Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn hiện nay (Trang 82)

a) Nguyên nhân khách quan

- Sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng chưa thường xuyên, sự chỉ đạo và điều hành của chính quyền các cấp chưa đùng mức, sự phối kết hợp của các ban, ngành, đoàn thể chưa chặt chẽ.

- Cơ chế, chính sách đãi ngộ đối với nhà giáo chưa thỏa đáng, còn mang tính cào bằng.

- ĐNGV chủ yếu là giáo viên người địa phương được đào tạo nhiều hệ, một số bồi dưỡng để đạt chuẩn nhưng năng lực yếu.

- Huyện Lộc Bình kinh tế còn nhiều khó khăn, học sinh chủ yếu là người dân tộc ít người.

- Còn có một số giáo viên đào tạo theo địa chỉ năng lực còn hạn chế, chuẩn về bằng cấp nhưng kiến thức chuyên môn, kỹ năng sư phạm còn hạn chế.

- Tư duy giáo dục chậm đổi mới, việc xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục của một số người đứng đầu các đơn vị trường học chưa được coi trọng. Chương trình đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và CBQL giáo dục chưa tiếp cận với cách quản lý giáo dục hiện đại.

- Công tác đào tạo và bồi dưỡng chưa được đổi mới, còn đơn điệu, chưa sát thực, việc kiểm tra, đánh giá trong khi đào tạo, bồi dưỡng chưa thực chất.

b) Nguyên nhân chủ quan

- Cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên.

- Công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ chưa được thực hiện một cách chu đáo, thiếu các biện pháp thực hiện do vậy tính khả thi không cao.

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng chưa đảm bảo chất lượng, còn hình thức, việc tự học, tự bồi dưỡng chưa trở thành phong trào.

- Công tác kiểm tra, đánh giá, xếp loại còn nhiều bất cập nặng tính hình thức (bệnh thành tích).

- Một bộ phận đáng kể giáo viên chưa có ý thức học tập nâng cao trình độ. - Sự yếu kém của một bộ phận giáo viên tiểu học về phương pháp giáo dục là do giáo viên chưa tiếp cận được sự phát triển của giáo dục, việc tự học của giáo viên để cập nhật kiến thức còn hạn chế.

- Công tác quản lý giáo dục, quản lý đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục ở một số đơn vị chưa đáp ứng nhu cầu. Còn coi nhẹ công tác giáo dục chính trị tư tưởng, giữ gìn phẩm chất đạo đức trong đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, thiếu kỷ cương và buông lỏng quản lý.

- Công tác thanh tra, kiểm tra chưa được coi trọng. Đội ngũ cộng tác viên thanh tra chưa đủ mạnh để thanh tra quá trình dạy học, thi cử nên còn hạn chế trong việc đề xuất những giải pháp cho việc xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục.

Nâng cao chất lượng giáo dục trước hết phải nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cấp Ủy, Chính quyền các cấp và nhất là các nhà quản lý giáo dục huyện Lộc Bình phải giải quyết có hiệu quả các mâu thuẫn, hạn chế, yếu kém nêu trên.

Kết luận Chƣơng 2

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng ĐNGV tiểu học huyện Lộc Bình, việc phát triển đội ngũ những năm qua đã có nhiều tiến bộ:

- Số lượng giáo viên hàng năm được bổ sung, cơ cấu giáo viên được cải thiện, đến nay về cơ bản đã đáp ứng yêu cầu.

- Chất lượng giáo viên đã được nâng lên, tỷ lệ chuẩn đào tạo tăng lên qua các năm, năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm được cải thiện, khoảng cách về chất lượng đội ngũ giữa các vùng ngày càng được thu hẹp.

- Phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, khả năng hoạt động xã hội của giáo viên được nâng lên, làm gương tốt cho học sinh noi theo và được cộng đồng ủng hộ. - Công tác lập kế hoạch, quy hoạch phát triển ĐNGV bước đầu được quan tâm, mặc dù nội dung này mới chỉ là một nội dung trong kế hoạch, quy hoạch phát triển giáo dục của huyện.

Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay và những năm tiếp theo cần phải có những biện pháp hiệu quả ở tất cả các khâu của công tác phát triển ĐNGV.

Căn cứ cơ sở lý luận về phát triển ĐNGV cấp tiểu học ở chương 1, từ thực trạng ĐNGV tiểu học của huyện Lộc Bình trình bày trong chương 2, tôi xin được trình bày các biện pháp chủ yếu quản lý phát triển ĐNGV tiểu học huyện Lộc Bình đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đòi hỏi của xã hội hiện nay trong chương 3.

CHƢƠNG 3

MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC HUYỆN LỘC BÌNH, TỈNH LẠNG SƠN

GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp phát triển ĐNGV tiểu học huyện Lộc Bình

* Dự báo quy mô phát triển giáo dục tiểu học và những điều kiện ảnh hƣởng tới phát triển ĐNGV tiểu học

Theo phòng Thống kê huyện và dự báo quy mô giáo dục tiểu học đến năm 2015 và năm 2020 của Phòng GDĐT, quy mô dân số trong khoảng 5 năm tới không có biến động lớn nếu các biện pháp tổng hợp thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình có kết quả.

Bảng 2.21: Dân số trong độ tuổi mầm non

Năm học 6 tháng - 2 tuổi 3 - 4 tuổi 5 tuổi

2010 - 2011 2.962 2.177 1.389 2011 - 2012 3.090 2.475 1.360 2012 - 2013 2.424 2.229 1.387 2013 - 2014 2.408 2.375 1.401 2014 - 2015 2.420 2.359 1.403 2015 - 2016 2.411 2.765 1.435 2016 - 2017 2.494 2.357 1.412 2017 - 2018 2.561 2.298 1.398 2018 - 2019 2.590 2.425 1.435 2019 - 2020 2.615 2.379 1.422

(Nguồn: Quy hoạch phát triển giáo dục phòng GDĐT Lộc Bình giai đoạn 2011 - 2020)

Bảng 2.22: Dân số trong độ tuổi đi học phổ thông

Năm học 6 tuổi 6 -10 tuổi 11 -14 tuổi 6 - 14 tuổi 15 - 17 tuổi 6 - 17 tuổi 2010 - 2011 1.459 7.191 6.510 13.701 6.146 19.847 2011 - 2012 1.340 6.918 6.575 13.493 5.575 19.068

2012 - 2013 1.377 6.801 6.641 13.442 4.870 18.312 2013 - 2014 1.369 6.958 6.707 13.665 4.398 18.063 2014 - 2015 1.345 6.962 6.774 13.736 4.313 18.049 2015 - 2016 1.328 6.805 6.842 13.647 4.259 17.906 2016 - 2017 1.389 6.812 6.564 13.376 4.190 17.566 2017 - 2018 1.492 7.028 6.778 13.806 4.089 17.895 2018 - 2019 1.398 7.095 6.674 13.873 4.987 18.860 2019 - 2020 1.385 7.010 6.560 13.570 4.897 18.467

(Nguồn: Quy hoạch phát triển giáo dục phòng GDĐT Lộc Bình năm học 2011 - 2020)

Theo bảng 2.22, dự báo trong khoảng từ 5 đến 10 năm, số học sinh phổ thông của huyện không có biến động lớn, căn cứ số người trong độ tuổi học phổ thông, có thể dự báo các chỉ số phát triển giáo dục trong 5 đến 10 năm (bảng 2.23).

Bảng 2.23: Các chỉ số phát triển giáo dục tiểu học

Nội dung 2005-2006 2010- 2011 2014- 2015 2019- 2020 A Số trƣờng 25 36 36 38 Trường tiểu học 12 36 36 38 Trường PTCS 13 0 0 0

Số trường Phổ thông dân tộc

bán trú 0 0 02 07 Số trường đạt chuẩn 02 05 09 15 B Số lớp 527 501 485 469 Khối lớp 1 105 103 99 95 Khối lớp 2 103 100 98 94 Khối lớp 3 105 100 96 93 Khối lớp 4 108 99 97 94 Khối lớp 5 106 99 95 93 C Số học sinh 7.580 7.191 6.962 6.933 Khối lớp 1 1.562 1.459 1.425 1.389 Khối lớp 2 1.513 1.422 1.395 1.385 Khối lớp 3 1.485 1.371 1.378 1.381 Khối lớp 4 1.498 1.464 1.385 1.388 Khối lớp 5 1.522 1.475 1.379 1.390 D Giáo viên, CBQL,CBHC 605 726 825 830 Cán bộ quản lý 56 72 85 88 Tỷ lệ CBQL đạt chuẩn trở lên 100,0 100,0 100 100,0

Trong đó trên chuẩn 12

(21,4%) 55 (76,4%) 80 (94,1%) 85 (96,6%) Tỷ lệ CBQL đã BD QLGD 2,0 10,0 25,0 30,0

Tỷ lệ CBQL đã BD LLCT 4,0 25,5 39,0 46,0 Tổng số giáo viên 534 608 654 665 GV đạt chuẩn trở lên 485 680 654 665 GV chưa đạt chuẩn 49 0 0 0 Cán bộ hành chính 15 102 115 125 E Các tỷ lệ Tỷ lệ nhập học lớp 1 97,8 98,9 100,0 100,0 Tỷ lệ chuyển cấp từ TH lên THCS 99,0 99,8 99,9 99,98 Tỷ lệ GV đạt chuẩn (%) 90,8 100,0 100,0 100,0 Tỷ lệ trên chuẩn (%) 25,0 45,9 62,4 70,0 Tỷ lệ học sinh/lớp 14,3 14,4 16,8 14,0 Tỷ lệ HS/GV 14,2 11,8 10,6 10,4 Số CBQL/1 trường 2,24 2,0 2,4 2,3 Số CBHC/1 trường 0,6 2,83 3,2 3,3 Tỷ lệ trường đạt chuẩn QG (%) 1/25 (4,0) 5/36 (13,9) 12/36 (33,3) 19/38 (50,0)

(Nguồn: Quy hoạch phát triển giáo dục phòng GDĐT Lộc Bình giai đoạn 2011-2015)

Như vậy, trong những năm tới quy mô trường lớp tăng 02 trường nâng tổng số trường tiểu học trên địa bàn huyện lên 38 trường; số học sinh tiểu học không tăng, việc phát triển đội ngũ giáo viên sẽ phải tập trung chủ yếu nâng cao về chất lượng để đáp ứng yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục.

Do quy mô ổn định nên huyện có thể tập trung được nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật cho giáo dục, chế độ chính sách đãi ngộ cho giáo viên sẽ được cải thiện.

Quy mô dân số ổn định, quy mô gia đình nhỏ, các gia đình ít con có điều kiện chăm sóc, giáo dục tốt hơn, xã hội hóa giáo dục tốt hơn, đó là thuận lợi lớn cho việc nâng cao chất lượng giáo dục.

Trong những năm tới kinh tế xã hội phát triển, để đáp ứng yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực cho xã hội đòi hỏi ở ngành giáo dục cao hơn, tất yếu giáo dục tiếp tục có những đổi mới mà trước hết đối với đội ngũ giáo viên.

3.1.1. Văn kiện đại hội đại biểu Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ XI và Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 6 (Khóa XI) quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 6 (Khóa XI)

Báo cáo chính trị trình bày tại Đại hội Đảng lần thứ XI đã xác định những định hướng lớn về phát triển giáo dục: “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng vền văn hoá và con người Việt Nam. Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư

cho giáo dục và đào tạo là đầu tư phát triển. Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo theo nhu cầu phát triển của xã hội; nâng cao chất lượng theo yêu cầu chuẩn hoá, hiện đại hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế, phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đẩy mạnh xã hội học tập, tạo cơ hội và điều kiện cho mọi công dân được học tập suốt đời”.

Đồng thời, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI thông qua đã chỉ rõ: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển ĐNGV và CBQL là khâu then chốt”.

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo xác định “Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và hội nhập quốc tế. Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo. Tiến tới tất cả các giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, giáo viên, giảng viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải có trình độ từ đại học trở lên, có năng lực sư phạm”.

Đây là những định hướng quan trọng, thể hiện quyết tâm chính trị của Đảng, Nhà nước ta và mong muốn của cả xã hội đối với sự nghiệp phát triển giáo dục nước nhà. Những nhiệm vụ mới và yêu cầu của một xã hội công nghiệp, hiện đại, công bằng, văn minh đang đặt ra cho ngành giáo dục, đòi hỏi đội ngũ giáo viên phải vươn lên ngang tầm với yêu cầu của thời đại.

3.1.2. Căn cứ định hướng phát triển của sự nghiệp giáo dục và đào tạo tỉnh Lạng Sơn

- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn lần thứ XV, nhiệm kỳ 2010 - 2015 ngày 16/9/2010 đã xác định: "tập trung phát triển giáo dục đào tạo, chú trọng giáo dục ở vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số để phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực vùng cao có chất lượng và có cơ cấu hợp lý".

- Chỉ thị số 04-CT/TU ngày 11/3/2011 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông giai đoạn 2011- 2015;

- Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 31/3/2011 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về nâng cao kết quả phổ cập giáo dục và đẩy mạnh xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2011- 2015;

- Quyết định số 836/QĐ-UBND ngày 27/5/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Đề án Nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông giai đoạn 2011 – 2015;

- Kế hoạch số 33/KH-UBND ngày 07/6/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Về thực hiện công tác nâng cao kết quả phổ cập giáo dục và xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, giai đoạn 2012-2015.

- Thực hiện Chương trình hành động số 700/CTr-SGD ĐT ngày 23/5/2011 của Sở GDĐT tỉnh Lạng Sơn: Thực hiện mục tiêu nâng cao kết quả phổ cập giáo dục và đẩy mạnh xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2011 - 2015.

- Phương hướng nhiệm vụ trọng tâm năm học 2013 - 2014 của Sở GDĐT Lạng Sơn.

3.2. Những nguyên tắc đề xuất các biện pháp

Việc đề xuất các biện pháp quản lý nhằm phát triển đội ngũ giáo viên các trường tiểu học huyện Lộc Bình cần phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

3.2.1. Đảm bảo tính đồng bộ của các biện pháp

Các biện pháp này xuất phát từ bản chất của quá trình quản lý, những nội dung đều cần phải thực hiện để phát triển đội ngũ giáo viên. Do đó, cần có sự phối hợp đồng bộ của các lực lượng trong và ngoài các nhà trường, các yếu tố tham gia tác động vào các biện pháp cần phải thực hiện một cách đồng bộ và khi thực hiện các biện pháp cần tiến hành một cách đồng bộ, chỉ khi thực hiện đồng bộ các biện pháp mới phát huy được thế mạnh của từng biện pháp. Như vậy mới có thể phát triển được đội ngũ giáo viên cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu.

3.2.2. Đảm bảo tính thực tiễn của các biện pháp

Việc ngiên cứu và đưa ra các biện pháp phải tuân thủ tính phù hợp nghĩa là các biện pháp đưa ra phải phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực), phù hợp với đối tượng áp dụng (giáo viên các trường tiểu học huyện Lộc Bình…). Các biện pháp này phải dựa trên những căn cứ thực tiễn của các nhà trường, của địa phương đồng thời phải tuân thủ các quy định của Nhà nước, của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3.2.3. Đảm bảo tính khả thi của các biện pháp

Yêu cầu này đòi hỏi các biện pháp được đề xuất có khả năng áp dụng vào thực tiễn một cách thuận lợi, trở thành hiện thực và đem lại hiệu quả cao trong quản lý nhằm phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học. Để đạt được điều này, khi xây dựng các biện pháp phải đảm bảo tính khoa học trong quy trình với các bước tiến hành cụ thể, chính xác. Các biện pháp phải được kiểm chứng, khảo nghiệm một cách có căn cứ khách quan và có khả năng thực hiện cao. Các bện pháp phải được thực hiện một

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn hiện nay (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)