Thực trạng DHTDA với môn Trang bị điện tại Trung tâm Việ t Đức

Một phần của tài liệu Vận dụng dạy học theo dự án trong giảng dạy môn Trang bị điện tại Trung tâm Việt - Đức, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM (Trang 54)

- Mục đích hoàn thành chương trình đào tạo: 13 phiếu (56,6%) đồng ý, đây là con số khá đáng buồn vì có một tỷ lệ lớn (trên 50%) xác định mục đích học tập

2.3.7 Thực trạng DHTDA với môn Trang bị điện tại Trung tâm Việ t Đức

Ở nước ta, DHTDA là một quan điểm dạy học còn khá mới mẻ và chưa được áp dụng rộng rãi trong quá trình dạy học ở các bậc học, tuy nhiên, đây là một quan điểm dạy học có nhiều khả năng phát huy tính tích cực, độc lập, tự học… của người học mà người nghiên cứu đã trình bày ở phần cơ sở lý luận của luận văn. Để tìm hiểu về thực trạng DHTDA như thếnào đối với GV tại bộ môn Điện – Điện tử, người nghiên cứu tiến hành khảo sát ý kiến của GV và kết quả thể hiện qua số liệu ở bảng 2.13.

Bảng 2.13: Thực trạng vận dụng dạy học theo dự án

THỰC TRẠNG VẬN DỤNG DHTDA Số phiếu Tỷ lệ %

Chưa từng biết đến (tìm hiểu các vấn đề lý luận về dạy học theo dự án)

6 86

Biết nhưng không áp dụng được 0 0

Biết và có thể áp dụng được 1 14

Đã áp dụng vào dạy học bộ môn 0 0

Từ bảng 2.13người nghiên cứu thấy rằng, có 6/7 GV (86%) quý thầy cô chưa biết gì về DHTDA, đây là một số liệu khá bất ngờ vì tại bộ môn Điện – Điện tử, Trung tâm Việt – Đức, những môn như: Cung cấp điện, Chế tạo mạch in đã được triển khai DHTDA từ khi chuyên gia Đức còn ở Việt Nam (1994 – 2000).

Vì đa số quý thầy cô chưa biết gì về DHTDA nên các GV tham gia trả lời phiếu xin ý kiến đã từ chối trả lời câu hỏi 6 (điều kiện DHTDA) và câu hỏi 7(Ưu điểm DHTDA) (phụlục 6), tuy nhiên ở câu hỏi 8 (nhữngkiến nghị) các GV tham gia một cách đầy đủ, kết quả của việc khảo sát về những kiến nghị được thể hiện ở bảng 2.14.

55

Bảng 2.14: Những kiến nghị về việc vận dụng DHTDAtrong môn Trang bị điện

Từ bảng 2.14 người nghiên cứu thấy rằng:

- 28,6 % Rất đồng ý và 71,4 % Đồng ý cho rằng nội dung môn Trang bị điện cần

được cấu trúc lại theo hướng giảm lý thuyết và tăng thực hành. Từ bảng 2.10 (điều kiện về nội dung) và bảng 2.14 (những kiến nghị về nội dung) người nghiên cứu thấy rằng có một sự tương đồng khi 2/7 GV Rất đồng ý và 5/7 GV Đồng ý cho rằng nội dung môn Trang bị điện hiện nay cần phải được tái cấu trúc.

Đồ thị 2.3: Tái cấu trúc nội dung môn Trang bị điện nhận được sự nhất trí cao của các GV.

KIẾN NGHỊ

Rất đồng ý Đồng ý Phân vân Không đồng ý Số phiếu Tỷ lệ % Số phiếu Tỷ lệ % Số phiếu Tỷ lệ % Số phiếu Tỷ lệ % 1. Cấu trúc lại nội dung

môn Trang bị điện theo hướng tinh giản, giảm lý thuyết, tăng thực tiễn.

2 28,6 5 71,4 0 0 0 0

2. Tăng cường trang thiết bị, vật tư thực tập

7 100 0 0 0 0 0 0

3. Tập huấn về dạy học theo dự án cho giáo viên dạy môn Trang bị điện

0 0 7 100 0 0 0 0

4. Đổi mới phương pháp Kiểm tra - Đánh giá kết quả học tập môn Trang bị điện của người học.

0 0 7 100 0 0 0 0 0 20 40 60 80

Rất đồng ý Đồng ý Phân vân Không đồng ý

Điều kiện về nội dung

56

- 100 % GV Rất đồng ýcho rằng cần tăng cường vật tư thực tập. (vật tư thực tập hiện nay được cấp theo quy định của nhà trường với địnhmức 22.000đ/HS/ tín chỉ).

- 100 % GV Đồng ýcó nhu cầu được tập huấn về DHTDA.

- 100 % GV Đồng ý phải đổi mới phương pháp kiểm tra – đánh giá để hạn chế tối

đa nhất việc có những HS trong nhóm gần như không làm việc nhưng vẫn được điểm ngang bằng các thành viên làm việc tích cực.

57

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Qua quá trình khảo sát thực tế và phân tích kết quả khảo sát tình hình thực tiễn giảng dạy môn Trang bị điện tại Trung tâm Việt – Đức, người nghiên cứu đi đến kết luận sau:

Thứ nhất: Mô hình đào tạo

Các nội dung đào tạo thực hành môn Trang bị điện tại Trung tâm Việt - Đức được bố trí tiếp sau các nội dung lý thuyết. Nội dung thực hành chủ yếu là các bài luyện tập kỹ năng cơ bản (phương pháp4 bước, 3 bước, làm việc nhóm), HS nhận nhiệm vụ do GV quy định, thực hiện theo tiến trình, thao tác do GV hướng dẫn, làm mẫu nhằm rèn luyện kỹ năng cơ bản. Việc luyện tập tổng hợp các kỹ năng để giải quyết nhiệm vụ thực hành mang tính phức hợp và đòi hỏi sự sáng tạo chưa được chú ý.

Theo mô hình đào tạo hiện nay, vị trí các nội dung đào tạo lý thuyết và thực hành môn Trang bị điện có thể được mô tả như sau:

Hình 2.5: Mô hình đào tạo môn Trang bị điện hiện nay tại Trung tâm Việt - Đức Dạng thực hành kỹ năng cơ bản có các ưu điểm là dễ thực hiện, sản phẩm làm ra dễ đánh giá, khi áp dụng dạy học ở hình thức này, tay nghề chuyên môn của GV được thể hiện rất rõ thông qua bước làm mẫu. Điều này tạo nên uy tín cũng như niềm tin của HS dành cho GV, qua đó, HS được trang bị các kỹ năng cơ bản một cách chuẩn xác. Bên cạnh đó tồn tại các nhược điểm là chưa được rèn luyện tổng hợp các kỹ năng đa dạng. Trong các bài thực hành, HS làm theo mẫu do đó chưa phát huy tính sáng tạo hoặc có nhưng ở mức độ thấp của người học.

Dạy học lý thuyết - Thuyết trình - Đàm thoại Thực hành luyện tập - 4 bước - 3 bước - Nhóm

58

Thứ hai: Đối với giáo viên

- Lòng yêu nghề, nhiệt huyết, nêu cao phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, ham học hỏi, nghiên cứu tìm tòi sáng tạo.

- Chuẩn bị đầy đủ giáo trình, tài liệu tham khảo…để HS có điều kiện nghiên cứu học tập.

- Sử dụng nhiều PPDH, đặc biệt là phương pháp làm việc nhómnhằm giúp HS giải quyếtvấn đề trong môi trường tập thể, tuy nhiên, một tỷ lệ lớn GV chưa có điều kiện để tiếp cận với các PPDH tiên tiến hơn mà thế giới đang vận dụng (ví dụ như DHTDA).

Thứ ba:Đối với học sinh

- Một tỷ lệ lớn HS nhận thức đúng đắn về mục tiêu học tập, động cơ học tập môn Trang bị điện. Tuy nhiên có trên 60% HS rất đồng ýđồng ý cho rằng nội dung môn Trang bị điện là “trừu tượng, khô khan”.

- Mặc dù nhận thức đúng về mục tiêu và động cơ học tập nhưng gần như 100% HS hoàn toàn không có kỹ năng tự học, HS hoàn toàn thụ động trước bài giảng của GV mặc dù phương pháp làm việc nhóm là một trong những phương pháp kích thích tính tự học của HS.

Thứ tư: Nội dung và kiểm tra – đánh giá

- Nội dung môn Trang bị điện hiện nay quá nặng về lý thuyết vì thế cần phải được cấu trúc lại theo hướng tăng thực hành, giảm lý thuyết để đáp ứng nhu cầu của thực tiễn. - Kiểm tra - đánh giá gần như chỉ tập trung vào kiểm tra về năng lực chuyên môn của người học, nănglực về phương pháp và nănglực về xã hội chưa được đưa vào nội dung kiểm tra - đánh giá.

Chương 3

Một phần của tài liệu Vận dụng dạy học theo dự án trong giảng dạy môn Trang bị điện tại Trung tâm Việt - Đức, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)