Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng CBQL và ĐNGV

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn hiện nay (Trang 71)

a) Về tỷ lệ CBQL, giáo viên được tham gia bồi dưỡng

Công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV tiểu học là một biện pháp phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ. Vì vậy, ngành GDĐT huyện Lộc Bình coi trọng việc đào tạo bồi dưỡng không những về chuyên môn, mà còn chú ý bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị và kiến thức quản lý giáo dục. Ngoài ra, đã quan tâm, tạo điều kiện để giáo viên được bồi dưỡng, nâng cao trình độ về tin học, ngoại ngữ. Đến năm 2009, số giáo viên có trình độ tin học A trở lên chiếm tới 37,5%, trong đó nhiều giáo viên và cán bộ quản lý biết sử dụng thành thạo tin học trong dạy học và quản lý.

Do điều kiện về giáo viên, cơ chế chính sách, sự quan tâm của các cấp quản lý, nhận thức của giáo viên còn hạn chế nên việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ chưa được thực hiện, có một số ít giáo viên tự túc chủ động học ngoài giờ.

CBQL trường học được tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý giáo dục, lý luận chính trị.

Bảng 2.13: Kết quả bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục tiểu học

Tỷ lệ CBQL được bồi dưỡng

Năm học 2008- 2009 2009- 2010 2009- 2010 2011- 2012 2012- 2013

Được bồi dưỡng về QLGD(%) 25,5% 28% 32% 42,5% 44,4%

Được bồi dưỡng về LLCT (%) 08% 11% 12% 16% 18%

(Nguồn: Báo cáo công tác cán bộ phòng GDĐT Lộc Bình năm học 2012-2013) b) Về các hình thức đào tạo, bồi dưỡng

b1. Đào tạo bồi dưỡng thông qua các khóa học

Khi đặt cho giáo viên câu hỏi: “Anh chị đã được tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng nào. Hãy đánh giá hiệu quả của các hình thức đó”. Kết quả thu được ở bảng 2.14

Bảng 2.14: Đánh giá của giáo viên về hiệu quả của các hình thức đào tạo, bồi dưỡng giáo viên

TT Hình thức đào tạo, bồi dưỡng Hiệu quả

1 Đào tạo cơ bản chuyên ngành khác 2.26

2 Đào tạo nâng chuẩn 2.14

3 Bồi dưỡng chuẩn hóa 2.10

4 Bồi dưỡng thường xuyên 2.09

5 Sinh hoạt chuyên đề ở tổ chuyên môn 2.28

6 Sinh hoạt chuyên đề theo cụm chuyên môn 2.00

Từ các số liệu ở bảng 2.14 và kết quả trao đổi với CBQL, giáo viên chúng tôi rút ra một số nhận xét:

+ Có một tỉ lệ đáng kể giáo viên đã được tham gia các khóa đào tạo cơ bản hoặc lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về dạy học môn học cho học sinh tiểu học.

+ Hiệu quả của các lớp đào tạo, bồi dưỡng đó hầu như chưa cao, phần lớn ở mức độ trung bình (kết quả trả lời xoay quanh giá trị trung bình là 2).

+ Các hoạt động bồi dưỡng thường xuyên, sinh hoạt chuyên đề ở cụm chuyên môn ít được tổ chức và hiệu quả thấp nhất.

b2. Hoạt động bồi dưỡng thường xuyên của tổ chuyên môn

Để tìm hiểu tác dụng bồi dưỡng giáo viên qua hoạt động của tổ chuyên môn trong nhà trường tiểu học, chúng tôi dùng câu hỏi: “Những hoạt động dưới đây, tổ bộ môn ở trường anh chị thực hiện như thế nào” cho CBQL và giáo viên. Kết quả sau khi xử lý như ở hình 2.2

MỨC ĐỘ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ BỘ MÔN TRONG VIỆC BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN

2.72 2.26 2.52 2.42 1.91 2.31 2.19 1.52 2.36 1.69 2.48 2.33 2.64 2.33 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 Dự giờ Hội giảng Thanh tra chuyên môn Bình xét thi đua Đánh giá giáo viên qua kết quả học tập của học sinh Tự đánh giá Sinh hoạt khoa học

Kết quả điểm trung bình

H o ạt đ n g CBQL Giáo viên

Hình 2.2: Biểu đồ hoạt động của tổ bộ môn trong bồi dưỡng giáo viên

Các số liệu của hình 2.2 cho thấy:

- Các hoạt động được tổ chức nhiều là dự giờ, bình xét thi đua, tự đánh giá của giáo viên, thanh tra chuyên môn (trên 2.0).

- Các hoạt động như hội giảng, sinh hoạt khoa học ít được tổ chức.

Kết quả trên cho thấy các hình thức hoạt động của tổ chuyên môn có tác dụng bồi dưỡng giáo viên còn nghèo nàn, đơn điệu, nặng về thi đua và đánh giá theo kết quả thanh tra chuyên môn. Các hoạt động thực sự góp phần nâng cao tiềm lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên như hội giảng, sinh hoạt chuyên đề, nghiên cứu khoa học, còn ít được tổ chức.

c) Hoạt động tự bồi dưỡng của giáo viên

Qua khảo sát, ngoài hoạt động giảng dạy chính khóa, giáo viên tiểu học còn tham gia các hoạt động với mức độ như sau: 31% giáo viên tham gia biên soạn tài liệu giảng dạy; 23.8% giáo viên dạy thêm; 11.9% giáo viên tham gia viết sáng kiến kinh nghiệm.

Việc sử dụng thời gian nhàn rỗi của giáo viên cũng khác nhau: 99,1% giáo viên đọc sách chuyên môn; 73,2% đọc báo, tạp chí; 51,3% truy cập Internet; 48,2% tham gia các forum, diễn đàn liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ; 7.1% nghe

Radio; 78,6% xem truyền hình; 19% xem biểu diễn văn nghệ, phim; 19% xem thi đấu thể thao; 21,4% tham gia luyện tập và thi đấu thể thao; 38% đi chơi với bạn bè.

Từ kết quả khảo sát trên, có thể đưa ra một số nhận xét:

+ Tỉ lệ giáo viên tham gia biên soạn tài liệu giảng dạy (31% ), tham gia viết sáng kiến kinh nghiệm (11.9%) là rất thấp.

+ Các hoạt động nâng cao đời sống tinh thần, hiểu biết về đời sống xã hội được nhiều giáo viên tham gia. Tuy nhiên, tỷ lệ giáo viên sử dụng thời gian nhàn rỗi để truy cập Internet, tham gia vào các forum, diễn đàn liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ trên mạng Internet, như một hoạt động đặc thù của giáo viên, còn quá thấp.

Tóm lại, để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn và chất lượng ĐNGV các trường tiểu học, cần tăng cường các hoạt động tự bồi dưỡng như truy cập Internet, tham gia trao đổi chuyên môn trên các forum, diễn đàn liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ trên mạng Internet, tham gia các nghiên cứu khoa học, biên soạn tài liệu tham khảo cho học sinh.

d) Về nguyên nhân gây cản trở đến công tác đào tạo, bồi dưỡng

Phần lớn các giáo viên đều phản ánh trở ngại của việc học tập nâng cao trình độ hoặc việc chưa mạnh dạn tham gia vào các khóa đào tạo nâng cao (đại học, thạc sĩ) là do hạn chế về kiến thức tiếng Anh, việc tự học cũng rất khó khăn.

+ Tất cả các giáo viên tiểu học đã tham gia sinh hoạt chuyên môn ở tổ bộ môn và bồi dưỡng thường xuyên theo quy định.

Để tìm hiểu nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên tiểu học, chúng tôi dùng câu hỏi: “Để đáp ứng nhiệm vụ giảng dạy hiện nay, anh/chị thấy mình cần phải được bồi dưỡng thêm những vấn đề nào dưới đây”. Kết quả thu được trong bảng 2.15.

Bảng 2.15: Nhu cầu bồi dưỡng ĐNGV tiểu học

STT Nội dung bồi dƣỡng Kết quả (%)

1 Bồi dưỡng lí luận chính trị 69,0

2 Bồi dưỡng lí thuyết chuyên ngành 80,9

3 Bồi dưỡng những kiến thức về phương pháp dạy học 83,3

4 Bồi dưỡng về ngoại ngữ 66,6

Từ các số liệu ở bảng 2.15 có thể rút ra một số nhận xét:

Giáo viên tiểu học có nhu cầu cao nhất về phương pháp dạy học, tiếp theo là bồi dưỡng lí thuyết chuyên ngành, về đường lối chính sách giáo dục của Đảng, nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, sáng kiến cải tiến, cuối cùng là về ngoại ngữ. Tỉ lệ giáo viên có nhu cầu bồi dưỡng kiến thức là khá cao.

Giáo viên tiểu học có nhu cầu bồi dưỡng toàn diện về cả kiến thức khoa ho ̣c cơ bản, khoa học giáo dục, ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh chuyên ngành. Đây là vấn đề cần quan tâm khi xây dựng nội dung bồi dưỡng giáo viên tiểu học của ngành và các trường tiểu học.

Từ kết quả nghiên cứu thực trạng bồi dưỡng giáo viên tiểu học, tác giả luận văn nghiên cứu thực trạng bồi dưỡng đối với ĐNGV tiểu học. Kết quả thu được như bảng 1.16

Bảng 2.16: Đánh giá của giáo viên cốt cán về các hình thức đào tạo, bồi dưỡng đã tham dự

STT Hình thức đào tạo, bồi dƣỡng Mức độ

1 Đào tạo/bồi dưỡng về phát triển nghề nghiệp giáo viên 0,81 2 Đào tạo/bồi dưỡng về kỹ năng hướng dẫn, tư vấn 0,39 3 Đào tạo/bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn 2,44

4 Đào tạo/bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ sư phạm 2,81

Các số liệu ở bảng 2.16 cho thấy: hình thức được đánh giá cao nhất là đào tạo/bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ sư phạm, tiếp đến là bồi dưỡng/nâng cao trình độ chuyên môn. Đào tạo, bồi dưỡng phát triển nghề nghiệp giáo viên và kỹ năng hướng dẫn, tư vấn để giáo viên thực hiện vai trò của mình trong hỗ trợ phát triển đồng nghiệp còn rất hạn chế và mức độ hiệu quả không cao.

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn hiện nay (Trang 71)