Những yêu cầu về chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học trong gia

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn hiện nay (Trang 45)

hiện nay

Đội ngũ giáo viên đóng vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Chất lượng đội ngũ giáo viên là yếu tố quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục. Trong nhiều thập kỷ qua cùng với sự đổi mới toàn diện của đất nước, giáo dục đào tạo nước nhà đã thực hiện đổi mới.

Đổi mới chương trình, nội dung sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy - học, đổi mới kiểm tra - đánh giá, đổi mới phương tiện dạy học, nhiều loại hình đào tạo được mở ra,…và đã đạt được những kết quả quan trọng.

Đáp ứng yêu cầu đổi mới thì chất lượng đội ngũ giáo viên luôn là vấn đề được quan tâm của các nhà khoa học, nhà quản lý giáo dục của Đảng và Nhà nước.

Chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học phải đáp ứng được yêu cầu nêu ra trong các văn bản, qui định của Đảng và Nhà nước như:

- Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15 tháng 6 năm 2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

- Điều 77, Luật Giáo dục 2005 qui định trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo. Đối với giáo viên cấp tiểu học phải có bằng trung cấp sư phạm trở lên.

Để cụ thể hóa và có bộ công cụ để xác định chất lượng nhà giáo, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành các Thông tư quy định chuẩn nghề nghiệp đối với giáo viên từng cấp học.

- Quyết định số 14/2007/QĐ - BGDĐT ngày 04/5/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ban hành quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học. Các yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học được quy định cụ thể trong 3 lĩnh vực thuộc 3 điều (Điều 5, Điều 6, Điều 7) gồm 60 tiêu chí.

Điều 5. Các yêu cầu thuộc lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống

1. Nhận thức tư tưởng chính trị với trách nhiệm của một công dân, một nhà giáo đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (Bao gồm 4 tiêu chí).

2. Chấp hành pháp luật, chính sách của Nhà nước (Bao gồm 4 tiêu chí).

3. Chấp hành quy chế của ngành, quy định của nhà trường, kỷ luật lao động (Bao gồm 4 tiêu chí).

4. Đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của nhà giáo; tinh thần đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực; ý thức phấn đấu vươn lên trong nghề nghiệp; sự tín nhiệm của đồng nghiệp, học sinh và cộng đồng (Bao gồm 4 tiêu chí).

5. Trung thực trong công tác; đoàn kết trong quan hệ đồng nghiệp; phục vụ nhân dân và học sinh (Bao gồm 4 tiêu chí).

Điều 6. Các yêu cầu thuộc lĩnh vực kiến thức

1. Kiến thức cơ bản (Bao gồm 4 tiêu chí).

2. Kiến thức về tâm lý học sư phạm và tâm lý học lứa tuổi, giáo dục học tiểu học (Bao gồm 4 tiêu chí).

3. Kiến thức về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh (Bao gồm 4 tiêu chí).

4. Kiến thức phổ thông về chính trị, xã hội và nhân văn, kiến thức liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, tiếng dân tộc (Bao gồm 4 tiêu chí).

5. Kiến thức địa phương về nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh, huyện, xã nơi giáo viên công tác (Bao gồm 4 tiêu chí).

Điều 7. Các yêu cầu thuộc lĩnh vực kỹ năng sư phạm

1. Lập được kế hoạch dạy học; biết cách soạn giáo án theo hướng đổi mới. (Bao gồm 4 tiêu chí).

2. Tổ chức và thực hiện các hoạt động dạy học trên lớp phát huy được tính năng động sáng tạo của học sinh. Bao gồm 4 tiêu chí

3. Công tác chủ nhiệm lớp; tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. (Bao gồm 4 tiêu chí).

4. Thực hiện thông tin hai chiều trong quản lý chất lượng giáo dục; hành vi trong giao tiếp, ứng xử có văn hoá và mang tính giáo dục (Bao gồm 4 tiêu chí).

5. Xây dựng, bảo quản và sử dụng có hiệu quả hồ sơ giáo dục và giảng dạy. (Bao gồm 4 tiêu chí).

Kết luận Chƣơng 1

Chương 1 của Luận văn đã phân tích cụ thể một số khái niệm chủ yếu được sử dụng trong đề tài nghiên cứu, trong đó có các khái niệm: quản lý; phát triển; phát triển nguồn nhân lực; giáo viên, ĐNGV; phát triển ĐNGV; ... Khẳng định vị trí tầm quan trọng của cấp tiểu học và ĐNGV tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân

Qua chương này, luận văn đã thể hiện lịch sử nghiên cứu vấn đề cùng với cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu đúng hướng, phù hợp với yêu cầu chung của phát triển GDĐT, xu thế phát triển chung của xã hội, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục tiểu học.

Những nội dung đã trình bày trong chương 1 cho phép rút ra một số vấn đề sau đây:

1. Vấn đề nâng cao chất lượng ĐNGV tiểu học là yêu cầu sống còn đối với việc đảm bảo, nâng cao chất lượng của cơ sở giáo dục tiểu học. Quản lý phát triển ĐNGV tiểu học là một con đường rất quan trong góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong các cơ sở giáo dục tiểu học.

2. Để quản lý phát triển tốt ĐNGV tiểu học cần dựa trên một tiếp cận quản lý khoa học hiện đại. Tiếp cận quản lý nguồn nhân lực cho phép xác định cụ thể những nội dung cơ bản của xây dựng ĐNGV tiểu học gồm: (i) Lập kế hoạch xây dựng, sử dụng ĐNGV tiểu học; (ii) Tuyển dụng và tuyển chọn giáo viên tiểu học ; (iii) Đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu phu ̣c vu ̣ ĐNGV tiểu học ; (iv) Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá ĐNGV tiểu học ; (v) Hoạch định các cơ chế , chính sách tạo động lực cho ĐNGV tiểu học.

Để đề ra được những biện pháp phát triển ĐNGV tiểu học cần đánh giá đúng thực trạng ĐNGV tiểu học và các giải pháp hiện hành về phát triển ĐNGV tiểu học từ đó có cơ sở thực tiễn để đề xuất những biện pháp hữu hiệu nhằm quản lý phát triển có hiệu quả ĐNGV tiểu học. Các nội dung nghiên cứu này được trình bày ở chương 2 của luận văn.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT QUẢN LÝ TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CÁC

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn hiện nay (Trang 45)