Dự án thực hành: “TỦ ĐIỆN ĐÓNG MỞ CỬA XÍ NGHIỆP”

Một phần của tài liệu Vận dụng dạy học theo dự án trong giảng dạy môn Trang bị điện tại Trung tâm Việt - Đức, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM (Trang 66)

. Nguyễn Thị Diệu Thảo: Dạy học dự án và đào tạo giáo viên kinh tế gia đình, tạp chí giáo dục (88), 2004, trang 22-

3.1.3.1Dự án thực hành: “TỦ ĐIỆN ĐÓNG MỞ CỬA XÍ NGHIỆP”

6. Báo cáo kết quả và đánh giá: Các nhóm trình bày kết quả, sản phẩm dự án, thảo luận về kết quả đạt được, GV và người học cùng đánh giá kết quả thực hiện.

3.1.3.1Dự án thực hành: “TỦ ĐIỆN ĐÓNG MỞ CỬA XÍ NGHIỆP”

Vị trí của dự án trong chương trình:

Đây là dự án thực hành đầu tiên trong chương trình môn Trang bị điện thuộc chuyên đề 1: Các dạng mạch khóa chéo (bảng 3.1), tổng quỹ thời gian cho dự án này là 6 tiết (HS phải làm ra sản phẩm cụ thể là tủ điện sử dụng các khí cụ điện có tiếp điểm để điều khiển đóng mở cửa xí nghiệp).

Kế hoạch thực hiện

Trước khi vận dụng DHTDA vào giảng dạy dự án thực hành “TỦ ĐIỆN ĐÓNG MỞ CỬA XÍ NGHIỆP”, người nghiên cứu đã xây dựng “hồ sơ dạy học” (phụ lục 9) bao gồm: Kế hoạch thực hiện dự án (thay cho giáo án - phụ lục 9.1); phiếu liệt kê công việc (dành cho GV - phụ lục 9.2); phiếu đánh giá (bảng 3.3); kế hoạch thực hiện dự án (GV hướng dẫn HS làm – phụ lục 9.3); nguyên lý làm việc (phụ lục 9.4); danh mục thiết bị - dụng cụ(phụ lục 9.5); danh mục vật tư cho một nhóm(phụ lục 9.6). Tiến trình thực hiện dự án được trải qua các giai đoạn sau:

Giai đoạn 1: Phát hiện vấn đề từ thực tiễn sản xuất

Ý tưởng chủ đề: Dự án “TỦ ĐIỆN ĐÓNG MỞ CỬA XÍ NGHIỆP”

Mục tiêu của dự án: Thiết kế, thi công tủ điện đóng mở cửa xí nghiệpsử dụng động cơ không đồng bộ 3 pha.

Với phương pháp tấn công não (Brainstorming), người nghiên cứu đã giúp cho HS biết được, cửacủa xí nghiệp không thểtự mở ra hoặc đóng lại, nó cần có sự truyền động từ động cơ điện. Cửa mở ra, đóng vào cónghĩa động cơ phải đảo chiều quay. Động cơ có thể quay trái hoặc quay phải nhưng tại một thời điểm động cơ chỉ có thể quay trái hoặc quay phải. Đó là sự khóa chéo (tại 1 thời điểm chỉ có một và chỉ một cơ cấu làm việc).

67

Chia nhóm: Lớp có 23 HS, trang thiết bị vật tư có thể phục vụ được 11 nhóm, người nghiên cứu để HS tự chia nhóm, có 10 nhóm 2 HS và 1 nhóm 3 HS.

Giai đoạn 2: Lập kế hoạch(HS lập kế hoạchdựa trên mẫu – phục lục 9.3)

HS xác định các công việc cần thực hiện (vẽ sơ đồ mạch trên giấy, mô phỏng bằng phần mềm CADe_SIM, chuẩn bị trang thiết bị đồ nghề, kiểm tra thiết bị, bố trí thiết bị lên tủ điện, đi dây, thử nguội, thử nóng); tiến trình thực hiện (khi nào bắt đầu và khi nào kết thúc), các nguồn lực cần sự hỗ trợ.

Phân công nhiệm vụ là một công việc cực kỳ khó khăn trong làm việc nhóm, người nghiên cứu đã tư vấn cho HS về nhiệm vụ từng thành viên trong nhóm dựa trên năng lực của từng học sinh (HS A vẽ mạch điện, HS B kiểm tra thiết bị, đồ nghề…).

Giai đoạn 3: Quyết định thực hiện dự án

Sau khi đã có được mục tiêu và kế hoạch thực hiện dự án do HS thực hiện, người

nghiên cứuxem xét chỉnh sửa, bổ sung và quyết định cho HS thực hiện dự án.

Giai đoạn 4: Triển khai dự án

HS thực hiện nhiệm vụ theo đúng kế hoạch đã được người nghiên cứu thông qua. Người nghiên cứubố trí nơi làm việc cho từng nhóm, cung cấp vật tư, trang thiết bị đồ nghề, hỗ trợ HS khi có những khó khăn, giám sát và nhắc nhở về an toàn lao động.

Giai đoạn 5: Kiểm tra kết quả

HS phải hoàn thành đúng thời gian quy định 2 loại sản phẩm sau:

- Sản phẩm lý thuyết: Bảng kế hoạch thực hiện dự án; sơ đồ mạch điện; bài báo cáo. - Sản phẩm thực hành: “TỦ ĐIỆN ĐÓNG MỞ CỬA XÍ NGHIỆP”.

Người nghiên cứu kiểm tra: Mạch có hoạt động đúng yêu cầu đặt ra hay không? Thời gian có đảm bảo không? An toàn và thẩm mỹ như thế nào?

Giai đoạn 6: Báo cáo kết quả và đánh giá

HS sẽ trình bày kết quả làm việc của nhóm mình trước tập thể lớp và GV, các thành viên của nhóm khác sẽ đóng góp ý kiến. Người nghiên cứu đánh giá kết quả đạt

68

được của HS dựa trên các tiêu chí đánh giá thể hiện tại bảng 3.3.Phụ lục 9.7 (trang 32 phụ lục) là hình ảnh qua các giai đoạn thực hiện dự án thực hành “TỦ ĐIỆN ĐÓNG MỞ CỬA XÍ NGHIỆP” của một nhóm học sinh.

Một phần của tài liệu Vận dụng dạy học theo dự án trong giảng dạy môn Trang bị điện tại Trung tâm Việt - Đức, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM (Trang 66)