TỰ NHẬN XÉT VỀ NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀ

Một phần của tài liệu Vận dụng dạy học theo dự án trong giảng dạy môn Trang bị điện tại Trung tâm Việt - Đức, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM (Trang 93)

. Nguyễn Thị Diệu Thảo: Dạy học dự án và đào tạo giáo viên kinh tế gia đình, tạp chí giáo dục (88), 2004, trang 22-

2 TỰ NHẬN XÉT VỀ NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀ

Mặc dù bị hạn chế về mặt thời gian làm luận văn và khả năng của người nghiên cứu, đề tài đã được hoàn thành và có những đóng góp thiết thực sau:

2.1 Đóng góp về mặt lý luận

Thông qua đề tài, người nghiên cứu đã làm rõ vấn đề DHTDA, vấn đề mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp cùng Intel và Microsoft triển khai rộng rãi trong thời gian vừa qua nhưng kết quả thu lại chưa được như mong đợi.Đặc biệt, đề tài đã xây dựng được “KẾ HOẠCH DẠY HỌC” cho 3 dự án dạy học và “TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ” cho môn Trang bị điện một cách rõ ràng và chi tiết, đây có thể xem như là một tài liệu tham khảo cho các GV khi vận dụng DHTDA trong giảng dạy.

2.2 Đóng góp về mặt thực tiễn

Đề tài đã góp phần giải quyết được các vấn đề sau:

- DHTDA góp phần khắc phục những nhược điểm của các PPDH truyền thống như qua quá trình thực hiện dự án, HS tự lập kế hoạch và chủ động trong công việc, các hoạt động này góp phần hình thành thói quen làm việc tựlực, năng động.của HS. - DHTDA tạo cho HS tính tự chịu trách nhiệm thông qua các nhiệm vụ học tập, phát triển nănglựccộng tác để cùng nhau giải quyết các nhiệm vụ học tập của nhóm. - DHTDA giúp HS làm quen với việc giải quyết các vấn đề thuộc phạm vi chuyên môn cũng như một số vấn đề phức hợp trong mối liên hệ với các lĩnh vực liên quan đặcbiệt là gắn liền với thực tiễn của xã hội.

Tóm lại, DHTDA giúp nâng cao tính hứng thú, tính tự lực và tinh thần cộng tác làm việc. HS trong lớp kiểm nghiệm có khả năng giải quyết các nhiệm vụ mang tính phức hợp với tinh thần cộng tác và khả năng sáng tạo cao mà nếu vận dụng các PPDH truyền thống (phương pháp đàm thoại, phương pháp 4 bước…) sẽ khó đạt được hiệu quả như mong đợi. Khi thực hiện các dự án họctập theo đúng kế hoạch và quy trình của DHTDA, HS có hứng thú cao vì được thực hiện nhiệm vụ phức hợp, tự lực giải quyết một vấn đề có kết hợp lý thuyết và thực hành. DHTDA góp phần khắc phục những nhược điểm của các PPDH truyền thống như thuyết trình,

94

đàm thoại, 4 bước, 3 bước … nhưng không thay thế mà là sự bổ sung cần thiết cho các PPDH truyền thống, nhờ vậy DHTDA sẽ giúp người học rút ngắn quãng đường từ nhà trường đến xã hội, giúp người học hiểu rõ hơn về thực tiễn khi họ còn ngồi trên ghế nhà trường.

Một phần của tài liệu Vận dụng dạy học theo dự án trong giảng dạy môn Trang bị điện tại Trung tâm Việt - Đức, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)