn tăng động giảm chú ý 70 68.6
Có rối loạn tăng động giảm chú ý 32 31.4
Theo Bảng 3.3 ta có kết quả trẻ không được chẩn đoán có rối loạn tăng động giảm chú ý là 70 trẻ chiếm tỷ lệ 68.6%, trẻ được chẩn đoán có rối loạn tăng động giảm chú ý là 32 trẻ, chiếm 31,4% khách thể nghiên cứu. Tuy tỷ lệ trẻ được chẩn đoán có ADHD tương đối cao, nhưng chúng ta có thể lý giải được, bởi vì số khách thể nghiên cứu của chúng tôi là những trẻ đến khám tại bệnh viện với các vấn đề về hành vi, nên đây là nhóm trẻ có nguy cơ cao mắc các bệnh về sức khỏe tâm thần liên quan đến hành vi. Tổng số trẻ được đánh giá là 102, phù hợp với số lượng khách thể của thang đo CBC-V và VADPRS.
Biểu đồ 3.3: So sánh điểm thô DISC-ADHD giữa nam và nữ
Nhìn Biểu đồ 3.3, chúng ta thấy tỷ lệ trẻ được chẩn đoán rối loạn tăng động giảm chú ý giữa nam và nữ có sự khác biệt rất cao, nam chiếm tỷ lệ 31/32 trẻ có rối loạn tăng động giảm chú ý, còn nữ chỉ có 1 trường hợp được chẩn đoán có rối loạn tăng động giảm chú ý. Như vậy cả 3 thang đo đều cho kết quả tương đồng nhau về tỷ lệ nam nữ. Điều này phàn nào nói lên tính khách quan của số liệu.
Như vậy, bộ số liệu của chúng tôi có sự tương đồng với nhau về số lượng, điểm số thu được đầy đủ, sát thực, khách quan. Bên cạnh đó, cả 3 bảng hỏi đều thu thập từ nguồn thông tin của cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ nên
có sự thống nhất rất cao trong các câu trả lời. Tuy nhiên, vì chỉ có một kênh thông tin là từ cha mẹ hay người chăm sóc trẻ nên số liệu thu được chưa được đa dạng, đây cũng là một hạn chế của để tài.