Tạo động lực cho đội ngũ giáo viên phát triển

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn hiện nay (Trang 106)

3.3.5.1. Mục đích biện pháp

- Tạo được động lực cho ĐNGV thực hiện các nhiệm vụ bằng cách: tổ chức thực hiện các chế độ chính sách về tiền lương, thưởng, vật chất khác; các hình thức khen thưởng tinh thần; các danh hiệu thi đua, đề bạt, thăng chức…

- Làm cho mỗi giáo viên đều có cơ hội phát huy khả năng, được làm việc hết mình với chất lượng tốt nhất.

- Xây dựng được ĐNGV đoàn kết, đủ năng lực hoàn thành tốt nhiệm vụ.

3.3.5.2. Nội dung biện pháp

- Thực hiện đầy đủ, kịp thời chế độ, chính sách của Nhà nước đối với giáo viên. - Xây dựng chế độ, chính sách đãi ngộ vật chất, tinh thần cho giáo viên của địa phương, của nhà trường phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của địa phương và khả năng của nhà trường.

- Thực hiện sử dụng ĐNGV có hiệu quả, đúng với yêu cầu, nhiệm vụ, năng lực và cống hiến của mỗi người.

- Tạo được môi trường làm việc tốt, tạo cơ hội cho mỗi giáo viên có cơ hội để phát huy năng lực bản thân và đóng góp cho sự thành công của nhà trường.

3.3.5.3. Cách thức thực hiện biện pháp a) Đối với phòng GDĐT:

Phối hợp với các phòng chức năng tham mưu, rà soát, điều chỉnh, bổ sung cơ chế, chính sách của tỉnh, của huyện về chế độ đãi ngộ giáo viên nói chung và giáo viên tiểu học nói riêng.

Tiền lương, tiền thưởng được trả theo trình độ chuyên môn, năng lực và hiệu quả công tác, lấy các minh chứng là chuẩn đạt được loại xuất sắc, các danh hiệu thi đua đạt được là chiến sĩ thi đua, giáo viên giỏi, có học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh…

Hàng năm rà soát, sắp xếp đội ngũ, kịp thời đề nghị bổ nhiệm những giáo viên giỏi có năng lực vào những vị trí cao hơn, thực hiện chế độ luân chuyển giáo viên giữa các vùng.

Thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng; chống bệnh thành tích có hiệu quả; tránh tình trạng thi đua kiểu phong trào, nặng về hình thức, khen thưởng có tính chất cào bằng.

Tham mưu cho các cấp quản lý đầu tư cơ sở vật chất cho nhà trường, trước hết đầu tư nhà công vụ cho giáo viên ở những trường khó khăn mà giáo viên phải ở nội trú; trang bị phương tiện sinh hoạt, làm việc đáp ứng yêu cầu tối thiểu để giáo viên vơi bớt khó khăn.

Đảm bảo nguồn kinh phí thường xuyên từ nguồn ngân sách; cân đối các khoản được thu từ học sinh và các nguồn khác theo quy định với tỷ lệ: ít nhất 80% chi cho lương và các khoản phụ cấp, dành 20% chi hoạt động chuyên môn và chi khác.

b) Đối với các trường tiểu học

Thực hiện tốt các chế độ chính sách hiện hành về tiền lương, thưởng, phụ cấp, cân đối nguồn thu thực hiện thu nhập tăng thêm cho người lao động trên cơ sở xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ.

Quan tâm đầu tư cho các hoạt động văn nghệ, thể thao tạo bầu không khí vui tươi, phấn khởi. Dành phần kinh phí tổ chức thăm quan, du lịch, nghỉ ngơi trong dịp lễ, tết, nghỉ hè.

Quan tâm thăm hỏi, kịp thời hỗ trợ những giáo viên gặp khó khăn ốm đau hoạn nạn. Chia sẻ, động viên, giúp đỡ đồng nghiệp đang công tác ở những trường thuộc vùng khó khăn.

Kịp thời khen thưởng những giáo viên có thành tích cao trong công tác, thực hiện nghiêm túc chế độ ba công khai nhất là công khai việc sử dụng nguồn kinh phí.

3.3.5.4. Điều kiện đảm bảo thực hiện biên pháp

- Huyện ủy, UBND chủ động phối hợp các cơ quan liên quan rà soát, điều chỉnh chế độ chính sách hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền ban hành chính sách ưu đãi cho nhà giáo mà trước hết là thu nhập, điều kiện sinh hoạt và làm việc của giáo viên.

- Lãnh đạo nhà trường phối hợp chặt chẽ với công đoàn trường thường xuyên lắng nghe tâm tư nguyện vọng của giáo viên; kịp thời giải quyết khó khăn, thắc mắc của các đoàn viên; đề xuất kịp thời lên cấp trên để xem xét, giải quyết.

- Xây dựng được môi trường làm việc văn hóa và sư phạm trong các nhà trường, sử dụng đúng năng lực, sở trường, tạo cơ hội cho mỗi người thành công trong sự nghiệp.

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn hiện nay (Trang 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)