Đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá xếp loại và sắp xếp

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn hiện nay (Trang 103)

tiểu học

3.3.4.1. Mục đích biện pháp

- Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá, xếp loại ĐNGV nhằm đánh giá đúng thực trạng làm cơ sở cho việc sử dụng, đề bạt, khen thưởng, bố trí, sắp xếp lại, tiếp tục đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.

- Tăng cường kiểm tra, đánh giá các hoạt động giáo dục của giáo viên nhằm đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm; đánh giá ý thức chấp hành kỷ luật, trách nhiệm nghề nghiệp, việc chấp hành luật pháp từ đó phát hiện những sai phạm, hạn chế, tìm hiểu nguyên nhân của những ưu, khuyết điểm để cá nhân giáo viên, các cấp quản lý kịp thời điều chỉnh, phát huy những mặt tốt đồng thời khắc phục những hạn chế, yếu kém.

- Kiểm tra, đánh giá là biện pháp tốt nhất để thu thập thông tin chính xác về phẩm chất năng lực cá nhân giáo viên và tập thể sư phạm nhà trường, từ đó làm cơ sở để có biện pháp phát triển đội ngũ hiệu quả nhất.

- Việc kiểm tra, đánh giá nhằm tạo động lực cho giáo viên tự giác nỗ lực trong lao động, học tập để đạt được kết quả cao hơn.

3.3.4.2. Nội dung biện pháp

Trưởng Phòng GDĐT căn cứ hướng dẫn, chỉ đạo của Sở GDĐT xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm học trình Chủ tịch UBND huyện phê duyệt.

Chỉ đạo, hướng dẫn các trường xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá của năm học.

Đối với Phòng GDĐT chú ý thanh, kiểm tra các nội dung sau: - Công tác quản lý của hiệu trưởng gồm:

+ Việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục;

+ Việc thực hiện đổi mới công tác quản lý giáo dục, công tác đánh giá hiệu trưởng, đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp đã ban hành; việc tuyển dụng, bố trí sử dụng đội ngũ; thực hiện quy chế dân chủ; chế độ chính sách đối với nhà giáo;

+ Thực hiện quy chế dân chủ, công khai về đội ngũ, công khai tài chính.

- Phòng GDĐT, các trường tiểu học kiểm tra, thanh tra các hoạt động sư phạm giáo viên với những nội dung chủ yếu sau:

+ Phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, chấp hành pháp luật, các quy chế của ngành, nội quy cơ quan, ý thức phê bình và tự phê bình, chống tham nhũng, tiêu cực, tinh thần đoàn kết, thái độ phục vụ học sinh và nhân dân.

+ Thực hiện quy chế chuyên môn, kết quả đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao. Chú ý các nội dung, việc thực hiện nội dung, chương trình; chuẩn bị giáo án, bài giảng, hồ sơ chuyên môn, kế hoạch cá nhân; đổi mới phương pháp giảng dạy; việc đổi mới, kiểm tra, đánh giá học sinh và chất lượng giáo dục học sinh.

3.3.4.3 Cách thức thực hiện biện pháp

Tổ chức hội nghị chuyên đề về công tác thanh tra, kiểm tra cấp huyện mà đối tượng là lãnh đạo, chuyên viên Phòng, Ban giám hiệu, tổ trưởng tổ chuyên môn, chủ tịch công đoàn các trường tiểu học.

Rà soát, nghiên cứu quán triệt văn bản:

- Chỉ thị nhiệm vụ năm học của Bộ, chỉ đạo hướng dẫn của Sở về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ thanh tra năm học;

- Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04/5/2007 của Bộ trưởng Bộ GDĐT Ban hành Quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học.

- Quy chế đánh giá, xếp loại giáo viên ban hành theo Quyết định số 06/QĐ - BNV ngày 21/3/2006 của Bộ Nội vụ.

- Thông tư số 14/2011/TT-BGDĐT ngày 08/4/2011của Bộ trưởng Bộ GDĐT Quy định chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học.

- Các văn bản hướng dẫn thực hiện thông tư của Bộ và của Sở: Hướng dẫn số 313/SGDĐT ngày 20/5/2009 hướng dẫn đánh giá xếp loại viên chức sự nghiệp giáo dục tỉnh Lạng Sơn của Sở GDĐT Lạng Sơn; Công văn số 616/BGDĐT- NGCBQLGD, ngày 05/02/2010. Hướng dẫn đánh giá, xếp loại giáo viên tiểu học theo Quyết định 14/2007/QĐ-BGDĐT. Công văn 3256/BGD ĐT-NGCBQLGD ngày 17/5/2011. Hướng dẫn đánh giá, xếp loại hiệu trưởng trường tiểu học theo thông tư số 14/2011/TT-BGDĐT.

- Tổ chức phổ biến, quán triệt kế hoạch kiểm tra, đánh giá của Phòng Giáo dục và Đào tạo những nội dung sẽ được kiểm tra thanh tra phải nằm trong quy chế, quy định và phải được tổ chức học tập trong toàn thể giáo viên, thống nhất về biểu mẫu phiếu đánh giá, tiêu chuẩn, căn cứ để đánh giá xếp loại.

Tổ chức thanh tra, kiểm tra:

Đối tượng thanh tra, kiểm tra của phòng là trường tiểu học, hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng nhà trường và giáo viên tiểu học. Phòng thực hiện kiểm tra, thanh tra theo kế hoạch hoặc đột xuất, toàn diện hoặc chuyên đề.

Đối tượng thanh tra của hiệu trưởng, tổ chuyên môn là giáo viên, nhân viên của trường.

Hiệu trưởng nhà trường trực tiếp hoặc chỉ đạo tổ chuyên môn tiến hành kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên; kiểm tra đánh giá giờ dạy, kiểm tra chuyên đề về hồ sơ chuyên môn, công tác chủ nhiệm lớp, bồi dưỡng học sinh khá giỏi, yếu…

Tổ chức lấy ý kiến giáo viên bằng phiếu hỏi: Phiếu hỏi về năng lực chuyên môn; khả năng sư phạm; ý thức trách nhiệm; tinh thần đoàn kết, học hỏi.

Xin ý kiến học sinh bằng phiếu điều tra: Phiếu hỏi phương pháp dạy học, xem xét mức độ hiểu bài, yêu thích môn học, hứng thú học của học sinh khi làm việc với giáo viên; hỏi về thái độ, ứng xử của giáo viên; trách nhiệm của giáo viên đối với học sinh.

Các thông tin trên giúp hiệu trưởng, đoàn thanh tra, kiểm tra đánh giá sát năng lực, trách nhiệm của giáo viên.

Các cuộc kiểm tra, thanh tra phải thực hiện nghiêm túc, đúng quy định, đảm bảo quy trình, dân chủ, công bằng, công khai; các kết luận phải được thông báo cho người được thanh tra, kiểm tra và cấp quản lý trực tiếp biết.

Cuối năm hiệu trưởng tổ chức đánh giá xếp loại giáo viên trên cơ sở các minh chứng có được qua kiểm tra, thanh tra và các quy định trong Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 41/2010/TT-BDG ĐT ngày 30/12/2010 của Bộ trưởng Bộ GDĐT.

Thực hiện nghiêm túc quy trình, nội dung theo hướng dẫn số hướng dẫn đánh giá xếp loại giáo viên tiểu học theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐTcủa Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Các kết quả xếp loại được công khai, tổng hợp báo cáo cấp trên theo quy định. Kết quả xếp loai làm căn cứ cho công tác thi đua khen thưởng, phân công giảng dạy, bố trí công tác, nâng bậc lương, nâng ngạch, đề bạt…đồng thời đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý những cá nhân yếu kém, chưa đạt chuẩn.

Việc kiểm tra, đánh giá, xếp loại và sử dụng kết quả đó phải đảm bảo công khai, công bằng, dân chủ và đúng quy chế.

3.3.4.4. Điều kiện đảm bảo thực hiện biện pháp

- Các cấp quản lý phải coi trọng việc kiểm tra, đánh giá, coi đó là biện pháp quản lý hữu hiệu, là động lực để giáo viên phấn đấu vươn lên.

- Tạo được sự đồng thuận cao trong tập thể, cá nhân các trường; coi kiểm tra đánh giá là việc bình thường, thường xuyên và là dịp để mỗi cá nhân bộc lộ năng lực bản thân.

- Công cụ, phương pháp đánh giá phải đầy đủ, rõ ràng, các minh chứng đưa ra phải có sức thuyết phục cao.

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn hiện nay (Trang 103)