HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀ

Một phần của tài liệu Vận dụng dạy học theo dự án trong giảng dạy môn Trang bị điện tại Trung tâm Việt - Đức, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM (Trang 94)

. Nguyễn Thị Diệu Thảo: Dạy học dự án và đào tạo giáo viên kinh tế gia đình, tạp chí giáo dục (88), 2004, trang 22-

3HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀ

Trong thời gian cho phép, đề tài tập trung vào việc cấu trúc lại nội dung chi tiết theo hướng dự án dạy học, xây dựng tiêu chí đánh giá và kiểm nghiệm sư phạm với 3 dự án dạy học trong môn Trang bị điện tại Trung tâm Việt – Đức. Nếu có thời gian hơn, đề tài sẽ tiếp tục kiểm nghiệm sư phạm cho tất cả các dự án dạy học còn lại trong môn Trang bị điện tại Trung tâm Việt – Đức.

Từ kết quả ban đầu này, đề tài có thể nhân rộng ra các môn học khác như: Kỹ thuật điều khiển khả trình (PLC), chế tạo mạch in, kỹ thuật cảm biến và tiến tới thiết kế chương trình đào tạo bậc Trung cấp chuyên nghiệp hoặc Trung cấp nghề theo hướng các dự án dạy học (dự án liên môn). Đây là tiền đề giúp nâng cao năng lực phương pháp và năng lực xã hội của người học, đưa người học đến gần hơn với thực tiễn cuộc sống khi còn ngồi trênghế nhà trường.

4 KIẾN NGHỊ

Để đổi mới PPDH môn Trang bị điện có hiệu quả và vận dụng DHTDA thành công, người nghiên cứu xin kiến nghị một vài ý kiến sau đây:

Đối vi Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành Phố Hồ Chí Minh

- Trường nên tạo một mối quan hệ rộng rãi và thân thiết hơn nữa với các doanh nghiệp nhằm đưa giảng viên đến với doanh nghiệp để tham quan, học tập.

- Trường nên có một chế độ đãi ngộ hợp lý hơn đối với các giảng viên tích cực trong việc soạn lại nội dung giảng dạy cũng như đổi mới PPDH.

- Trường nên xem lại hệ số giờ giảng (cùng một giảng viên, cùng học hàm, học vị) giữa dạy lý thuyết và dạy thực hành.

95

Đối vi Trung tâm Việt - Đức

- Trung tâm cần cải tiến nội dung chương trình môn Trang bị điện theo hướng giảm

lý thuyết, tăng thực hành, gắn nhiều với thực tiễn và phát huy tính tự học của HS. - Trung tâm tổ chức sinh hoạt học thuật, hội thảo, tập huấn các phương pháp dạy học tích cực cho giảng viên trong Trung tâm trong đó có DHTDA.

- Trung tâm cần theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và đánh giá việc đổi mới phương pháp

dạy học ở từng giảng viên trong Trung tâm; động viên tất cả giảng viên trong Trung tâm tích cực đổi mới phương pháp dạy học.

Đối với gíao viên giảng dạy môn Trang bị điện

- GV nên tự tin vận dụngcác phương pháp dạy học mới, mà những phương pháp đó

có thể mang lại tính tích cực, chủ động cho HS.

- Khi áp dụng DHTDA vào giảng dạy môn Trang bị điện, giảng viên nên chú ý các điều kiện quan trọng như: Xác định vấn đề thực tiễn, thiết kế dự án dạy học, tổ chức lớp học và có kế hoạch kiểm tra, đôn đốc thường xuyên… để đạt được hiệu quả dạy học cao.

Một phần của tài liệu Vận dụng dạy học theo dự án trong giảng dạy môn Trang bị điện tại Trung tâm Việt - Đức, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM (Trang 94)