Thực trạng ĐNGV các trường tiểu học của huyện Lộc Bình

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn hiện nay (Trang 65)

Trong hệ thống giáo dục của huyện có 36 trường tiểu học; có 29/29 xã, thị trấn có trường tiểu học.

Có 07 trường đang còn sử dụng chung cơ sở vật chất với trường THCS, trường Mầm non. Trong tổng số 32 trường tiểu học đã có trường có chi bộ Đảng sinh hoạt độc lập, 04 trường còn phải sinh hoạt ghép. Tổng số đảng viên là 426 người chiếm lỷ lệ 69,3%.

2.2.2.1. Sự phát triển về số lượng

Bảng 2.10: Thực trạng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên các trường tiểu học

Năm học Năm học 2008- 2009 2009- 2010 2010- 2011 2011- 2012 2012- 2013 1. Các số lƣợng - Tổng số CB,GV,NV 696 726 789 809 802 - Tổng số cán bộ quản lý 66 72 79 81 81 - Tổng số giáo viên 560 580 608 621 614 - Tổng số NV hành chính 70 74 102 107 107 2. Các tỷ lệ (%) - Tỷ lệ CBQL đạt chuẩn và trên chuẩn 100% 100% 100% 100% 100% - Tỷ lệ GV đạt chuẩn và trên chuẩn 95% 100% 100% 100% 100% - Tỷ lệ CBQL được BD quản lý giáo dục 2% 13% 10% 55% 70% - Tỷ lệ CBQL được bồi dưỡng lý luận chính trị 5% 8% 11% 13% 15% - Tỷ lệ học sinh/lớp 14,9 14,6 14,4 14,06 12,6 - Tỷ lệ HS/Giáo viên 7,69 12,6 11,8 11,1 11,1 - Số CBQL/1 trường 1,9 2,05 2,2 2,25 2,25 - Số NVHC/1 trường 1,06 2,1 2,83 2,97 2,97

Số giáo viên được bổ sung tăng qua các năm, bằng nhiều hình thức như đào tạo, tuyển dụng, tỉ lệ đạt chuẩn và trên chuẩn đào tạo tăng dần. Đến năm học 2010 - 2011 số giáo viên chưa đạt chuẩn đào tạo không còn.

Đối chiếu với Thông tư số 35/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV ngày 23/8/2006 của Bộ GDĐT và Bộ Nội vụ, tỷ lệ giáo viên trên lớp cơ bản đáp ứng nhu cầu, một số môn còn thiếu do mất cân đối về cơ cấu ở các môn đặc thù.

2.2.2.2. Thực trạng về cơ cấu ĐNGV

a) Cơ cấu về trình độ đào tạo chuyên môn

Số lượng giáo viên, cơ cấu bộ môn về cơ bản đáp ứng yêu cầu, còn thiếu ở một số môn đặc thù. Do chỉ mới đủ số lượng nên khi giáo viên được cử đi học, nghỉ chế độ ốm, thai sản, tập huấn chuyên môn,…việc bố trí dạy thay rất khó khăn. Đặc biệt là giáo viên dạy Ngoại ngữ khi giáo viên nghỉ mố, thai sản không thể bố trí dạy thay được vì đặc thù các trường Tiểu học chỉ có từ một đến hai giáo viên dạy Ngoại ngữ.

Trình độ đào tạo ở trình độ đại học còn ít, hầu hết là học tại chức do Sở GDĐT tổ chức liên kết với các trường đại học để đào tạo, giáo viên có trình độ trung cấp tập trung ở các môn Thể dục, Âm nhạc, Mĩ thuật (xem bảng 2.11).

Bảng 2.11: Thống kê trình độ chuyên môn đội ngũ giáo viên tiểu học huyện (Từ năm 2008 đến năm 2013)

Trình độ Số lớp

Số giáo viên các bộ môn Tỉ lệ đứng

lớp Số

Lƣợng Văn hóa nhạc Âm thuật Mĩ Thể dục Ngoại ngữ

Năm học 2008 - 2009 488 552 517 17 15 0 03 1,13 Đại học 36 35 0 0 0 01 Cao đẳng 171 170 0 0 0 02 Trung cấp 346 312 17 15 0 Năm học 2009 - 2010 499 580 512 30 24 06 8 1,16 Đại học 35 32 0 0 01 02

Cao đẳng 175 167 02 0 0 06 Trung cấp 370 313 28 24 05 0 Năm học 2010 - 2011 501 607 530 30 29 07 11 1,21 Đại học 42 35 02 05 Cao đẳng 237 224 02 02 0 06 Trung cấp 328 271 28 24 05 0 Năm học 2011 - 2012 492 633 525 32 29 24 23 1,3 Đại học 74 62 02 0 02 08 Cao đẳng 277 245 04 05 08 15 Trung cấp 282 218 26 24 14 0 Năm học 2012 - 2013 482 614 497 35 28 28 26 1,3 Đại học 89 75 2 0 04 8 Cao đẳng 287 252 5 4 08 18 Trung cấp 238 170 28 24 16

(Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm học và kế hoạch của phòng GDĐT Lộc Bình)

b) Cơ cấu về độ tuổi

Bảng 2.12: Độ tuổi giáo viên tiểu học huyện Lộc Bình

Độ tuổi Số lƣợng Tỷ lệ (%) Tổng số 614 Từ 30 tuổi trở xuống 195 31,8 Từ 31 đến 40 212 34,5 Từ 41 đến 50 167 27,2 Từ 51 tuổi trở lên 40 6,5

Căn cứ bảng 2.12, giáo viên ở độ tuổi dưới 30 chiếm tỷ lệ khá lớn trong 4 độ tuổi thống kê, là độ tuổi tương đối trẻ, có khả năng tiếp thu cái mới, được đào tạo chuẩn, sẵn sàng đáp ứng sự thay đổi.

c) Cơ cấu về giới tính, dân tộc năm học 2012 - 2013

Đối với giáo dục tiểu học toàn huyện có 614 giáo viên, Nữ: 590, Dân tộc: 562; Trình độ đào tạo: trung cấp: 238; Cao đẳng: 287; Đại học: 89; Tỷ lệ giáo viên/lớp đạt 1,3.

Vẫn còn tình trạng mất cân đối, không đồng bộ trong cơ cấu đội ngũ giáo viên ở các đơn vị trường (thừa giáo viên ở các trung tâm thị trấn nhưng lại thiếu giáo viên ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn).

d) Thực trạng về chất lượng đội ngũ giáo viên

(i) Thực trạng về trình độ đào tạo (xem bảng 2.11)

Trình độ đào tạo của giáo viên tiểu học năm học 2012 - 2013 như sau: Tổng số giáo viên: 614

Trung cấp: 238 Cao đẳng: 287 Đại học: 89

Sau đại học: Không.

(ii) Thực trạng về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp

Năm học 2012 - 2013, trong tổng số 695 cán bộ quản lý, nhân viên, giáo viên, số đảng viên chiếm 69,3%, trong đó cán bộ quản lý đạt 100%. Cán bộ quản lý, giáo viên được đào tạo lý luận chính trị là 12 người, chủ yếu là cán bộ quản lý.

Hầu hết cán bộ, giáo viên có phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống tốt, chấp hành chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, có ý thức trách nhiệm đạo đức nghề nghiệp.

(iii) Thực trạng về chuyên môn, nghiệp vụ

Nhìn chung, ĐNGV tiểu học có phẩm chất đạo đức tốt, lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, chấp hành tốt chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thực hiện đầy đủ điều lệ nhà trường và quy định các cấp quản lý giáo dục.

Đại đa số giáo viên yên tâm công tác, có tinh thần trách nhiệm, tâm huyết với nghề, có ý thức học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đoàn kết, giúp đỡ cùng chia sẻ. Qua bảng 2.10, số giáo viên đạt chuẩn đào tạo (tốt nghiệp

trung cấp) và trên chuẩn đào tạo là 100%, trong đó có một tỷ lệ đạt trên chuẩn đào tạo, chiếm khoảng 61,2%. (nguồn báo cáo tổng kết năm học 2012 -2013)

Tuy nhiên, số liệu trên cũng phản ánh thực trạng là tỷ lệ giáo viên có trình độ trên chuẩn tương đối cao, số giáo viên chưa đạt chuẩn năm học 2012 - 2013 không còn, song trình độ chuyên môn so với trình độ đào tạo chưa tương xứng.

Kết quả thanh tra, kiểm tra và xếp loại 2 năm học cho thấy cơ bản giáo viên hoàn thành nhiệm vụ, tỷ lệ giáo viên được xếp loại tốt, xuất sắc cao.

Qua đánh giá xếp loại cuối năm đối với đội ngũ giáo viên tiểu học còn một số đáng kể giáo viên còn yếu kém về kiến thức chuyên môn (52 người), non yếu về phương pháp, nghiệp vụ sư phạm (45 người); có tới 7,32% số giáo viên đánh giá chung còn yếu, kém.

2.3. Thực trạng các biện pháp quản lý phát triển ĐNGV của các trƣờng tiểu học huyện Lộc Bình

2.3.1. Thực trạng về quy hoạch phát triển ĐNGV

a) Ưu điểm

Các nhà trường đã lập kế hoạch phát triển hành năm. Căn cứ quy mô phát triển, thực trạng nhà trường để xây dựng nhu cầu về nhân sự, xác định nhu cầu về số lượng, cơ cấu bộ môn, chất lượng đội ngũ.

Trên cơ sở phận tích thực trạng để xây dựng kế hoạch sử dụng, cử đi đào tạo, bồi dưỡng để phát triển đội ngũ; kế hoạch được thông báo công khai, có sự tham gia xây dựng của các tổ chuyên môn. Hàng năm, kế hoạch phát triển cho năm học sau được xây dựng vào cuối năm và trình Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân huyện vào tháng 3 năm sau.

b) Hạn chế

Các cấp quản lý chưa chỉ đạo, hướng dẫn các trường xây dựng được quy hoạch phát triển nhà trường nói chung và quy hoạch đội ngũ giáo viên trong 5 năm, 10 năm.

Đến tháng 9/2010 huyện Lộc Bình mới chỉ đạo xây dựng bản quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2011 - 2015 định hướng đến năm 2020.

Chưa xây dựng được kế hoạch phát triển đội ngũ mà chủ yếu chỉ là một nội dung trong kế hoạch phát triển giáo dục hàng năm.

Chưa dự báo được sự biến động của đội ngũ (chuyển đi, nghỉ hưu, nghỉ chế độ thai sản….).

Chỉ tiêu kế hoạch tỉnh giao không kịp thời. Việc tuyển dụng còn nhiều bất cập, thường năm sau mới tuyển được năm trước.

2.3.2. Thực trạng về bố trí, sử dụng đội ngũ giáo viên

a) Ưu điểm

Thực tế những năm qua việc bố trí sử dụng đội ngũ giáo viên đã đạt được kết quả nhất định, tạo điều kiện phát triển đội ngũ và nâng cao chất lượng giáo dục. Căn cứ quy mô, nhu cầu, cơ cấu bộ môn, kế hoạch tuyển dụng bổ sung, các nhà trường xây dựng kế hoạch. Phòng GDĐT tổng hợp trình UBND huyện phê duyệt.

Việc sắp xếp, luân chuyển giáo viên giữa các vùng, thực hiện chế độ chính sách, bố trí dạy thay trong trường hợp giáo viên đi học,…được xây dựng kế hoạch trước khi bước vào năm học mới.

Việc bố trí, sử dụng phân công công tác dựa trên cơ sở nhu cầu, nhưng có đến năng lực, phẩm chất của giáo viên. Ở nhiều trường việc bố trí giảng dạy được thảo luận và quyết định trên cơ sở đề nghị của tổ chuyên môn.

Đã bước đầu luân chuyển giáo viên giữa các trường vùng khó khăn và thuận lợi, quan tâm đến việc bố trí giáo viên khá, giỏi vào công tác vùng III làm nòng cốt.

b) Hạn chế

Ngành giáo dục chưa được quyền chủ động tuyển dụng, điều động, phân công giáo viên. Việc này thuộc thẩm quyền của UBND huyện nên ngành gặp khó khăn khi sắp xếp, bố trí lại giữa các trường, hiệu trưởng thụ động nhận giáo viên không được xem xét, nhận xét trước khi giáo viên đến trường công tác, thậm chí không biết được sơ lược lý lịch nên khó khăn trong việc sử dụng, bố trí công việc.

Luân chuyển giáo viên giữa các vùng, các trường gặp khó khăn, có tình trạng tỷ lệ giáo viên trên một lớp các trường vùng I cao hơn vùng III nên số giờ chưa đạt quy định, gây băn khoăn, thắc mắc trong giáo viên, có trường hợp phiền hà, sách nhiễu gây dư luận xấu trong xã hội.

Giáo viên công tác ở vùng khó khăn ít có điều kiện được giao lưu học hỏi hoặc cử đi đào tạo bồi dưỡng và thường có số giờ dạy cao hơn định mức.

Định mức giờ dạy không cân đối: có trường, có giáo viên phải dạy quá giờ định mức, còn thiếu giáo viên ở môn đặc thù.

2.3.3. Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng CBQL và ĐNGV

a) Về tỷ lệ CBQL, giáo viên được tham gia bồi dưỡng

Công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV tiểu học là một biện pháp phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ. Vì vậy, ngành GDĐT huyện Lộc Bình coi trọng việc đào tạo bồi dưỡng không những về chuyên môn, mà còn chú ý bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị và kiến thức quản lý giáo dục. Ngoài ra, đã quan tâm, tạo điều kiện để giáo viên được bồi dưỡng, nâng cao trình độ về tin học, ngoại ngữ. Đến năm 2009, số giáo viên có trình độ tin học A trở lên chiếm tới 37,5%, trong đó nhiều giáo viên và cán bộ quản lý biết sử dụng thành thạo tin học trong dạy học và quản lý.

Do điều kiện về giáo viên, cơ chế chính sách, sự quan tâm của các cấp quản lý, nhận thức của giáo viên còn hạn chế nên việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ chưa được thực hiện, có một số ít giáo viên tự túc chủ động học ngoài giờ.

CBQL trường học được tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý giáo dục, lý luận chính trị.

Bảng 2.13: Kết quả bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục tiểu học

Tỷ lệ CBQL được bồi dưỡng

Năm học 2008- 2009 2009- 2010 2009- 2010 2011- 2012 2012- 2013

Được bồi dưỡng về QLGD(%) 25,5% 28% 32% 42,5% 44,4%

Được bồi dưỡng về LLCT (%) 08% 11% 12% 16% 18%

(Nguồn: Báo cáo công tác cán bộ phòng GDĐT Lộc Bình năm học 2012-2013) b) Về các hình thức đào tạo, bồi dưỡng

b1. Đào tạo bồi dưỡng thông qua các khóa học

Khi đặt cho giáo viên câu hỏi: “Anh chị đã được tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng nào. Hãy đánh giá hiệu quả của các hình thức đó”. Kết quả thu được ở bảng 2.14

Bảng 2.14: Đánh giá của giáo viên về hiệu quả của các hình thức đào tạo, bồi dưỡng giáo viên

TT Hình thức đào tạo, bồi dưỡng Hiệu quả

1 Đào tạo cơ bản chuyên ngành khác 2.26

2 Đào tạo nâng chuẩn 2.14

3 Bồi dưỡng chuẩn hóa 2.10

4 Bồi dưỡng thường xuyên 2.09

5 Sinh hoạt chuyên đề ở tổ chuyên môn 2.28

6 Sinh hoạt chuyên đề theo cụm chuyên môn 2.00

Từ các số liệu ở bảng 2.14 và kết quả trao đổi với CBQL, giáo viên chúng tôi rút ra một số nhận xét:

+ Có một tỉ lệ đáng kể giáo viên đã được tham gia các khóa đào tạo cơ bản hoặc lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về dạy học môn học cho học sinh tiểu học.

+ Hiệu quả của các lớp đào tạo, bồi dưỡng đó hầu như chưa cao, phần lớn ở mức độ trung bình (kết quả trả lời xoay quanh giá trị trung bình là 2).

+ Các hoạt động bồi dưỡng thường xuyên, sinh hoạt chuyên đề ở cụm chuyên môn ít được tổ chức và hiệu quả thấp nhất.

b2. Hoạt động bồi dưỡng thường xuyên của tổ chuyên môn

Để tìm hiểu tác dụng bồi dưỡng giáo viên qua hoạt động của tổ chuyên môn trong nhà trường tiểu học, chúng tôi dùng câu hỏi: “Những hoạt động dưới đây, tổ bộ môn ở trường anh chị thực hiện như thế nào” cho CBQL và giáo viên. Kết quả sau khi xử lý như ở hình 2.2

MỨC ĐỘ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ BỘ MÔN TRONG VIỆC BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN

2.72 2.26 2.52 2.42 1.91 2.31 2.19 1.52 2.36 1.69 2.48 2.33 2.64 2.33 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 Dự giờ Hội giảng Thanh tra chuyên môn Bình xét thi đua Đánh giá giáo viên qua kết quả học tập của học sinh Tự đánh giá Sinh hoạt khoa học

Kết quả điểm trung bình

H o ạt đ n g CBQL Giáo viên

Hình 2.2: Biểu đồ hoạt động của tổ bộ môn trong bồi dưỡng giáo viên

Các số liệu của hình 2.2 cho thấy:

- Các hoạt động được tổ chức nhiều là dự giờ, bình xét thi đua, tự đánh giá của giáo viên, thanh tra chuyên môn (trên 2.0).

- Các hoạt động như hội giảng, sinh hoạt khoa học ít được tổ chức.

Kết quả trên cho thấy các hình thức hoạt động của tổ chuyên môn có tác dụng bồi dưỡng giáo viên còn nghèo nàn, đơn điệu, nặng về thi đua và đánh giá theo kết quả thanh tra chuyên môn. Các hoạt động thực sự góp phần nâng cao tiềm lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên như hội giảng, sinh hoạt chuyên đề, nghiên cứu khoa học, còn ít được tổ chức.

c) Hoạt động tự bồi dưỡng của giáo viên

Qua khảo sát, ngoài hoạt động giảng dạy chính khóa, giáo viên tiểu học còn tham gia các hoạt động với mức độ như sau: 31% giáo viên tham gia biên soạn tài liệu giảng dạy; 23.8% giáo viên dạy thêm; 11.9% giáo viên tham gia viết sáng kiến kinh nghiệm.

Việc sử dụng thời gian nhàn rỗi của giáo viên cũng khác nhau: 99,1% giáo viên đọc sách chuyên môn; 73,2% đọc báo, tạp chí; 51,3% truy cập Internet; 48,2% tham gia các forum, diễn đàn liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ; 7.1% nghe

Radio; 78,6% xem truyền hình; 19% xem biểu diễn văn nghệ, phim; 19% xem thi đấu thể thao; 21,4% tham gia luyện tập và thi đấu thể thao; 38% đi chơi với bạn bè.

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn hiện nay (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)