Thực trạng việc thực hiện chế độ chính sách đãi ngộ giáo viên

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn hiện nay (Trang 78)

- Việc thực hiện chế độ chính sách hiện hành của nhà nước cho nhà giáo cơ bản đúng, đủ và kịp thời như: chế độ lương, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp thu hút, trách nhiệm, chế độ nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương sớm, nâng ngạch, cử đi đào tạo, bồi dưỡng và các hình thức khen thưởng…

- Thực hiện đúng chế độ lao động, định mức giờ dạy theo quy định. Công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý đội ngũ nhà giáo được thực hiện theo Quyết định số 62/2007/QĐ-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ GDĐT và các văn bản hướng dẫn của cấp trên.

- Huyện có quan tâm đầu tư xây dựng nhà công vụ cho giáo viên ở các xã khó khăn, trang bị ban đầu các phương tiện sinh hoạt cho giáo viên được phân công công tác tại các vùng đặc biệt khó khăn và xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường.

Tuy nhiên, việc thực hiện chế độ chính sách cho đội ngũ nhà giáo hiện còn nhiều hạn chế, vướng mắc như:

+ Nhiều quy định trong chế độ, chính sách về đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nhà giáo đã ban hành song việc thực hiện còn chậm như: chế độ cho giáo viên đi bồi dưỡng tập trung theo Quyết định số 28/QĐ-UBND ngày 26/11/2008 của UBND tỉnh Lạng Sơn quy định (về quản lý công tác đào tạo; cấp bù kinh phí hoạt động cho ngành) chưa kịp thời,…

+ Bất cập trong việc thực hiện các chính sách đãi ngộ đối với nhà giáo, cụ thể: chưa giải quyết triệt để, bất hợp lý trong hệ thống thang, bảng lương, chế độ phụ cấp cho nhà giáo chưa đảm bảo đời sống, phần đông nhà giáo vẫn còn khó khăn, điều kiện làm việc còn hạn chế nên một bộ phận giáo viên chưa thực sự yên tâm công tác.

+ Đặc biệt nhiều giáo viên dạy ở các trường xa nhà trên 15 km đường đất, đèo dốc nhưng không có phòng nghỉ trưa hoặc nội trú, nhiều giáo viên ở nhà nội trú tạm bợ, điều kiện sinh hoạt vật chất và tinh thần nghèo nàn.

+ Chưa có cơ chế, chính sách cho việc luân chuyển giáo viên nên một bộ phận giáo viên đã công tác trên 7 năm ở vùng khó khăn, cá biệt có giáo viên đã công tác trên 10 năm, chưa được chuyển công tác ở nơi thuận lợi hơn.

- Công tác thi đua, khen thưởng được triển khai, hàng năm có xem xét đề nghị khen thưởng những cá nhân có thành tích trong công tác.

Bảng 2.19: Kết quả thi đua năm học 2012 - 2013

Tổng số CB, GV, NV TS tổ Tổng số không xét thi đua

Kết quả thi đua

Danh hiệu cá nhân Danh hiệu tập thể

LĐTT CSTĐ cơ sở CSTĐ cấp tỉnh Không đạt TTLĐTT TT LĐXS Tổ Trường 695 109 52 401 79 02 161 51 20 02

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của phòng GDĐT Lộc Bình năm học 2012 - 2013) * Về tạo động lực cho ĐNGV tiểu học

Kết quả trưng cầu ý kiến về chính sách tạo động lực cho ĐNGV tiểu học được thể hiện qua số liệu của bảng 2.20.

Bảng 2.20: Tác dụng của các chính sách trong việc tạo động lực cho ĐNGV tiểu học STT Chế độ Kết quả (ĐTCB) CBQL Giáo viên 1 Lương 1,88 1,98 2 Phụ cấp theo lương 1,77 1,90 3 Nhà ở, đất đai 1,70 1,55

4 Chính sách đào tạo, bồi dưỡng 2,33 1,86

5 Chế độ chuyển vùng cho giáo viên 1,75 1,95

6 Phong tặng danh hiệu nhà giáo

(nhân dân, ưu tú) 1,72 1,98

7 Tặng Kỉ niệm chương vì sự nghiệp giáo dục 1,72 2,11

8 Bình chọn thi đua hàng năm 2,11 2,31

9 Thưởng (tăng lương sớm, thưởng bằng

tiền, hiện vật,...) 1,88 2,0

Số liệu bảng 2.20 cho thấy:

- Cán bộ quản lý đánh giá cao tác dụng của các yếu tố chính sách đào tạo, bồi dưỡng, bình xét thi đua hàng năm, gắn kết quả đào tạo bồi dưỡng với sử dụng, lương.

- Cán bộ quản lý đánh giá cao tác dụng của các yếu tố bình xét thi đua, tặng huy chương. Như vậy, theo ý kiến của CBQL, giáo viên được hỏi, những yếu tố đã có tác động mạnh đến việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên tiểu học là chính sách đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, thi đua, khen thưởng.

Tuy nhiên, tác dụng của các yếu tố trên trong thời gian qua vẫn chỉ ở mức trung bình, chưa thực sự phát huy tác dụng mạnh mẽ. Vì vậy trong thời gian tới cần tăng cường tác dụng của các yếu tố trên cùng với việc xây dựng và thực hiện đồng bộ các chế độ chính sách khuyến khích cả về vật chất và tinh thần đối với giáo viên tiểu học. Tóm lại, các trường tiểu học trong những năm qua chưa quan tâm nhiều đến việc thực hiện chế độ tuyển chọn một cách khoa học theo đúng quy trình quản trị nhân sự, để có thể chọn được những giáo viên tiểu học có phẩm chất tốt, có năng lực, trình độ cao, đúng ngành nghề, có khả năng thích ứng nghề nghiệp và hỗ trợ đồng nghiệp nâng cao mức độ đáp ứng với nhiệm vụ giảng dạy từng trường. Bộ GDĐT cũng chưa chủ động cùng với các bộ, ngành, địa phương xây dựng cơ chế, chính sách sử dụng, đãi ngộ phù hợp để kích thích động cơ làm việc, lao động sáng tạo của ĐNGV tiểu học, làm họ hứng thú, tích cực trong nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu, không ngừng phát triển bản thân và hỗ trợ đồng nghiệp phát triển nghề nghiệp, góp phần cho sự phát triển của từng trường và của ngành.

2.4. Đánh giá chung về thực trạng công tác phát triển ĐNGV các trƣờng tiểu học huyện Lộc Bình nhƣng năm qua

Qua điều tra, tổng hợp, phân tích các số liệu trong 05 năm gần đây, thu thập thông tin từ ĐNGV tiểu học huyện Lộc Bình, ý kiến của các nhà quản lý giáo dục, chúng tôi xác định những ưu điểm và hạn chế của công tác phát triển ĐNGV tiểu học, đồng thời chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế đó để xác định cách khắc phục.

2.4.1. Ưu điểm

- Công tác phát triển ĐNGV nói chung và cấp tiểu học nói riêng được cấp ủy, chính quyền các cấp trong huyện quan tâm, UBND huyện đã phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2011 - 2020.

- Hàng năm các cơ sở giáo dục đã xây dựng được kế hoạch phát triển giáo dục, trong đó nội dung phát triển đội ngũ luôn được quan tâm.

- Đánh giá được thực trạng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý cấp tiểu học trên địa bàn huyện, trên cơ sở đó có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên; bổ sung kịp thời số giáo viên trẻ có đủ điều kiện và năng lực để thay thế giáo viên yếu, kém.

- Xây dựng được đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên cơ bản đủ về số lượng, sự bất hợp lý về cơ cấu từng bước được khắc phục, chất lượng đội ngũ từng bước được nâng cao ở tất cả các vùng trong huyện.

- Phong trào tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ tin học được chú trọng.

- Nâng cao nhận thức về lý luận chính trị, trau dồi đạo đức nhà giáo, nêu gương sáng cho học sinh. Trong những năm qua, UBND huyện chỉ đạo phát động phong trào mỗi thầy, cô giáo dạy thêm 2 tiết/tuần không hưởng thù lao để phụ đạo cho học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng.

- Một bộ phận nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đã phát huy được khả năng, sáng tạo, đẩy mạnh phong trào làm đồ dùng dạy học và sử dụng thiết bị dạy học.

- Công tác điều tra, đánh giá, xếp loại đội ngũ gắn liền với việc đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra và gắn liền với thi đua, khen thưởng. Những hoạt động trên được thực hiện liên tục đã tạo động lực để mọi thành viên cố gắng, nỗ lực hơn trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy, học và quản lý giáo dục, tích cực đổi mới phương pháp dạy và học ở cấp học.

2.4.2. Hạn chế

- Việc đánh giá, xếp loại đội ngũ ở một số đơn vị chưa thực sự nghiêm túc, khách quan, công bằng, vẫn còn tình trạng nể nang, cào bằng và còn mắc bệnh thành tích trong đánh giá, xếp loại nên kết quả xếp loại còn cao hơn so với thực tế. Các hoạt động chuyên môn chưa trở thành phong trào có nền nếp, nhất là sinh hoạt tổ chuyên môn, còn thiếu những giáo viên cốt cán giỏi, nhiệt tình, trách nhiệm đủ sức là hạt nhân, đầu tàu trong hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ.

- Nhận thức của một số cán bộ quản lý và giáo viên chưa đầy đủ trong việc đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, ít chú ý đến việc rèn luyện chuyên môn, nghiệp vụ. Do vậy có những trường hợp đạt chuẩn về mặt bằng cấp những chất lượng về kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ không đáp ứng được yêu cầu công tác.

- Công tác bồi dưỡng kiến thức quản lý giáo dục chưa đáp ứng kịp thời do số lượng cán bộ quản lý các trường học tăng nhanh nên số đông CBQL mới được bồi dưỡng các khóa ngắn hạn, số cán bộ này chủ yếu làm việc theo kinh nghiệm, thiếu sự chủ động, sáng tạo trong quản lý.

- Công tác đào tạo và bồi dưỡng chưa được đổi mới, còn đơn điệu, chưa sát thực, việc kiểm tra, đánh giá trong khi đào tạo, bồi dưỡng chưa thực chất.

- Việc sử dụng, ứng dụng CNTT vào công tác quản lý nhân sự, quản lý nhà trường chưa kịp thời.

- Công tác luân chuyển CBQL, giáo viên còn hạn chế do huyện có nhiều xã vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn, do vậy việc giải quyết cho giáo viên đã hết thời gian công tác ở vùng này để chuyển về vùng thuận lợi còn hạn chế.

2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế

a) Nguyên nhân khách quan

- Sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng chưa thường xuyên, sự chỉ đạo và điều hành của chính quyền các cấp chưa đùng mức, sự phối kết hợp của các ban, ngành, đoàn thể chưa chặt chẽ.

- Cơ chế, chính sách đãi ngộ đối với nhà giáo chưa thỏa đáng, còn mang tính cào bằng.

- ĐNGV chủ yếu là giáo viên người địa phương được đào tạo nhiều hệ, một số bồi dưỡng để đạt chuẩn nhưng năng lực yếu.

- Huyện Lộc Bình kinh tế còn nhiều khó khăn, học sinh chủ yếu là người dân tộc ít người.

- Còn có một số giáo viên đào tạo theo địa chỉ năng lực còn hạn chế, chuẩn về bằng cấp nhưng kiến thức chuyên môn, kỹ năng sư phạm còn hạn chế.

- Tư duy giáo dục chậm đổi mới, việc xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục của một số người đứng đầu các đơn vị trường học chưa được coi trọng. Chương trình đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và CBQL giáo dục chưa tiếp cận với cách quản lý giáo dục hiện đại.

- Công tác đào tạo và bồi dưỡng chưa được đổi mới, còn đơn điệu, chưa sát thực, việc kiểm tra, đánh giá trong khi đào tạo, bồi dưỡng chưa thực chất.

b) Nguyên nhân chủ quan

- Cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên.

- Công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ chưa được thực hiện một cách chu đáo, thiếu các biện pháp thực hiện do vậy tính khả thi không cao.

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng chưa đảm bảo chất lượng, còn hình thức, việc tự học, tự bồi dưỡng chưa trở thành phong trào.

- Công tác kiểm tra, đánh giá, xếp loại còn nhiều bất cập nặng tính hình thức (bệnh thành tích).

- Một bộ phận đáng kể giáo viên chưa có ý thức học tập nâng cao trình độ. - Sự yếu kém của một bộ phận giáo viên tiểu học về phương pháp giáo dục là do giáo viên chưa tiếp cận được sự phát triển của giáo dục, việc tự học của giáo viên để cập nhật kiến thức còn hạn chế.

- Công tác quản lý giáo dục, quản lý đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục ở một số đơn vị chưa đáp ứng nhu cầu. Còn coi nhẹ công tác giáo dục chính trị tư tưởng, giữ gìn phẩm chất đạo đức trong đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, thiếu kỷ cương và buông lỏng quản lý.

- Công tác thanh tra, kiểm tra chưa được coi trọng. Đội ngũ cộng tác viên thanh tra chưa đủ mạnh để thanh tra quá trình dạy học, thi cử nên còn hạn chế trong việc đề xuất những giải pháp cho việc xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục.

Nâng cao chất lượng giáo dục trước hết phải nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cấp Ủy, Chính quyền các cấp và nhất là các nhà quản lý giáo dục huyện Lộc Bình phải giải quyết có hiệu quả các mâu thuẫn, hạn chế, yếu kém nêu trên.

Kết luận Chƣơng 2

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng ĐNGV tiểu học huyện Lộc Bình, việc phát triển đội ngũ những năm qua đã có nhiều tiến bộ:

- Số lượng giáo viên hàng năm được bổ sung, cơ cấu giáo viên được cải thiện, đến nay về cơ bản đã đáp ứng yêu cầu.

- Chất lượng giáo viên đã được nâng lên, tỷ lệ chuẩn đào tạo tăng lên qua các năm, năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm được cải thiện, khoảng cách về chất lượng đội ngũ giữa các vùng ngày càng được thu hẹp.

- Phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, khả năng hoạt động xã hội của giáo viên được nâng lên, làm gương tốt cho học sinh noi theo và được cộng đồng ủng hộ. - Công tác lập kế hoạch, quy hoạch phát triển ĐNGV bước đầu được quan tâm, mặc dù nội dung này mới chỉ là một nội dung trong kế hoạch, quy hoạch phát triển giáo dục của huyện.

Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay và những năm tiếp theo cần phải có những biện pháp hiệu quả ở tất cả các khâu của công tác phát triển ĐNGV.

Căn cứ cơ sở lý luận về phát triển ĐNGV cấp tiểu học ở chương 1, từ thực trạng ĐNGV tiểu học của huyện Lộc Bình trình bày trong chương 2, tôi xin được trình bày các biện pháp chủ yếu quản lý phát triển ĐNGV tiểu học huyện Lộc Bình đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đòi hỏi của xã hội hiện nay trong chương 3.

CHƢƠNG 3

MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC HUYỆN LỘC BÌNH, TỈNH LẠNG SƠN

GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp phát triển ĐNGV tiểu học huyện Lộc Bình

* Dự báo quy mô phát triển giáo dục tiểu học và những điều kiện ảnh hƣởng tới phát triển ĐNGV tiểu học

Theo phòng Thống kê huyện và dự báo quy mô giáo dục tiểu học đến năm 2015 và năm 2020 của Phòng GDĐT, quy mô dân số trong khoảng 5 năm tới không có biến động lớn nếu các biện pháp tổng hợp thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình có kết quả.

Bảng 2.21: Dân số trong độ tuổi mầm non

Năm học 6 tháng - 2 tuổi 3 - 4 tuổi 5 tuổi

2010 - 2011 2.962 2.177 1.389 2011 - 2012 3.090 2.475 1.360 2012 - 2013 2.424 2.229 1.387 2013 - 2014 2.408 2.375 1.401 2014 - 2015 2.420 2.359 1.403 2015 - 2016 2.411 2.765 1.435 2016 - 2017 2.494 2.357 1.412 2017 - 2018 2.561 2.298 1.398 2018 - 2019 2.590 2.425 1.435 2019 - 2020 2.615 2.379 1.422

(Nguồn: Quy hoạch phát triển giáo dục phòng GDĐT Lộc Bình giai đoạn 2011 - 2020)

Bảng 2.22: Dân số trong độ tuổi đi học phổ thông

Năm học 6 tuổi 6 -10 tuổi 11 -14 tuổi 6 - 14 tuổi 15 - 17 tuổi 6 - 17 tuổi 2010 - 2011 1.459 7.191 6.510 13.701 6.146 19.847

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn hiện nay (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)