Nền kinh tế huyện Lộc Bình những năm qua tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng, bước đầu hình thành các vùng kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa. Tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm trên 10%, tỷ trọng xuất khẩu nông - lâm nghiệp chiếm 46%, thu nhập bình quân giai đoạn 2008 - 2013 đạt 650 USD/người/năm.
Nhìn chung nền kinh tế của huyện còn nhỏ bé, chủ yếu là kinh tế hộ gia đình và sản xuất nông nghiệp, kinh tế đồi rừng là chủ yếu và phải đầu tư lớn, thời gian dài, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Chỉ có khu vực hai thị trấn khá phát triển còn lại là vùng nông thôn nhiều xã khó khăn và đặc biệt khó khăn. Hạ tầng kinh tế - xã hội còn nhiều yếu kém nhất là các xã biên giới, các xã vùng khó khăn.
Đảng bộ huyện chủ trương phát triển kinh tế theo hướng chuyển dịch từ nông - lâm nghiệp nhỏ lẻ thành kinh tế nông - lâm nghiệp theo quy mô trang trại, tập trung, phát huy lợi thế biên giới có cửa khẩu để phát triển thương mại, du lịch.
Số hộ nghèo năm 2012 còn 4369/18748 hộ, chiếm tỷ lệ 23,3%. Số người lao động được đào tạo nghề mới đạt trên 25,3%, số hộ được sử dụng điện đạt 97,8%. Do đặc điểm dân cư không tập trung, địa hình phức tạp với nhiều đồi núi cao, nhiều sông suối chia cắt nên việc phát triển kinh tế xã hội gặp nhiều khó khăn và đòi hỏi nguồn đầu tư rất lớn.
Trình độ dân trí còn hạn chế, nhiều hủ tục lạc hậu vẫn chưa được xóa bỏ, đồng bào dân tộc thiểu số nông thôn chậm đổi mới, chưa thích ứng với sự biến đổi nhanh của nền kinh tế thị trường. Quốc phòng, an ninh được giữ vững, biên giới quốc gia được bảo vệ vững chắc, chính trị xã hội ổn định, trật tự, an toàn xã hội được đảm bảo. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao hơn.
2.1.3. Tình hình phát triển GDĐT huyện Lộc Bình
Đảng bộ huyện xác định: "Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông; thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi; nâng cao kết quả phổ cập giáo dục trung học cơ sở, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, giai đoạn 2011 - 2015. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục; đẩy mạnh việc xây dựng trường học đạt chuẩn Quốc gia" (Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ huyện khóa XXI).
2.1.3.1.Về các cấp học
Năm học 2012 - 2013 toàn huyện có 86 trường học; trong đó có 23 trường mầm non; 36 trường tiểu học và 27 trường THCS với 16.957 học sinh. Cấp THPT có 03
trường với 76 lớp và 2.824 học sinh. Một trung tâm giáo dục thường xuyên có 14 lớp học theo chương trình bổ túc với 348 học viên đối tượng chủ yếu là học sinh không được theo học THPT, một bộ phận là cán bộ, công chức xã, thị trấn, lâm trường.
Do địa hình miền núi có nhiều thôn bản và các trường THCS chỉ nằm ở trung tâm các xã, điều kiện giao thông đi lại khó khăn, thiếu giáo viên nên hàng năm tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học được tuyển vào THCS chưa đạt tỷ lệ so với yêu cầu, còn thấp, bình quân trong 5 năm qua đạt 99,02%. Vẫn còn có tình trạng học sinh THCS bỏ học giữa chừng (năm học 2012 -2013 bỏ học 34 học sinh, tỷ lệ 0,6%). Càng lên học các lớp cao thì tỉ lệ bỏ học càng tăng, vì đặc thù là miền núi, nhận thức còn hạn chế nên một số gia đình không tạo điều kiện cho con đi học mà ở nhà phụ giúp gia đình công việc đồng áng.
2.1.3.2. Về đội ngũ giáo viên
a) Về cơ cấu, số lượng
Tính đến năm học 2012 - 2013 cấp mầm non và tiểu học toàn huyện có 930 giáo viên (bao gồm: 316 giáo viên mầm non; 614 giáo viên tiểu học), cụ thể:
- Đối với giáo dục mầm non: 316 giáo viên, trong đó nữ: 316 người; dân tộc: 296 người; trình độ đào tạo: Sơ cấp: 16, Trung cấp: 209, Cao đẳng: 76, Đại học: 15 (Có 316 giáo viên/234 lớp, nhóm lớp). Tỷ lệ bình quân đạt giáo viên 1,35/lớp, tuy đã vượt định mức 1,0 giáo viên/lớp dạy học 1 buổi/ngày, song so với yêu cầu dạy học 2 buổi/ngày chưa đảm bảo (định mức là 1,50 giáo viên/lớp). Dạy học bán trú chưa đảm bảo (định mức là 2,0 giáo viên/lớp).
- Đối với giáo dục tiểu học: có 614 giáo viên, trong đó nữ: 531 người; dân tộc: 562 người; trình độ đào tạo: Trung cấp: 278, Cao đẳng: 261, Đại học: 75. Tỷ lệ giáo viên/lớp đạt 1,27. Tuy đã vượt định mức 1,20 giáo viên/lớp dạy học 1 buổi/ngày, song so với yêu cầu dạy học 2 buổi/ngày chưa đảm bảo (định mức là 1,50 giáo viên/lớp).
Tuy nhiên, trên địa bàn huyện vẫn còn tình trạng mất cân đối, không đồng bộ trong cơ cấu đội ngũ giáo viên ở các đơn vị trường (thừa giáo viên các trung tâm thị trấn nhưng lại thiếu giáo viên ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn) nhưng
so với tỷ lệ giáo viên đứng lớp thì ở vùng xa và vùng đặc biệt khó khăn lại cao vì số lớp ít nhưng số giáo viên vẫn phải đủ theo chuyên môn, thậm chí cả thiếu giáo viên dạy văn hóa và giáo viên dạy học các môn đặc thù và môn học tự chọn.
b) Về chất lượng: - Giáo dục mầm non:
+ Số lượng người: 316 người;
+ Số đạt chuẩn trình độ trở lên: 300; chiếm tỷ lệ 94,9%; + Số trên chuẩn trình độ đào tạo: 91; chiếm tỷ lệ 28,8%; - Giáo dục tiểu học:
+ Số lượng người: 614 người;
+ Số đạt chuẩn trình độ trở lên: 614; chiếm tỷ lệ 100%; + Số trên chuẩn trình độ đào tạo: 336; chiếm tỷ lệ 54,7%.
Mặc dù số lượng nhà giáo đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo là rất cao, nhưng năng lực và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhiều nhà giáo còn hạn chế, chưa thực sự đổi mới phương pháp giảng dạy, vẫn còn có những giáo viên xếp loại yếu về chuyên môn, nghiệp vụ, đặc biệt là nhà giáo công tác ở vùng đặc biệt khó khăn, ít có điều kiện nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức.
- Về nghiệp vụ sư phạm: phần lớn nhà giáo đều đã qua đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. Trình độ tin học và ngoại ngữ của đội ngũ nhà giáo đã được nâng lên (đặc biệt ở các cấp học cao). Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận không nhỏ chưa đạt yêu cầu về năng lực sư phạm, trình độ tin học và ngoại ngữ. Đây là nguyên nhân dẫn tới tình trạng nhà giáo gặp khó khăn trong việc tiếp cận với phương pháp giảng dạy mới.
Về cơ bản đội ngũ nhà giáo có ý thức chính trị, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt; hầu hết đều tận tụy với nghề, cần cù chịu khó, có tinh thần trách nhiệm cao, sáng tạo và quyết tâm tự bồi dưỡng nâng cao năng lực để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, một số ít nhà giáo do chạy theo vật
chất đơn thuần, thiếu tu dưỡng, rèn luyện, vi phạm đạo đức nghề nghiệp, làm ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân và học sinh.
Bảng 2.1: Thống kê trình độ giáo viên huyện Lộc Bình năm 2013 (Không bao gồm trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS huyện)
Đơn vị: giáo viên
Trình độ
Cấp học Tổng số
Đạt chuẩn đào tạo trở lên Trên chuẩn đào tạo Chưa đạt chuẩn đào tạo SL % SL % SL % Mầm non 316 300 94,9 91 28,8 16 5,06 Tiểu học 614 614 100,0 336 54,7 0 THCS 434 403 92,9 111 25,6 31 7,1 THPT 187 187 100,0 4 2,1 0 Cộng 1551 1535 98,96 542 34,9 47 3,03
(Nguồn: Báo cáo công tác tổ chức cán bộ Phòng GDĐT Lộc Bình năm 2013)
Bảng 2.2: Thống kê công tác đào tạo nâng chuẩn, trên chuẩn giai đoạn 2008 – 2013
Đơn vị: giáo viên
Nội dung Năm học Các lớp bồi dưỡng Chuyên môn Lý luận chính trị QLGD Bồi dưỡng ngoại ngũ Bồi dưỡng tin học BDTX ThS ĐH CĐ 2008 - 2009 0 32 53 12 50 18 66 1.226 2009 - 2010 0 51 47 14 58 24 89 1.223 2010 - 2011 0 72 20 21 71 51 256 1.238 2011 - 2012 0 70 10 28 73 55 318 1.389 2012 - 2013 01 74 18 36 78 75 397 1.429 Cộng 01 299 148 111 330 223 1126 6.505
Thống kê cán bộ, giáo viên, nhân viên được đánh giá qua các năm 2008 – 2013: Năm học 2008-2009: Xuất sắc: 41,2%; Khá: 37,4%; TB: 17,9%; Kém: 3,5% Năm học 2009-2010: Xuất sắc: 32,9%; Khá: 46,1%; TB: 16,5%; Kém: 4,4% Năm học 2010-2011: Xuất sắc: 20,7%; Khá: 54,9%; TB: 16,9%; Kém: 7,5% Năm học 2011-2012: Xuất sắc: 19,2%; Khá: 57,9%; TB: 16,3%; Kém: 6,63% Năm học 2012 - 2013: Xuất sắc: 21,8%; Khá: 60,1%; TB: 16,4%; Kém: 1,7%.
Các biểu thống kê cho thấy việc đào tạo bồi dưỡng ĐNGV đã được quan tâm, tỷ lệ đạt chuẩn đào tạo tăng cấp tiểu học, cấp THPT không còn giáo viên chưa đạt chuẩn, không chỉ quan tâm đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn mà chú ý đến việc bồi dưỡng kiến thức quản lý giáo dục, lý luận chính trị, tin học, ngoại ngữ.
Việc đánh giá xếp loại được thực hiện hàng năm, tuy vậy tỷ lệ giáo viên tiểu học đạt chuẩn và trên chuẩn chiểm tỷ lệ cao. Song so với trình độ đào tạo và trình độ tay nghề còn nhiều bất cập, chưa sát thực tiễn. Việc xếp loại, đánh giá giáo viên chưa sát yêu cầu do nhiều nguyên nhân.
c) Về chất lượng giáo dục:
Việc huy động học sinh trong độ tuổi đi học ra lớp đạt tỷ lệ cao, cấp tiểu học đạt 99,9% và đạt 99,0% đối với cấp THCS; cấp học mầm non huy động trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 99,8%.
Chất lượng giáo dục có những tiến bộ đáng kể, cấp tiểu học xếp loại giáo dục cuối năm về học lực đạt trung bình trở lên là 98%; cấp THCS xếp loại học lực đạt 94,5% từ trung bình trở lên; học sinh đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi do Sở GDĐT tổ chức có 32% số học sinh dự thi đạt giải.
Tỷ lệ học sinh khá, giỏi ở cấp tiểu học đạt trên 62% nhưng ở cấp học cao hơn tỷ lệ này giảm hẳn, thậm chí rất thấp như học sinh giỏi cấp THPT.
Nguyên nhân: Việc đánh giá xếp loại học sinh ở mỗi cấp học có quy định khác nhau, nhưng chủ yếu vẫn là giáo viên chưa bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng, còn nặng về thành tích.
Bảng 2.3: Chất lượng giáo dục tiểu học, THCS (giai đoạn 2008 - 2013) (i) Giáo dục tiểu học
+ Hạnh kiểm:
Năm học Tổng số HS được đánh giá
Thực hiện đầy đủ Thực hiện chưa đầy đủ
SL % SL % 2008 - 2009 7.282 7.126 97,9 156 2,1 2009 - 2010 7.287 7.157 98,2 130 1,8 2010 - 2011 7.191 7.092 98,6 99 1,4 2011 - 2012 6.918 6.894 99,7 24 0,35 2012 - 2013 6.801 6.796 99,9 5 0,07 + Học lực: Năm học TSHS được đánh giá
Giỏi Khá Trung bình Yếu
SL % SL % SL % SL % 2008-2009 7.282 1.796 24,7 2.634 36,2 2.623 36,0 229 3,1 2009-2010 7.287 1.645 22,6 2366 32,5 3072 42,2 204 2,8 2010-2011 7.191 1.759 24,5 2.355 32,7 2.917 40,6 160 2,2 2011- 2012 6.918 1.841 26,6 2.368 34,2 2.641 38,2 68 0,98 2012- 2013 6.801 2.059 30,3 2.381 35,0 2.316 34,1 45 0,6
+ Kết quả học sinh đạt giải qua các kỳ thi học sinh giỏi các cấp
Năm học
Học sinh giỏi cấp huyện Học sinh giỏi cấp tỉnh
SL % SL % 2008- 2009 27/107 25,2 4/20 25,0 2009- 2010 65/226 28,7 6/20 30,0 2010- 2011 43/221 19,6 6/20 30,0 2011- 2012 58/193 30,1 Không tổ chức thi 2012- 2013 73/203 36,0 Không tổ chức thi
(ii) Giáo dục THCS + Hạnh kiểm Năm học TSHS được đánh giá Tốt Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % 2008-2009 7.204 4858 67,4 1847 25,6 484 6,72 15 0,21 2009-2010 6563 4541 69,2 1653 25,2 366 5,6 3 0,05 2010-2011 5853 4107 70,2 1428 24,4 315 5,38 3 0,05 2011-2012 5556 3664 65,9 1464 26,3 408 7,3 20 0,4 2012-2013 5337 3767 70,6 1402 26,3 168 3,1 0 0 + Học lực: Năm học TSHS được đánh giá
Giỏi Khá Trung bình Yếu,kém
SL % SL % SL % SL % 2008-2009 7.204 260 3,6 1869 25,9 4426 61,4 9,0 2009-2010 6563 272 4,14 1891 28,8 3967 90,4 433 7,6 2010-2011 5853 301 5,14 1818 31,1 3417 58,4 317 5,4 201-2012 5556 237 4,3 1584 28,5 2940 52,9 795 14,3 2012-2013 5337 373 7,0 1831 34,3 2968 55,6 165 3,1
+ Kết quả học sinh đạt giải qua các kỳ thi học sinh giỏi các cấp
Năm học
Học sinh giỏi cấp huyện Học sinh giỏi cấp tỉnh
SL % SL % 2008-2009 38/81 48,0 11/50 22,0 2009-2010 27/107 25,0 18/64 28,1 2010-2011 54/224 24,1 11/36 30,5 2011-2012 51/218 23,4 9/28 32,1 2012-2013 53/215 24,7 14/35 40,0
Công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia tiếp tục được quan tâm nhưng do điều kiện nguồn đầu tư hạn hẹp nên tiến độ chậm, đến nay mới có 12 trường học được công nhận đạt chuẩn quốc gia (Mầm non: 02; Tiểu học 07; THCS: 03).
d) Đầu tư về cơ sở vật chất:
Cơ sở vật chất mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, còn có phòng học tạm bợ, nhiều lớp học còn phải học nhờ. Hiện nay, toàn ngành (cấp Tiểu học) có 427 phòng học, trong đó phòng học được kiên cố hóa là 204 phòng chiếm 47,8%, còn lại là phòng học bán kiên cố và phòng học tạm và phòng học mượn.
Chương trình kiên cố hóa trường lớp học, nhà công vụ cho giáo viên và sự quan tâm đầu tư của huyện, đóng góp của nhân dân trường lớp học ngày càng được đầu tư kiên cố hóa. Số phòng học tạm, dột nát giảm dần, không còn tình trạng học sinh phải học 3 ca.
Nhà công vụ cho giáo viên ở vùng khó khăn tiếp tục được quan tâm đầu tư, tạo điều kiện cho giáo viên yên tâm công tác, vơi đi phần nào khó khăn về vật chất và tinh thần của giáo viên.
Tuy vậy, số phòng học tạm, nhà cấp 4 đã dột nát, thiếu ánh sáng, gió lạnh về mùa đông, phòng học, bàn ghế không đúng quy cách còn chiếm tỷ lệ nhiều.
Bảng 2.4: Tổng số phòng học
Năm học Phòng học Phòng công vụ Nhà đa năng
2008 - 2009 411 140 0
2009 - 2010 444 171 0
2010 - 2011 450 166 0
2011- 2012 453 158 0
2012 - 2013 435 149 0
Bảng 2.5: Các phòng được đầu tư xây dựng kiên cố hóa
Năm học Phòng học Phòng công vụ Nhà đa năng
2008- 2009 15 0 0
2009- 2010 66 51 0
2010- 2011 20 6 0
2011- 2012 4 0 0
2012- 2013 36 6 0
(Nguồn: Quy hoạch phát triển giáo dục Phòng GDĐT Lộc Bình giai đoạn 2011-2015)
Phòng học bộ môn, thực hành, kho bảo quản thiết bị còn thiếu nghiêm trọng. Việc trang bị, bảo quản, sử dụng trang thiết bị còn yếu, một số không còn sử dụng được.
e) Công tác xã hội hóa giáo dục:
Công tác xã hội hóa giáo dục đã được quan tâm, huy động được các lực lượng xã hội tham gia công tác giáo dục, nhất là việc huy động học sinh ra lớp và duy trì sĩ số hàng năm. Huy động nguồn lực hỗ trợ về cơ sở vật chất đã có nhiều cố gắng nhưng còn nhỏ bé, chủ yếu là sức lao động, ngày công do kinh tế chưa phát triển, thu nhập của nhân dân còn thấp.
Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và các Chỉ thị, Nghị quyết của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, trong những năm qua, công tác xã hội hóa giáo dục của huyện đã đạt được những kết quả nhất định.
Toàn huyện có 29/29 xã, thị trấn có Hội khuyến học, 02 thị trấn có chi hội người cao tuổi, có 03 chi hội dòng họ khuyến học, 04 chi hội khuyến học đồng hương. Ban đại diện cha mẹ học sinh thuộc chi hội khuyến học của 29/29 xã, thị trấn hoạt động thường xuyên và bước đầu có hiệu quả.
100% các xã, thị trấn có Hội đồng giáo dục, trong đó một số hội đồng giáo dục thường xuyên kết hợp chặt chẽ với các cấp ủy Đảng, Chính quyền, các ban ngành đoàn thể trong xã và nhà trường thực hiện các mục tiêu giáo dục của xã nhà;