Các công cụ sàng lọc ADHD

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ ĐỘ HIỆU LƢ̣C CỦA BẢNG KIỂM HÀNH VI TRẺ EM ACHENBACH – PHIÊN BẢN VIỆT NAM (CBCL-V) TRONG SÀNG LỌC RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý (Trang 38)

1.2.7.1. Bảng kiểm hành vi trẻ em Achenbach (CBCL)

CBCL là một trong những thang đo nằm trong hệ thống các công cụ đánh giá dựa trên thực chứng Achenbach (ASEBA), bao gồm: tập hợp các thang đánh giá năng lực khả năng thích nghi và các vấn đề của trẻ [17]. Hệ thống ASEBA, bao gồm nhiều thang đánh giá khác nhau, là hệ thống đánh giá dành cho mọi lứa tuổi, từ thang đánh giá cho trẻ trước tuổi học đến thang đánh giá dành cho người trưởng thành. Dựa trên kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm thực hành kể từ những năm 1960 (Achenbach, 1965, 1966), hệ thống đánh giá ASEBA đã thu thập được những thông tin về sự tương đồng và khác biệt trong chức năng sống của trẻ trong những môi trường khác biệt và trong sự tương tác với những đối tượng khác nhau. CBCL/6-18, YSR, và TRF; sử dựng những phương pháp thống kế phân tích nhân tố tiên tiến để tổng hợp những sự

khác biệt về hội chứng từ phiếu hỏi dành cho bố mẹ, bản thân và giáo viên; bổ sung thêm những thang (hội chứng) có định hướng DSM; và những tài liệu phân tích tổng hợp cho cả ba phiếu hỏi CBCL/6-18, YSR, và TRF trong một cuốn Sách hướng dẫn. [18].

CBCL có thể dễ dàng dịch để sử dụng trong các nền văn hóa khác nhau. CBCL đã được dịch sang hơn 85 ngôn ngữ và báo cáo sử dụng trong hơn 80 nền văn hóa. Hơn nữa, nghiên cứu đã chứng minh CBCL có kết quả tương tự trong nhiều nền văn hóa (Achenbach, 2013).

Độ tin cậy của CBCL: CBCL có độ tin cậy rất cao về điểm số thu được cho mỗi mục tương ứng với điểm số thu được cho mỗi mục khác (Achenbach & Rescorla, nd). Ngoài ra, điểm số Cronbach alpha phản ánh tính thống nhất nội bộ đáng kể, dao động từ 0.78 đến 0.97 (Achenbach & Rescorla, nd). Độ tin cậy rất cao đối với hầu hết các thang đo, với hầu hết các thử nghiệm kiểm tra lại mối tương quan Pearson được trong khoảng 0.80 và 0.90 (Achenbach & Rescorla, nd). CBCL đặc biệt có giá trị khi được sử dụng thường xuyên đều đặn. CBCL có thể sử dụng trong đánh giá đầu vào ở các cơ sở chăm sóc sức khỏe tâm thần, trong việc sàng lọc tại môi trường giáo dục và y tế, trong đánh giá đối với những người cung cấp dịch vụ gia đình, trẻ em và các chuyên gia pháp lý. CBCL cung cấp những tiêu chuẩn đã được chuẩn hóa để từ đó có thể so sánh với những thông tin thu được từ mỗi cá nhân trẻ.

Độ hiệu lực nội dung của CBCL: các mục của CBCL, TRF, YSR, qua các kết quả nghiên cứu, chỉnh sửa suốt 4 thập kỉ qua, giữa nhóm trẻ có vấn đề lâm sàng và trẻ không có vấn đề về lâm sàng, đều thu được các số liệu có ý nghĩa về mặt thống kê p<0.01, cho thấy nội dung của thang đo phù hợp với cái cần đo. Chẳng hạn như muốn đo về các vấn đề chú ý, các câu trong nhóm hội chứng vấn đề chú ý phải phù hợp và đo được trẻ có rối loạn tăng động giảm chú ý hay không? [17]

Độ hiệu lực tiêu chí của CBCL và các thang trong hệ thống ASEBA được đánh giá thông qua việc so sánh tương quan với các thang đo khác ngoài hệ thống ASEBA. Tất cả các nghiên cứu tương quan đều có ý nghĩa về mặt thống kê (p<0.001)

- CBCL và TRF có chỉ số tương quan rất cao với thang đo Conners, giao động từ 0.71 đến 0.85 [17].

- Với thang đo hệ thống đánh giá hành vi trẻ em (BASC) chỉ số tương quan giao động từ 0.38 đến 0.89, (tất cả đều có p<0.01); những tương quan có chỉ số rất cao từ 0.70 trở lên là tương quan của các vấn đề: phàn nàn về cơ thể, vấn đề chú ý, và hội chứng hành vi phá vỡ qui tắc. Đặc biệt, tương quan giữa CBCL và BASC cao nhất ở các vấn đề: tổng các vấn đề của thang đo (r=0.89), các vấn đề hướng ngoại (r=0.88) và các vấn đề hướng nội (r=0.83).

- Chỉ số tương quan với DSM-IV giao động từ 0.49 đến 0.80, p<0.001, chỉ số tương quan thấp nhất là tương quan về vấn đề thu mình/ trầm cảm (0.49), chỉ số tương quan cao nhất ở nhóm các vấn đề chú ý (0.80). Hệ thống công cụ đánh giá dựa trên thực chứng Achenbach (ASEBA) có thể sử dụng trong đánh giá đầu vào ở các cơ sở chăm sóc sức khỏe tâm thần, trong việc sàng lọc tại môi trường giáo dục và y tế, trong đánh giá đối với những người cung cấp dịch vụ gia đình, trẻ em và các chuyên gia pháp lý. Hệ thống công cụ ASEBA cung cấp những tiêu chuẩn đã được chuẩn hóa để từ đó có thể so sánh với những thông tin thu được từ mỗi cá nhân trẻ.

CBCL do cha mẹ, người đại diện cho cha mẹ và những người chăm sóc trẻ thực hiện để đánh giá về trẻ. Thang đo CBCL được thiết kế sáng rõ để những phụ huynh với trình độ từ lớp 5 trở nên có thể đọc, hiểu và trả lời được. Hều hết các phụ huynh đem con đến khám đều chờ đợi sẽ nói về vấn đề của con mình nên họ chấp nhận hoàn thành CBCL như một thủ tục tiếp nhận ban đầu tất yếu. Nếu có thể, nên để cha mẹ của trẻ điền vào hai mẫu CBCL khác

nhau một cách độc lập. Nếu cả cha mẹ không thể thực hiện được điều này thì có thể yêu cầu những người lớn khác thực hiện nếu như họ hiểu rõ về trẻ. Những người lớn đó có thể là cha/mẹ cùng với ông/bà hoặc người nuôi dưỡng trẻ. Số liệu về mức độ thống nhất ý kiến giữa cha và mẹ cho thấy có sự tương quan lớn về điểm số khi họ cùng thực hiện đánh giá về trẻ bằng CBCL.

Việc phỏng vấn cha mẹ có thể giúp chúng ta hiểu hơn về sự khác biệt trong hồ sơ CBCL. Nguyên nhân dẫn tới sự khác biệt nên được đưa vào định hình trường hợp khi lên kế hoạch can thiệp. Ví dụ, trong một số trường hợp, nhà thực hành có thể thay đổi nhận thức hoặc hành vi của cha mẹ đối với trẻ thay vì chỉ làm việc riêng với trẻ. Trong những trường hợp như vậy, nhà thực hành có thể dùng CBCL để đánh giá sự thay đổi về nhận thức của cha mẹ sau can thiệp.

Bảng kiểm hành vi trẻ em Achenbach phiên bản Việt Nam (CBCL-V) đã được PGS.TS. Đặng Hoàng Minh cùng cộng sự Việt hóa và thích nghi ở Việt Nam năm 2009.

1.2.7.2. Thang đánh giá rối loạn tăng động giảm chú ý Vanderbilt (ADHD Vanderbilt)

Thang đo ADHD Vanderbilt được thiết kế dùng cho việc sàng lọc trẻ có nguy cơ có rối loạn tăng động giảm chú ý, do Wolraich - bệnh viện Nhi khoa Vanderbilt- đã dựa trên tiêu chuẩn chẩn đoán của DSM-IV (Wolraich et al., 2002). Mục đích của thang đo là tìm kiếm các thông tin về triệu chứng và mức độ biểu hiện của triệu chứng rối loạn tăng động chú ý cũng như các biểu hiện của các bệnh đồng thời, như rối loạn hành vi, rối loạn chống đối hay biểu hiện của lo âu trầm cảm. Thang đo được sử dụng để đánh giá trẻ em từ 6 đến 12 tuổi với hai phiên bản, phiên bản dành cho cha mẹ và phiên bản dành cho giáo viên đánh giá. Cha mẹ và giáo viên là người trả lời các miêu tả triệu chứng bằng cách chấm điểm: 0, 1, 2, 3 tương ứng với bốn mức độ: không bao giờ, hiếm khi, thỉnh thoảng, thường xuyên cho các biểu hiện xuất hiện ở trẻ ít nhất

trong 6 tháng trở đi (tính từ thời điểm làm trắc nghiệm trở về trước). Thang đo là tập hợp các tiểu mục mô tả các biểu hiện cụ thể của triệu trứng tăng động giảm chú ý và một số triệu trứng của rối loạn hành vi, hay cảm xúc được thiết kế trên tiêu chí biểu hiện của các triệu chứng rối loạn tăng động giảm chú ý do DSM – 4 đưa ra.

Cấu trúc thang đo ADHD Vanderbilt

(1). Biểu hiện giảm chú ý: 9 biến quan sát

(2). Biểu hiện giảm tập trung chú ý: 9 biến quan sát (3). Biểu hiện chống đối phòng vệ: 8 biến quan sát (4). Biểu hiện rối loạn hành vi: 13 biến quan sát

(5). Biểu hiện rối loạn cảm xúc: lo âu, trầm cảm: 7 biến quan sát

Thang đo ADHD Vanderbilt được xây dựng dựa vào các biểu hiện của triệu chứng rối loạn do DSM – 4 đưa ra vì thế nó có độ tin cậy rất cao và hiện đang được sử dụng khá phổ biến ở các cơ sở y tế cho việc sàng lọc rối loạn tăng động giảm chú ý vì vậy việc sử dụng trắc nghiệm này để sàng lọc sẽ cho một kết quả tốt. Kết quả của điều tra được xử lý bằng chương trình SPSS 19.0 cho phép xác định độ tin cậy của thang đo. Chúng tôi sử dụng phương pháp tính hệ số Cronbach‟s Alpha để xác định độ tin cậy của thang đo. Hệ số Cronbach‟s Alpha đạt từ 0.6 trở lên thang đo được chấp nhận (có độ tin cậy). Dữ liệu cắt dọc được thu thập trên 1.536 trẻ em từ lớp mẫu giáo đến lớp bốn. Năm mươi hai phần trăm của các mẫu qui chuẩn là người Mỹ gốc Phi. Chỉ số Cronbach Alpha là 0.90 hoặc cao hơn cho thấy sự nhất quán nội bộ tốt. Độ hiệu lực đồng thời đã được tính toán dựa trên sự so sánh của thang đo ADHD Vanderbilt và DISC. Độ hiệu lực đồng thời tương đối cao (0.79), [33].

1.2.7.3. Bảng liệt kê phỏng vấn chẩn đoán bệnh dành cho trẻ em- phần chẩn đoán rối loạn tăng động giảm chú ý (DISC-IV – ADHD)

DISC là một thang đo phỏng vấn chẩn đoán có cấu trúc được sử dụng để đánh giá chẩn đoán sức khỏe tâm thần của trẻ em và vị thành niên, bao gồm

các lĩnh vực như: lo âu, hoảng sợ, rối loạn ăn uống, trầm cảm, rối loạn tăng động giảm chú ý, rối loạn hành vi, rối loạn bài tiết.

Nguồn gốc thang đo: Năm 1979, Viện sức khỏe Tâm thần Quốc gia (Hoa Kỳ), đã nghiên cứu và phát triển Bảng liệt kê phỏng vấn chẩn đoán dành cho trẻ em (DISC), được sử dụng cho các cuộc điều tra qui mô lớn để xác định sự phổ biến của các rối loạn tâm thần và dịch vụ liên quan cần thiết cho trẻ em ở Hoa Kỳ. Các phiên bản khác nhau lần lượt được chỉnh sửa để phù hợp với sự chỉnh sửa của hệ thống phân loại bệnh khác nhau qua từng thời kì. Phiên bản hiện tại của DISC, (Viện Sức khỏe Tâm thần [NIMH] DISC-IV), dựa trên tiêu chuẩn chẩn đoán của DSM-IV và ICD-10, đã được phát hành để sử dụng vào năm 1997. Đây là phiên bản dành cho cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ trả lời phỏng vấn [31].

Độ tin cậy của DISC: mặc dù DISC-IV là một phiên bản dài hơn và phức tạp hơn các phiên bản trước đó, nhưng độ tin cậy của DISC-IV khá cao so với các phiên bản trước đó. Độ tin cậy của DISC-IV trong chẩn đoán rối loạn tăng động giảm chú ý là 0.79; chẩn đoán rối loạn ám ảnh cưỡng bức là 0.54; của rối loạn hành vi là 0.43; ám sợ xã hội là 0.54 (Fisher er al., 1997). Độ nhạy của thang đo từ 0.73 đến 1.0.

Dựa trên nền tảng của DISC-IV, đã có một số phiên bản đặc hiệu riêng dành cho từng đối tượng trả lời bảng hỏi và tùy theo cách thức thực hiện bảng hỏi.

- DISC - PS (Present state DISC - 1997): chỉ đánh giá tại thời điểm hiện tại (khoảng thời gian ngắn, trong vòng 4 tuần). Phiên bản này thường được sử dụng trong chẩn đoán ban đầu hoặc trong việc sàng lọc bệnh tại cộng đồng. Đây là phiên bản được làm trên máy tính.

- DISC-T (Teacher DISC - 1998): đây là phiên bản dành cho giáo viên đánh giá, được chỉnh sửa bởi Benjamin Lahey, Ph.D., và Gwen Zahner, Ph.D; cùng với sự trợ giúp từ nhóm phát triển DISC của đại học Columbia. DISC-T được giới hạn để chẩn đoán những trẻ có thể có

những triệu chứng bệnh biệu hiện ở trường học. DISC-T cũng được sử dụng trên máy tính và được dùng như một trắc nghiệm và có thể phỏng vấn qua điện thoại.

- Thang dự đoán DISC: mục đích của phiên bản này là dự đoán những đối tượng có thể hoặc không mắc bệnh. Đây là một phiên bản rút gọn, gồm bảng câu hỏi sàng lọc và tự thuật.

- DISC-YA: đây là phiên bản dành cho độ tuổi từ 18 đến 24 tuổi (Shaffer et al., 1998).

- DISC-PSV (The Voice DISC): đây là phiên bản bằng giọng nói của DISC-PS, được chỉnh sửa để dành cho trẻ em và vị thành niên tự đánh giá bản thân mình, sử dụng trên mày tính với tai nghe và loa. Thông qua DISC-PSV, thanh thiếu niên trả lời những vấn đề về các hành vi không mong muốn trong xã hội sẽ trung thực và dễ dàng hơn là gặp mặt trả lời phỏng vấn trực tiếp (Turner et al, 1998).

- DISC-Q (Quick DISC): dùng để đánh giá nhanh. DISC rút gọn bao gồm làm bỏ qua logic dựa trên dữ liệu thực nghiệm để cho phép người phỏng vấn bỏ qua phần không liên quan để đi đến tiêu chuẩn chẩn đoán cho rối loạn.

Tiểu kết chƣơng 1

Vấn đề sàng lọc và chẩn đoán trẻ có rối loạn tăng động giảm chú ý luôn là sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu và của nhiều nhà tâm lý lâm sàng. Nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới nghiên cứu về độ hiệu lực của CBCL trong sàng lọc trẻ có rối loạn tăng động giảm chú ý. Hầu hết các nghiên cứu đó đều cho thấy CBCL có độ hiệu lực cao trong sàng lọc ADHD. Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa có công trình nghiên cứu nào về độ hiệu lực của CBCL trong sang lọc rối loạn tăng động giảm chú ý.

Tăng động giảm chú ý là một mẫu hành vi khó kiểm soát, biểu hiện dai dẳng kém tập trung chú ý và tăng cường hoạt động một cách thái quá, khác hẳn với mẫu hành vi mà những đứa trẻ cùng lứa tuổi thường thể hiện. Các biểu hiện này phải lan tỏa ở nhà, ở trường và ở nơi công cộng;khởi phát trước 7 tuổi và kéo dài ít nhất 6 tháng.

Trong tâm lý học hay y học, sàng lọc bệnh là qui trình tách những đối tượng nguy cơ có khả năng mắc bệnh trong cộng đồng để có biện pháp can thiệp thích hợp. Một trắc nghiệm sàng lọc tốt phải có độ nhạy cao và mang tính đặc hiệu, bên cạnh đó còn cần phải đơn giản dễ làm dễ hiểu.

Độ hiệu lực của thang đo là khái niệm để chỉ mức độ chính xác mà thang đo đó đo được cái nó cần đo. Có rất nhiều loại độ hiệu lực khác nhau, tùy theo từng cách tiếp cận khác nhau: độ hiệu lực nội dung, độ hiệu lực tiêu chí, độ hiệu lực cấu trúc, độ hiệu lực hội tụ, độ hiệu lực phân biệt... Có hai cách để đánh giá độ hiệu lực thang đo, đó là phép phân tích nhân tố và phép phân tích tương quan của nó với các thang đo khác.

Các công cụ sàng lọc rối loạn tăng động giảm chú ý gồm Bảng kiểm hành vi trẻ em Achenbach – phiên bản Việt Nam (CBCL-V) – phần đánh giá vấn đề chú ý, Thang đo tăng động giảm chú ý Vanderbilt phiên bản dành cho cha mẹ đánh giá (VADPRS) phần đánh giá ADHD, Bảng liệt kê phỏng vấn chẩn đoán trẻ em – phần chẩn đoán rối loạn tăng động giảm chú ý (DISC-IV-ADHD).

CHƢƠNG 2

TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.1.1. Vấn đề nghiên cứu

Giả thuyết nghiên cứu của đề tài được xác định là: Bảng kiểm hành vi trẻ em Achenbach phiên bản Việt Nam (CBCL – V) có độ hiệu lực cao trong sàng lọc trẻ có rối loạn tăng động giảm chú ý.

Vấn đề nghiên cứu: độ hiệu lực của Bảng kiểm hành vi trẻ em Achenbach - phiên bản Việt Nam trong sàng lọc trẻ có rối loạn tăng động giảm chú ý.

Mục tiêu nghiên cứu: chỉ ra được độ hiệu lực của Bảng kiểm hành vi trẻ em Achenbach – phiên bản Việt Nam trong sàng lọc trẻ có rối loạn tăng động giảm chú ý.

2.1.2. Chọn mẫu nghiên cứu

Với mục đích là tìm kiếm công cụ sàng lọc rối loạn tăng động giảm chú ý để sử dụng trong bệnh viện hoặc các cơ sở khám chữa bệnh ban đầu, chúng tôi đã lựa chọn khách thể nghiên cứu là toàn bộ bệnh nhi được chuyển đến

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ ĐỘ HIỆU LƢ̣C CỦA BẢNG KIỂM HÀNH VI TRẺ EM ACHENBACH – PHIÊN BẢN VIỆT NAM (CBCL-V) TRONG SÀNG LỌC RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)