- Mục đích hoàn thành chương trình đào tạo: 13 phiếu (56,6%) đồng ý, đây là con số khá đáng buồn vì có một tỷ lệ lớn (trên 50%) xác định mục đích học tập
VÀ KIỂM NGHIỆM SƯ PHẠM TẠI TRUNG TÂM VIỆT ĐỨC
3.1 CÁC ĐỀ XUẤT CHO VIỆC VẬN DỤNG DHTDA TRONG GIẢNG DẠY MÔN TRANG BỊ ĐIỆN TẠI TRUNG TÂM VIỆT - ĐỨC MÔN TRANG BỊ ĐIỆN TẠI TRUNG TÂM VIỆT - ĐỨC
3.1.1 Cấu trúc nội dung môn Trang bị điện theo các dạng dự án dạy học
3.1.1.1 Cơ sở của đề xuất
Cơ sở để người nghiên cứu đề xuất cấu trúc lại nội dung chương trình môn Trang bị điện là:
- Chủ trương của Ban giám hiệu TrườngĐại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh cũng như Ban giám đốc Trung tâm Việt – Đức là hằng năm cần tiến hành cải cách, chỉnh sửa nội dung của các môn học sao cho đảm bảo được CĐR cũng như là đảm bảo được quỹ thời gian của chương trình.
- Kết quả khảo sát thực trạng ở chương 2 (bảng 2.10) cho thấy, có tới 71,4% GV
đồng ý cho rằng nội dung môn Trang bị điện cần được hiệu chỉnh, tăng phần thực hành và giảm phần lý thuyết.
- Tương tự, có trên 60% HS lớp khảo sát khi tham gia trả lời bảng thăm dó ý kiến đã chọn rất đồng ý và đồng ý cho rằng nội dung môn Trang bị điện là “trừu tượng, khô khan” (bảng 2.11).
- Bên cạnh đó, để việc giảng dạy môn Trang bị điện theo DHTDA thì nội dung chương trình phải hướng đến thực tiễn sản xuất (phần cơ sở lý luận ở chương 1 người nghiên cứu đã trình bày). Muốn thực hiện được điều đó thì nội dung chương trình phải được thiết kếcó một độ “mở”nhất địnhđể người dạy và người học luôn linh hoạt thích nghi với mọi tình huống, không bị gò bó trong một nội dung chương trình cứng, khó điều chỉnh.
60
Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn trên, người nghiên cứu đề xuất cấu trúc lại nội dung chương trình chi tiết môn Trang bị điện theo hướng dẫn của Phòng Đào tạo Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh47.
3.1.1.2 Cấu trúc nội dung
Việc tái cấu trúc nội dung môn Trang bị điện dựa trên các dạng dự án dạy học tại Trung tâm Việt - Đức dựa vào mục 3.1.1.1 vàviệc phân loại DHTDA nói chung đã được trình bày trong chương 1 của luận văn và căn cứ vào đặc điểm riêng của nội dung chương trình môn Trang bị điện để đảm bảo chuẩn đầu ra (CĐR) cho người học. Có thể coi DHTDA là một phương pháp dạy học đặc thù của việc đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng được CĐR. Việc vận dụng DHTDA trong đào tạo HS bậc TCCN không giới hạn ở dự án thực hành mà có thể vận dụng các dạng khác như dự án tìm hiểu, dự án nghiên cứu... Trong phạm vi luận văn này, người nghiên cứu đề xuấtnội dung môn Trang bị điện được cấu trúc phù hợp vớihai dạng dự án dạy học điển hình là dự án thực hành và dự án hỗn hợp. Xem chi tiết tại phụ lục 8.
Dự án thực hành
Dự án thực hành trong đào tạo HS bậcTCCN là những dự án dạy học, trong đó HS cần thực hiện một nhiệm vụ thực hành mang tính phức hợp với trọng tâm là hoàn thành một sản phẩm vật chất thuộc lĩnh vực Điện công nghiệp trên cơ sở vận dụng các năng lực sẵn có.
Hình 3.1: Mô hình vận dụng dự án thực hành48
47