Thực trạng về việc thanh tra, đánh giá, xếp loại ĐNGV Tiểu học

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn hiện nay (Trang 76)

Bảng 2.17: Kết quả thanh tra các trường năm học 2012 - 2013

Thanh tra trƣờng học Thanh tra

TDGV Thanh tra giờ dạy giáo viên

Toàn

diện % chuyên đề % SL %

TS

giờ Giỏi Khá TB yếu

07 19,4 14 38,9 85 13,8 174 36 88 46 4

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của phòng GDĐT Lộc Bình năm học 2012 - 2013)

Trong những năm qua, công tác thanh tra, kiểm tra được chú trọng và đổi mới, Phòng GD ĐT xây dựng đội ngũ thanh tra viên, thanh tra kiêm nhiệm đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng. Tăng cường bồi dưỡng chính trị, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ thanh tra viên.

Tập trung thanh tra chuyên môn, chú trọng thanh tra hành chính, thực hiện thanh tra theo kế hoạch, thanh tra đột xuất.

Việc thực hiện thanh tra được thực hiện công khai, dân chủ, đúng pháp luật; Năm học 2012 - 2013, Phòng GD ĐT đã tổ chức 13 cuộc thanh tra chuyên môn, trong đó có 7 cuộc thanh tra toàn diện, 14 cuộc thanh tra chuyên đề.

Các cuộc thanh tra, kiểm tra và xếp loại 01 năm học cho thấy cơ bản giáo viên hoàn thành nhiệm vụ tỷ lệ giáo viên được xếp loại tốt, xuất sắc cao.

Bên cạnh những ưu điểm trên công tác thanh tra, kiểm tra chưa được làm thường xuyên, nhất là việc kiểm tra của ban giám hiệu nhà trường, còn có biểu hiện nể nang, né tránh trong đánh giá, kết luận.

Chỉ tiêu pháp lệnh do Bộ quy định thanh tra giáo viên chỉ 30% là chưa hợp lý vì nếu vậy mỗi giáo viên phải mất 3 năm mới được thanh tra.

Bảng 2.18: Đánh giá xếp loại giáo viên tiểu học năm học 2012 - 2013 TSGV được đánh giá xếp loại

Kết quả xếp loại từng nội dung

Thanh tra, kiểm tra

Chuẩn nghề nghiệp Xếp loại chung X.sắc Khá TB Kém Tốt Khá TB Yếu XS Khá TB Kém TS % TS % TS % TS % 85 9 50 25 1 191 341 77 5 277 45,1 312 50,8 25 4,07 0

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của phòng GDĐT Lộc Bình năm học 2012 - 2013)

Căn cứ quyết định số 06/2006/BNV ngày 21/3/2006 của Bộ Nội vụ, những năm qua việc đánh giá giáo viên đã đạt được những kết quả nhất định, đánh giá toàn diện, sát thực hơn. Từ năm học 2008 - 2009, đánh giá theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BGD ĐT ngày 04/5/2007 của Bộ GD ĐT về chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học và Công văn số 616/BGD ĐT-NGCBQLGD, ngày 05/02/2010 của Bộ GDĐT về việc Hướng dẫn đánh giá xếp loại giáo viên tiểu học theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BGD ĐT.

Số liệu thống kế ở bảng 2.18 cho thấy công tác đánh giá, xếp loại giáo viên đã được chú ý, phân loại được phẩm chất năng lực của giáo viên, mức độ hoàn thành nhiệm vụ, từ đó làm cơ sở cho việc rà soát, sắp xếp, sử dụng giáo viên hợp lý.

Việc đánh giá đúng, kịp thời, công bằng, khách quan năng lực cống hiến của họ đã tạo động lực tốt để động viên, khuyến khích đội ngũ giáo viên phấn khởi, toàn tâm toàn ý, phấn đấu thi đua dạy tốt, học tốt vì học sinh, vì nhà trường. Đánh giá đúng cũng là căn cứ cho việc thực hiện các chế độ chính sách đối với giáo viên, trong đó có chế độ thi đua khen thưởng.

Tuy nhiên, trong việc đánh giá ĐNGV cũng đang còn có những tồn tại, bất cập:

- Việc vận dụng các tiêu chí chưa sát tình hình thực tế, chưa được cụ thể hóa thêm để phù hợp với điều kiện từng vùng, trường; khi đánh giá còn biểu hiện chủ quan, nể nang, chưa công bằng.

- Kết quả đánh giá chưa phản ánh chính xác năng lực và cống hiến nên còn tâm lý căng thẳng, bức xúc.

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn hiện nay (Trang 76)