Công cụ nghiên cứu

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ ĐỘ HIỆU LƢ̣C CỦA BẢNG KIỂM HÀNH VI TRẺ EM ACHENBACH – PHIÊN BẢN VIỆT NAM (CBCL-V) TRONG SÀNG LỌC RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý (Trang 51)

2.1.4.1. Bảng kiểm hành vi trẻ em Achenbach – phiên bản Việt Nam

CBCL-V là công cụ đánh giá dành cho lứa tuổi học đường, nhằm đánh giá các mặt cảm xúc và hành vi của trẻ từ 6 đến 18 tuổi. CBCL-V là phiên bản dành cho cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ tự đánh giá về trẻ.

Hướng dẫn làm CBCL [17]:

Trong đề tài này chúng tôi chỉ sử dụng tiểu thang đo về vấn đề chú ý và tiểu thang đo vấn đề hướng ngoại.

Điều tra viên hướng dẫn từng phần, từng mục cho bố /mẹ trẻ hoặc người hiểu rõ về trẻ điền từng mục vào phiếu. Nếu có thể, điều tra viên đọc từng mục cho họ nghe rồi đánh dấu vào phiếu. Đánh dấu X vào các ô vuông so sánh. Thời gian điền từ 30-40 phút cho 1 phiếu. Liệt kê các hành vi:

- Chỉ đánh giá hành vi xảy ra trong vòng 6 tháng gần đây hoặc hiện nay. - Cách đánh giá: Bố mẹ đọc từng hành vi ( từ số 1 đến 113) trong phiếu ghi và đối chiếu với trẻ có hoặc không có. Có 3 mức độ đánh giá:

+ Nếu thấy trẻ có biểu hiện đúng như hành vi ghi trong phiếu thì khoanh tròn số 2.

+ Nếu thấy trẻ chỉ đúng một phần, đôi khi hoặc thỉnh thoảng có biểu hiện như hành vi trong phiếu thì khoanh tròn số 1.

+ Nếu trẻ hoàn toàn không có biểu hiện hành vi như ghi trong phiếu thì khoanh tròn số 0.

+ Nếu có câu nào cha mẹ không hiểu hoặc không trả lời được thì giải thích thêm.

Cách đánh giá.

Các biểu hiện hành vi né tránh Thuộc loại hình hoạt động Các biểu hành vi công kích, hung bạo hướng ngoại Các biểu hiện hành vi tăng động- giảm chú ý

Cách tính điểm.

- Đánh giá chung có vấn đề hay không có (rối loạn hay không rối loạn): Cộng tất cả điểm số mà bố mẹ trẻ đã khoanh tròn. Tổng điểm được so sánh với bảng tổng điểm cho con trai và con gái theo thang điểm ở cột bên phải của bảng. Nếu tổng điểm trên hẳn đường chấm ngang (giới hạn trên) là có rối loạn. Nếu điểm nằm ở giữa 2 đường chấm ngang, thuộc loại có nguy cơ, nếu càng sát đường chấm trên. Tổng điểm càng cao thì mức độ có rối loạn càng rõ rệt.

- Đánh giá các nhóm hành vi hướng ngoại : cộng theo nhóm hành vi thuộc 2 nhóm và so sánh với thang chuẩn tương ứng.

- Đánh giá nhóm rối loạn: Cộng số điểm từng trục, sau đó so với thang điểm tương ứng phía trên của từng trục. Nếu số điểm trên đường chấm ngang là có vấn đề, và thuộc nhóm rối loạn đó.

2.1.4.2. Thang đo rối loạn tăng động giảm chú ý Vanderbilt (VADPRS) Tiêu chí đánh giá sàng lọc đối với phiên bản dành cho cha mẹ: [25]

Đối với tiêu chí Giảm chú ý đòi hỏi cần có từ 6 đến 9 mục được cho điểm 2 hoặc 3 trong tổng số 9 mục thì được xem là có biểu hiện nguy cơ rối loạn dạng trội giảm chú ý, và có biểu hiện vấn đề được chấm điểm 1 hoặc 2 ở bất kỳ mục nào của phần 8 câu hỏi về các vấn đề về học tập và quan hệ.

Đối với tiêu chí tăng động/bồng bột đòi hỏi cần 6 đến 9 mục được chấm điểm 2 hoặc 3 trong tổng số 9 mục của phần này thì được coi là có biểu hiện nguy cơ rối loạn dạng trội tăng động và và có biểu hiện vấn đề được chấm điểm 1 hoặc 2 ở bất kỳ mục nào của phần 8 câu hỏi về các vấn đề về học tập và quan hệ.

Đối với dạng hỗn hợp thì đòi hỏi đáp ứng cả hai tiêu chí trên.

Ngoài ra bảng sàng lọc cũng cho thấy một số tiêu chí để đánh giá một vài rối loạn khác như:

- Đối với rối loạn chống đối cần được chấm điểm 2 hoặc 3 cho 4/8 câu ở mục này.

- Đối với rối loạn hành vi 3/14 câu trong phần này cần được chấm điểm 2 hoặc 3. - Đối với lo âu hay trầm cảm cần từ 3/7 mục chấm điểm 2 hoặc 3

2.1.4.3. Bảng phỏng vấn chẩn đoán trẻ em phần chẩn đoán rối loạn tăng động giảm chú ý (DISC-IV-ADHD):

Cấu trúc của trắc nghiệm:

(1). Các biểu hiện của triệu chứng giảm tập trung chú ý kéo dài trong vòng 6 tháng qua (thể hiện cả ở nhà, ở trường học và ở nơi khác) gồm: 12 biến quan sát. Có 4 mức cho điểm: không, có, từ chối trả lời, không biết.

(2). Các biểu hiện của triệu chứng tăng động kéo dài trong vòng 6 tháng qua (thể hiện cả ở nhà, ở trường học và ở nơi khác) gồm: 12 biến quan sát. Có 4 mức cho điểm: không, có, từ chối trả lời, không biết.

(3). Thời điểm khởi phát của các triệu chứng và có sự ảnh hưởng (tuổi, năm, học lớp, mẫu giáo): 4 biến quan sát. Viết cụ thể tuổi, lớp,…

(4). Mức độ ảnh hưởng của rối loạn đến các hoạt động chức năng (học tập, công việc, vui chơi, quan hệ, cảm xúc): 14 biến quan sát. Có 5 mức điểm; hầu hết, đôi lúc, hiếm khi, từ chối trả lời, không biết.

(5). Các vấn đề khác như khả năng nghe, dùng thuốc tăng động, khám bệnh, chẩn đoán; mỗi vấn đề này có 1 biến quan sát. Có 4 mức cho điểm: không, có, từ chối trả lời, không biết.

Qui tắc cho điểm:

0, 1, 2, 7, 8, 9 (tương đương với: không, thỉnh thoảng, có, từ chối trả lời, không có thông tin và không biết) đối với một tiểu mục.

Quy tắc tiến hành phỏng vấn:

Đối với mỗi câu hỏi được đặt ra nếu cha mẹ trả lời là có thì người phỏng vấn sẽ khoanh tròn vào điểm 2 và tiếp tục hỏi các tiểu mục nhỏ của câu hỏi, cứ như vậy người hỏi sẽ hỏi lần lượt các câu hỏi theo thứ tự. Đối với câu trả lời là không thì người phỏng vấn sẽ cho điểm 0 và chuyển sang câu kế tiếp mà không cần hỏi các câu trong tiểu mục nhỏ. Nếu trẻ có từ 3 câu trả lời là “có” trở lên được mã trong ngoặc ([ ]) từ câu 1 – 10 thì tiếp tục các câu tiếp theo, nếu không đáp ứng quy tắc này thì chuyển sang câu 22 (bắt đầu cho phần rối loạn tăng động). Nếu trẻ có từ 3 câu trả lời là “có” trở lên được mã trong ngoặc ([ ]) từ câu 22 – 32 thì tiếp tục các câu tiếp theo, nếu không đáp ứng quy tắc này thì chuyển sang câu 44. Ngoài ra, còn một số quy tắc bỏ qua một số câu hỏi khi trẻ không từng học mầm non hay dưới 7 tuổi… được chỉ dẫn cụ thể trong bảng phỏng vấn.

Áp dụng tiêu chí chẩn đoán của DSM – 4 đối với rối loạn tăng động giảm chú ý trên các mẫu được phỏng vấn sâu. Mẫu nào đáp ứng 5 tiêu chí với câu trả lời có (2) sẽ là mẫu có rối loạn tăng động giảm chú ý [21].

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ ĐỘ HIỆU LƢ̣C CỦA BẢNG KIỂM HÀNH VI TRẺ EM ACHENBACH – PHIÊN BẢN VIỆT NAM (CBCL-V) TRONG SÀNG LỌC RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)