Chú trọng công tác lập quy hoạch, kế hoạch phát triển ĐNGV tiểu học

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn hiện nay (Trang 90)

3.3.1.1. Mục đích biện pháp

- Lập quy hoạch, kế hoạch thực hiện từng năm, giai đoạn 5 năm, dự báo nhu cầu phát triển ĐNGV là nhiệm vụ của các cấp quản lý giáo dục nhằm đảm bảo số lượng, chất lượng, cơ cấu ĐNGV đáp ứng yêu cầu phát triển của giáo dục tiểu học.

- Đáp ứng được yêu cầu mục tiêu phát triển giáo dục, đảm bảo thực hiện tốt nhất chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục.

- Làm cơ sở để các cấp quản lý bố trí nguồn lực vật chất, các điều kiện đảm bảo, xây dựng và thực hiện kế hoạch tuyển chọn, sử dụng, đào tạo bồi dưỡng…làm cho ĐNGV ngày càng phát triển phù hợp với yêu cầu phát triển giáo dục của mỗi giai đoạn.

3.3.1.2. Nội dung biện pháp

- Thu thập thông tin quy mô phát triển giáo dục tiểu học, về ĐNGV. Trên cơ sở đánh giá thực trạng quy mô phát triển giáo dục mầm non, cấp tiểu học, cấp THCS, tổ chức điều tra, khảo sát thực trạng phát triển ĐNGV tiểu học trong 5 năm qua và dự báo về phát triển quy mô cấp tiểu học, phòng Giáo dục và Đào tạo tham mưu cho UBND huyện xây dựng kế hoạch, dự báo nhu cầu về số lượng, yêu cầu về chất lượng, cơ cấu, trình độ đào tạo. Điều tra thực trạng giáo viên giữa các trường ở vùng khó khăn, thuận lợi để bố trí số lượng, chất lượng cho hợp lý; làm cơ sở cho thực hiện chế độ chính sách.

- Lập quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, cơ sở vật chất trong 5 năm và 10 năm trên cơ sở quy hoạch phát triển giáo dục của huyện.

- Lập kế hoạch phát triển ĐNGV: Xác định nhu cầu số lượng, cơ cấu, chất lượng theo thời gian hàng năm.

Bản quy hoạch phải xác định được mục tiêu tổng quát về phát triển ĐNGV 5 năm; 10 năm đồng thời xác định những nhiệm vụ cụ thể theo từng năm học.

Xác định các yếu tố đảm bảo để thực hiện quy hoạch; đề xuất các giải pháp thực hiện quy hoạch.

3.3.1.3. Cách thức thực hiện biện pháp a) Xây dựng quy hoạch

- Thành lập ban chỉ đạo, tổ soạn thảo xây dựng quy hoạch, kế hoạch.

UBND huyện ra quyết định thành lập ban chỉ đạo xây dựng quy hoạch phát triển ĐNGV tiểu học giai đoạn 2010 - 2015 và định hướng đến năm 2020 do Phó Chủ tịch UBND huyện làm trưởng ban, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện là phó ban thường trực và một số thành viên là các phòng ban liên quan.

Ban chỉ đạo có nhiệm vụ chỉ đạo, đôn đốc, tạo điều kiện và thẩm định quy hoạch trước khi Chủ tịch UBND huyện ký phê duyệt.

Trưởng ban chỉ đạo quyết định thành lập tổ soạn thảo quy hoạch gồm lãnh đạo, chuyên viên Phòng GDĐT, một số hiệu trưởng trường tiểu học có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ tốt.

- Ban chỉ đạo, tổ soạn thảo nghiên cứu các văn bản, căn cứ xây dựng và quy trình lập kế hoạch, đề xuất kết cấu bản quy hoạch.

- Các căn cứ để xây dựng kế hoạch:

+ Điều lệ Trường tiểu học (ban hành theo thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010 của Bộ trưởng Bộ GDĐT).

+ Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04/5/2007 của Bộ trưởng Bộ GDĐT, Ban hành Quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học.

+ Thông tư số 14/2011/TT-BGDĐT ngày 08/4/2011của Bộ trưởng Bộ GDĐT, Quy định chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học.

+ Chỉ thị số 04-CT/TU ngày 11/3/2011 của Ban thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn về nâng cao chất lượng về nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông giai đoạn 2011 - 2015.

+ Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Lộc Bình giai đoạn 2010 - 2020. + Quyết định số 19/2008/QĐ-UBND ngày 28/8/2008 của UBND tỉnh Lạng Sơn phê duyệt quy hoạch mạng lưới giáo dục phổ thông của tỉnh.

+ Quy hoạch phát triển GDĐT của huyện Lộc Bình giai đoạn 2011 - 2020.

+ Căn cứ thực trạng ĐNGV tiểu học của huyện những mặt mạnh, những điểm yếu như: số lượng, chất lượng cơ cấu bộ môn, cơ cấu dân tộc, độ tuổi, phẩm chất đạo đức, năng lực hoạt động xã hội, tập quán…

+ Môi trường kinh tế - xã hội, chỉ số dự báo phát triển dân số địa phương căn cứ báo cáo đánh giá tổng kết tình hình phát triển kinh tế xã hội một số năm gàn đây của UBND huyện.

+ Dự kiến biến động về giáo viên: Thuyên chuyển, nghỉ hưu, nghỉ thai sản, đi đào tạo, bồi dưỡng dài hạn…

Trên cơ sở thu nhận các thông tin, tổ soạn thảo phân tích, đánh giá và tiến hành: - Xây dựng bản đề cương quy hoạch 5 năm, định hướng 10 năm, kế hoạch thực hiện từng năm trình ban chỉ đạo, tiếp thu ý kiến.

- Xây dựng bản dự thảo mang tính chiến lược, kế hoạch hàng năm, tổ chức xin ý kiến rộng rãi trong các nhà quản lý giáo dục, các ban ngành của huyện có liên quan như: Phòng Nội vụ, Phòng Lao động Thương binh và xã hội, phòng Tài chính - Kế hoạch, phòng Thống kê…tiếp thu ý kiến, chỉnh sửa, bổ sung.

- Xây dựng bản quy hoạch chính thức; bản quy hoạch có các nội dung cơ bản sau:

+ Các yếu tố tác động đến phát triển ĐNGV tiểu học (kinh tế - xã hội; địa hình; dân số lao động);

+ Căn cứ xây dựng kế hoạch;

+ Thực trạng phát triển đội ngũ 5 năm qua; + Quy mô, chất lượng cấp học;

+ Quy hoạch phát triển (mục tiêu tổng quát; các chỉ tiêu về số lượng, cơ cấu, chất lượng đội ngũ; nhiệm vụ cụ thể; điều kiện đảm bảo; giải pháp thực hiện…)

+ Tổ chức thực hiện (bố trí nguồn kinh phí, phân công trách nhiệm các tổ chức cá nhân liên quan).

* Tổ chức tập hợp ý kiến nghiên cứu chỉnh sửa, bổ sung từ các ý kiến phản hồi, thẩm định và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt (UBND huyện, Sở GDĐT).

b) Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch

* Tổ chức tuyên truyền, học tập, nghiên cứu quy hoạch trong cấp ủy, chính quyền cấp xã, huyện, nhân dân và nhất là cán bộ quản lý, giáo viên cấp tiểu học để mọi người đều hiểu và tạo sự động thuận cao trong các tổ chức và nhân dân trong huyện.

* Phân công nhiệm vụ cho các phòng chuyên môn của huyện, bộ phận thực hiện từng nội dung phù hợp chức năng nhiệm vụ, giao phòng GDĐT là cơ quan thường trực chủ trì phối hợp thực hiện.

* Các trường tiểu học căn cứ quy hoạch, xây dựng kế hoạch thực hiện phù hợp với quy hoạch.

d) Định kỳ kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh quy hoạch

Hàng năm UBND huyện chỉ đạo kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quy hoạch, so sánh việc thực hiện với quy hoạch để kịp thời khắc phục, điều chỉnh những thiếu sót hoặc không phù hợp.

3.3.1.4. Điều kiện đảm bảo thực hiện biện pháp

- Lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện, Phòng GDĐT phải có tầm nhìn chiến lược và quyết tâm về phát triển giáo dục nói chung và đội ngũ giáo viên tiểu học nói riêng, hiểu biết và có kỹ năng lãnh đạo, chỉ đạo đối với giáo dục.

- Hiệu trưởng các trường tiểu học có khả năng phân tích, nắm vững quy hoạch thích ứng với thay đổi, dự báo phát triển, nắm bắt các chủ trương, chính sách liên quan đến phát triển giáo dục của chính phủ, địa phương.

- Các cấp quản lý giáo dục của huyện có liên quan có quyết tâm thực hiện quy hoạch, tạo sự đồng thuận trong nhà trường, tranh thủ sự ủng hộ của các cấp quản lý và xã hội.

- Đảm bảo kinh phí và thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp nêu trên.

3.3.2. Đổi mới công tác tuyển chọn và sử dụng ĐNGV tiểu học

- Đổi mới việc tuyển chọn ĐNGV tiểu học nhằm lựa chọn được những người có đủ các tiêu chuẩn theo quy định chuẩn nghề nghiệp đối với giáo viên tiểu học, mục tiêu đảm bảo về cơ cấu, đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu chất lượng.

- Bố trí, sử dụng ĐNGV hợp lý, phát huy tối đa năng lực, sở trường của từng người.

3.3.2.2. Nội dung biện pháp a) Về tuyển chọn giáo viên

- UBND huyện dựa vào quy hoạch phát triển ĐNGV tiểu học, kế hoạch phát triển giáo dục hàng năm để chỉ đạo Phòng Nội vụ phối hợp với Phòng GDĐT lập kế hoạch tuyển chọn gồm các nội dung: căn cứ các văn bản pháp lý, chỉ đạo của UBND tỉnh, hướng dẫn của Sở GDĐT, Sở Nội vụ xác định đối tượng tuyển, tiêu chuẩn, hồ sơ, chỉ tiêu tuyển dụng.

- Lựa chọn phương thức tuyển chọn (thi tuyển hoặc xét tuyển), thời gian thực hiện tuyển chọn.

- Xây dựng quy trình tổ chức tuyển chọn.

- Báo cáo Sở Nội vụ phê duyệt và tổ chức tuyển dụng.

b) Về sử dụng giáo viên

- UBND huyện căn cứ nhu cầu, kết quả tuyển chọn quyết định tuyển dụng và phân công công tác cho người mới được tuyển chọn; Thực hiện điều chuyển giáo viên giữa các trường trong huyện tạo sự cân đối cơ cấu, chất lượng giáo viên, công bằng trong việc thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo ở các trường vùng khó khăn.

- Căn cứ kết quả công tác, đánh giá xếp loại giáo viên, năng lực, sở trường, tâm tư, nguyện vọng cá nhân và chủ yếu là nhiệm vụ, mục tiêu nhà trường, Hiệu trưởng bố trí, phân công nhiệm vụ cụ thể cho giáo viên một cách hợp lý.

- Hiệu trưởng quản lý lao động của giáo viên theo quy định của Luật Lao động, các quy định của ngành và nhiệm vụ mà giáo viên được phân công.

3.3.2.3. Cách thức thực hiện biện pháp a) Tuyển chọn giáo viên tiểu học

Việc tuyển chọn giáo viên tiểu học được thực hiện theo Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; Quyết định số

62/2007/QĐ-BGDĐT ngày 26/10/2007 của Bộ GDĐT ban hành Quy định về nội dung và hình thức tuyển dụng giáo viên trong các cơ sở giáo dục…

Thực hiện quy trình tuyển dụng như sau: 1) Quyết định thành lập Hội đồng tuyển dụng:

Chủ tịch UBND huyện quyết định thành lập Hội đồng tuyển dụng (thi tuyển hoặc xét tuyển), Hội đồng tuyển dụng viên chức có từ 05 đến 07 thành viên, gồm:

- Chủ tịch hội đồng (Chủ tịch hoặc phó chủ tịch UBND huyện).

- Phó chủ tịch hội đồng: Phụ trách bộ phận tổ chức cán bộ (Trưởng phòng Nội vụ huyện).

- Các ủy viên: Lãnh đạo các bộ phận chuyên môn và đại diện các bộ phận (phòng) chuyên ngành (trong đó có 01 ủy viên kiêm thư ký hội đồng).

2) Thông báo tuyển dụng:

Trước 30 ngày tổ chức tuyển dụng, Hội đồng tuyển dụng phải thông báo công khai về tiêu chuẩn, điều kiện, số lượng, chức danh cần tuyển, nội dung của hồ sơ dự tuyển trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương để mọi người biết và đăng ký.

3) Tổ chức tiếp nhận hồ sơ đăng ký tuyển dụng:

Trên cơ sở thông báo kế hoạch tuyển dụng, tiến độ thời gian ấn định, Hội đồng tuyển dụng tổ chức tiếp nhận hồ sơ, hướng dẫn thí sinh đăng ký dự tuyển, làm đơn đăng ký dự tuyển vào đơn vị sự nghiệp cụ thể.

4) Tổng hợp danh sách, hồ sơ đăng ký dự tuyển

Sau khi hết thời gian tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển, Hội đồng tuyển dụng tổng hợp hồ sơ, danh sách đăng ký dự tuyển theo từng đơn vị, nhóm chuyên ngành tuyển dụng,…

5) Thông qua danh sách trúng tuyển (nếu xét tuyển)

Căn cứ vào thể lệ, tiêu chuẩn và điều kiện dự tuyển trên cơ sở hồ sơ đăng ký và danh sách tổng hợp, Hội đồng tuyển dụng tổ chức xét tuyển và xác định người trúng tuyển; Thông báo kết quả, danh sách thí sinh xét tuyển, điểm xét tuyển, danh sách thí sinh trúng tuyển.

6) Công bố danh sách những người đủ điều kiện và tiêu chuẩn dự tuyển, tổ chức thi tuyển (nếu thi tuyển).

Căn cứ hồ sơ đăng ký, danh sách tổng hợp và kết quả sơ tuyển (nếu có), Hội đồng tuyển dụng công bố danh sách những người đủ điều kiện và tiêu chuẩn dự tuyển và tổ chức thi tuyển theo hình thức, quy trình, nội dung thi tuyển.

7) Về công nhận thí sinh trúng tuyển (kể cả xét tuyển và thi tuyển)

Căn cứ yêu cầu về trình độ đào tạo ngạch tuyển dụng cụ thể, UBND huyện có thể thông báo công khai tuyển dụng ngạch cần tuyển trình độ đào tạo khác nhau và thông báo khi xét công nhận trúng tuyển theo nhóm trình độ đào tạo từ cao xuống thấp.

8) Công bố danh sách trúng tuyển

Trên cơ sở kết quả xét tuyển, Hội đồng tuyển dụng trình Chủ tịch UBND huyện quyết định công nhận danh sách trúng tuyển, niêm yết công khai và thông báo thí sinh hoàn thiện hồ sơ.

9) Giải quyết khiếu nại, tố cáo

Hội đồng tuyển dụng có trách nhiệm giải quyết những khiếu nại, tố cáo của người dự tuyển (nếu có) báo cáo với cơ quan có thẩm quyền.

10) Quyết định tuyển dụng và ký hợp đồng làm việc

Căn cứ vào danh sách trúng tuyển, sau khi bổ sung, hoàn thiện hồ sơ của các thí sinh trúng tuyển, Chủ tịch UBND huyện quyết định tuyển dụng viên chức và ủy quyền cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp ký hợp đồng làm việc theo quy định.

b) Sử dụng giáo viên

Hàng năm, sau khi kết thúc năm học Phòng Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Phòng Nội vụ hướng dẫn giáo viên có nhu cầu chuyển công tác giữa các trường trong huyện hoặc chuyển ra khỏi huyện làm hồ sơ xin chuyển theo mẫu quy định nộp cho Phòng Giáo dục và Đào tạo tập hợp.

Căn cứ kết quả tuyển chọn giáo viên mới, các hồ sơ xin điều chuyển trên cơ sở đề nghị của Phòng GDĐT và Phòng Nội vụ, UBND huyện ra quyết định phân công, điều động giáo viên và xem xét bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ quản lý theo quy định.

Hiệu trưởng trường tiểu học tổ chức, sắp xếp bộ máy trong trường, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên, tổ chức trong trường.

Hiệu tưởng chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của nhà trường trực tiếp phụ trách, chỉ đạo xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học, công tác kiểm tra, thanh tra, tổ chức, tài chính, thực hiện chế độ chính sách, quy chế dân chủ, công khai trong nhà trường.

Phân công công việc cho các Phó hiệu trưởng, nhiệm vụ mỗi giáo viên trên cơ sở nguyện vọng, năng lực cá nhân và đề nghị của tổ chuyên môn.

Việc phân công nhiệm vụ công bằng, dân chủ hợp tình hợp lý tạo tâm lý cởi mở, tin cậy, đoàn kết phát huy được năng lực cá nhân, tạo môi trường làm việc thuận lợi, đồng thuận và cộng đồng trách nhiệm vì nhà trường, ở đó họ thấy được tôn trọng, được khẳng định mình, tránh được nguy cơ xung đột.

3.3.2.4. Điều kiện đảm bảo thực hiện biệp pháp

- Việc tuyển dụng giáo viên phải căn cứ vào nhu cầu, vị trí làm việc của từng đơn vị sự nghiệp cụ thể; đảm bảo cơ cấu phù hợp; Trong chỉ tiêu biên chế được phân bổ; đảm bảo nguyên tắc dân chủ, công khai, công bằng, chất lượng và đúng quy định; những người được tuyển dụng phải đúng tiêu chuẩn nghiệp vụ, đạt trình độ tiêu chuẩn theo quy định;

- Việc tổ chức tuyển dụng phải thông qua Hội đồng tuyển dụng và được thực hiện bằng hình thức thi tuyển hoặc xét tuyển;

- Cán bộ, công chức, viên chức tham gia Hội đồng tuyển dụng phải là những người có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp hiện đang giữ ngạch tương đương hoặc cao hơn ngạch viên chức cần tuyển dụng, không cử những cán bộ, công chức, viên chức có người thân dự tuyển, đang trong thời gian bị kỷ luật hoặc xem xét kỷ luật.

- Thực hiện phân công đúng chuyên môn, công việc, dân chủ; Quan tâm đến nguyện vọng giáo viên; Kết hợp hài hòa giữa yêu cầu nhiệm vụ, năng lực, điều kiện

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn hiện nay (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)