Http://www1hcmuteeduvn/vietduc/Introaspx, 13h00 ngày 3011

Một phần của tài liệu Vận dụng dạy học theo dự án trong giảng dạy môn Trang bị điện tại Trung tâm Việt - Đức, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM (Trang 35)

36

2.1.2.3 Nội dungmôn Trang bị điện

Nội dung môn Trang bị điện được cấu trúc từ 2 phần (bảng 2.1): Lý thuyết và thực hành với tổng thời gian là 120 tiết (lý thuyết 60 tiết, thực hành 60 tiết). Trong nội dung thực hành lại có lý thuyết của thực hành.

Bảng 2.1: Nội dung môn Trang bị điện

Phần I: Lý thuyết (60 tiết) Chương I: Đặc tính

công nghệ truyền động

điện

1.1 Khái niệm chung

1.2 Đặc tính cơ của động cơ điện một chiều kích thích song song 1.3 Đặc tính cơ của động cơ điện không đồng bộ 3 pha.

Chương II: Điều chỉnh tốc độ hệ thống truyền động điện

2.1 Khái niệm chung

2.2 Các tiêu chuẩn đánh giá hệ thống truyền động điện

2.3 Điều chỉnh tốc độ động cơ điện một chiều kích từ độc lập 2.4 Điều chỉnh tốc độ động cơ điện 3 pha

Chương III: Chọn công suất cho hệ thống truyền động

3.1 Khái niệm chung

3.2 Các tiêu chí để chọn động cơ

3.3 Các chế độ làm việc của động cơ điện 3.4 Chọn công suất động cơ điện

Chương IV: Các mạch điện cơ bản của hệ thống truyền động

4.1 Khái niệm về sơ đồ điện

4.2 Mạch điều khiểnĐCĐKĐB 3 pha.

4.3 Mạch điều khiển động cơ điện một chiều

4.4 Mạch bảo vệ động cơ.

Chương V: Sơ đồ một số máy điển hình

5.1 Sơ đồ điện của nhóm máy tiện. 5.2 Sơ đồ điện của nhóm máy phay. 5.3 Sơ đồ điện của nhóm máy mài 5.4 Sơ đồ điện của nhóm máy khoan.

37

Phần II: Thực tập (60 tiết)

II.1 Các mạch rơ le và công tắc tơ

II.2Các mạch đảo chiều quay

II.3 Các mạch mở máy

II.4 Điều khiển tuần tự

Bảng 2.1 là nội dung môn Trang bị điện được trích dẫn từ ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN (xem cụ thể phụ lục 3, trang 6 phụ lục)

2.2 MẪU KHẢO SÁT VÀ NHIỆM VỤ KHẢO SÁT 2.2.1 Mẫu khảo sát 2.2.1 Mẫu khảo sát

Để tìm hiểu thực trạng giảng dạy môn Trang bị điện tại Trung tâm Việt - Đức, người nghiên cứu đã tiến hành khảo sát để lấy ý kiến của GV (bảng 2.2) đang giảng dạy tại Bộ môn Điện – Điện tử, Trung tâm Việt - Đức và HS đã học môn Trang bị điện, từ cơ sở thực tiễn đó, người nghiên cứu đề xuất các giải pháp DHTDA cho môn Trang bị điện nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu của xã hội. a) MẪU GIÁO VIÊN (danh sách giáo viên tham gia khảo sát thể hiện tại phụ lục 4, trang 9 phụ lục): Biên chế hiện tại của bộ môn Điện – Điện tử, Trung tâm Việt - Đức chỉ có 7 GV nên người nghiên cứu chọn tất cả 7 thầy cô và được xét trên hai bình diện là học vị và thâm niên giảng dạy vì đây là hai yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn và sử dụng phương pháp dạy học. Cụ thể như sau:

Bàng 2.2: Mẫu khảo sát giáo viên

Trình độ (học vị)

Sốphiếu Tỷ lệ % Thâm niên công tác (năm) Số phiếu Tỷ lệ % Đại học 4 57,1 1 – 4 1 14,3 Thạc sĩ 3 42,9 5 – 9 2 28,6 Tiến sĩ 0 0 > 10 4 57,1 Tổng cộng 7 100 Tổng cộng 7 100

38

- Trình độ: Đại học 57,1%, cao học 42,9%. Căn cứ vào chức năng đào tạo của Trung tâm Việt - Đức dễ dàng thấy rằng 100% GV có trình độ chuyên môn tốt.

- Thâm niên công tác: từ 1- 4 năm (14,3%), từ 5 - 9 năm (28,6%), > 10 năm (57,1%). Kết quả cho thấy, phần lớn GV bộ môn Điện – Điện tử có thâm niên giảng dạy trên 10 năm, điều này đồng nghĩa với với việc GV có khá nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy.

b) MẪU HỌC SINH (danh sách học sinh tham gia khảo sát thể hiện tại phụ lục 5, trang 10 phụ lục):Gồm 23 HS lớp 10D02VĐB thuộc bộ môn Điện – Điện tử, Trung tâm Việt - Đức đã học môn Trang bị điện do chính người nghiên cứu giảng dạy bằng phương pháp truyền thống.

2.2.2 Nhiệm vụ khảo sát

2.2.2.1 Khảo sát giáo viên

Một phần của tài liệu Vận dụng dạy học theo dự án trong giảng dạy môn Trang bị điện tại Trung tâm Việt - Đức, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)