Frey, Karl: Die Projektmethode “Der Weg zum bildenden Tun” Weinheim/Basel Beltz-Verlag 2005, trang

Một phần của tài liệu Vận dụng dạy học theo dự án trong giảng dạy môn Trang bị điện tại Trung tâm Việt - Đức, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM (Trang 26)

2005, trang 20 Tìm, lựa chọn một lĩnh vực Giới hạn Giao nhiệm vụ Làm việc với nhóm nhỏ Cùng suy xét Cá nhân và nhóm cùng làm việc

Báo cáo kết quả công việc

Thảo luận về kết quả, đánh giá kế hoạch làm việc

27

- Dự án được xây dựng phải gắn với thực tiễn và sự quan tâm của người học.

- Nội dung dự án liên quan đến kiến thức của nhiều môn học trong chương trình (dự án liên môn).

- Các yếu tố quyết định trong thực hiện dự án là người học. Người học được phép đưa ra các quyết định trong việc xác định chủ đề, cách thức thực hiện và thực thi công việc. Người học phải luôn đối mặt với thách thức của các tình huống (mơ hồ, phức tạp và không tiên liệu trước được…).

- Cần phải đảm bảo phát triển các năng lực như: Năng lực phương pháp (lập kế hoạch, tổ chức nơi làm việc, phân công công việc, phương thức làm việc…)và năng lực xã hội (tính cộng tác trong nhóm làm việc, xử lý các xung đột khi làm việc, giao tiếp với bạn cùngnhóm, trình bày quan điểm cá nhân…) cho người học. Khi thực hiện một dự án cũng cần lưu ý đến các yêu cầu như: Thời gian của dự án, mục tiêu dự án, chi tiết dự án, yêu cầu tiên quyết đối với người học, công nghệ, tài liệu tham khảo, các bước tiến hành, chuẩn đánh giá, các kế hoạch hỗ trợ…

1.3.6 Ưu nhược điểm và phạm vi ứng dụng của dạy học theo dự án Ưu điểm Ưu điểm

Từ những đặc điểm của DHTDA đã thể hiện rõ những ưu điểm của nó, có thể tóm tắt những ưu điểm của DHTDA như sau:

- Gắn lý thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội. - Phát huy tính tự lực, tinh thần trách nhiệm của người học.

- Kích thích sự hứng thú trong học tập của người học. - Rèn luyện năng lực giảiquyết những vấn đề phức hợp. - Rèn luyện tính bền bỉ, kiên nhẫn.

- Rèn luyện năng lực cộng tác làm việc. - Phát triển năng lực tự đánh giá.

28

Nhược điểm

- DHTDA không phù hợp với những nội dung mang tính lý thuyết trừu tượng và cũng không phù hợp với những nội dung mang tính chất rèn luyện các kỹ năng cơ bản.

- DHTDA đòi hỏi tính kiên nhẫn của người dạy và người học, điều này dẫn đến tốn nhiều thời gian để giải quyết một vấn đề.

- DHTDA đòi hỏi phương tiện vật chất và tài chính phù hợp.

Phạm vi ứng dụng

Từ những ưu nhược điểm nêu trên, có thể xác định phạm vi ứng dụng của DHTDA như sau:

- Vận dụng DHTDA trong những nội dung dạy học có phần thực hành nhằm giải quyết các nhiệm vụ phức hợp và chỉ nên vận dụng khi HS đã được luyện tập các kỹ năng cơ bản.

- Vận dụng DHTDA cho những chủ đề chuyên môn phức hợp, gắn với thực tiễn. Khi thực hiện dự án, người học cần giải quyết các nhiệm vụ mang tính phức hợp cao, kết hợp nhiều loại hoạt động khác nhau, biết gắn kết giữa lý thuyết và thực hành.

1.3.7 So sánh giữa dạy học truyền thống và dạy học theo dự án

Theo phân tích của các chuyên gia giáo dục, yêu cầu của các dự án dạy học

được th ể hiện qua thẩm quyền hành động của người học phải được cải thiện. Điều quan trọng là các học viên có được quyền tự chủ trong việc học của mình, đó là sự hữu ích của quan điểm DHTDA. Theo Giáo sư Klaus

Jenewein (Otto Von Guericke Universität Magdeburg), ông cho rằng, các

năng lực mà người học có thể được tích lũ y là không đồng nhất kh i giáo viên vận dụng các phương pháp khác nhau để giảng dạy, sự không đồng nhất đó thể hiện qua bảng 1.1.

29

Bảng 1.1: Năng lực của người học không đồng nhất khi giáo viên vận dụng các PPDH khác nhau45

Năng lực Phương pháp

Chuyên môn Phương pháp Xã hội

Qua trung gian Học thông qua định hướng hoạt động Tự lực Thuyết trình + - Đàm thoại + - Thảo luận + - Sử dụng phương tiện đơn lẽ + - Đóng vai + + - Tự tổ chức dự án + + +

Câu hỏi định hướng và làm việc nhóm

+ + +

Câu hỏi định hướng và làm việc độc lập

+ +

Các mô phỏng + +

Bài tập + +

Dựa trên kinh nghiệm

- +

+ Năng lựcđược hình thành nhiều -Năng lựcđược hình thành ít

45

Một phần của tài liệu Vận dụng dạy học theo dự án trong giảng dạy môn Trang bị điện tại Trung tâm Việt - Đức, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)