MÔN TRANG BỊ ĐIỆN TẠI TRUNG TÂM VIỆ T ĐỨC

Một phần của tài liệu Vận dụng dạy học theo dự án trong giảng dạy môn Trang bị điện tại Trung tâm Việt - Đức, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM (Trang 32)

. Jenewein, Klaus: Didaktik und Curriculumentwicklung, OVG Universität Magdeburg Vorlesung WS 2006/07, trang

MÔN TRANG BỊ ĐIỆN TẠI TRUNG TÂM VIỆ T ĐỨC

33

2.1.1 Trung tâm Việt - Đức

“Là đơn vị trực thuộc Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh, Trung

tâm Việt - Đức được thành lập theo QĐ số 264/TCCB/BGD&ĐT ngày 01/12/1993

của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trung tâm ra đời để quản lý và tổ chức thực hiện Dự án do Bang Baden-Wurttemberg, Cộng Hòa Liên Bang Đức tài trợ cho công tác đào tạo công nhân lành nghề và giáo viên dạy nghề ở Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh. Dự án Việt - Đức là một dự án lớn của nước ngoài dành cho một đơn vị đào tạo với tổng giá trị tài trợ của phía bạn là 12,4 triệu DM.

Hình 2.1: Trung tâm Việt – Đức ngày khánh thành 01.12.1993

Trung tâm Việt - Đức được đầu tư một hệ thống trang thiết bị thuộc các thế hệ mới

nhất, đồng bộ và tập trung cho hai lĩnh vực đào tạo: Cơ khí và Điện - Điện tử. Thế nên, ngay sau khi ra trường, đội ngũ kỹ thuật viên đượcđào tạo từ Trung tâm có thể đảm nhận tốt công việc, có khả năng để làm việc với những hệ thống tự động và điều khiển hiện đại. Hơn nữa, người học còn có một cơ sở vững chắc để tiếp cận và áp dụng những công nghệ tiên tiến,vì những lý do đó, học sinh của Trung tâm sau khi tốt nghiệp được các đơn vị sử dụng đánh giá cao.

Trung tâm Việt - Đức thực hiện nhiệm vụ:

34

- 50% công suất đào tạo sinh viên – là nơi thực hành cho sinh viên các khoa

- 30% công suất dành cho bồi dưỡng giáo viên từ các trường, các trung tâm dạy nghề và kỹ sư, kỹ thuật viên từ các nhà máy, xí nghiệp.

Chương trình đào tạo của Trung tâm được thiết kế dựa trên mô hình của CHLB Đức. Mô hình này không những thích hợp đối với hệ đào tạo dài hạn, thuận lợi cho việc đào tạo liên thông mà đặc biệt thích hợp với các khóa bồi dưỡng ngắn hạn như: Bồi dưỡng cập nhật, đào tạo tiếp tục và bồi dưỡng nâng cao. Đi sát và luôn cập nhật với yêu cầu xã hội nên chương trình giảng dạy của Trung tâm rất chú trọng đến thực hành, tỉ lệ thực hành chiếm khoảng 50% - 75%. Đến nay, Trung tâm đã và đang đào tạo trên 1500 học sinh hệ Trung học chuyên nghiệp cho 2 chuyên ngành: Điện – Điện tử và Khai thác và Sửa chữa Thiết bị Cơ khí, khoảng 30% số học sinh tốt nghiệp tiếp tục theo học lên khối K của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh, tỷ lệ còn lại tham gia vào thị trường lao động.

Các khóa đào tạo ngắn hạn do Trung tâm tổ chức bao gồm những modul bồi dưỡng kỹ thuật thực hành, công nghệ kỹ thuật cao như: Thực hành máy công cụ, Kỹ thuật điều khiển bằng Khí nén - Điện khí nén, Kỹ thuật điều khiển bằng Thủy lực - Điện Thủy lực, Kỹ thuật điều khiển lập trình PLC với hệ điều khiển Siemens S7-300, Kỹ thuật biến tần, Kỹ thuật hàn, Kỹ thuật đo lường cơ khí và điện, Kỹ thuật lắp đặt điện, Kỹ thuật chế tạo mạch in, Máy điều khiển chương trình số CAD/CAM-CNC… Luôn đi sát với thực tế nên các khóa bồi dưỡng trên đặc biệt thu hút sự quan tâm của nhiều đối tượng. Từ năm 2000 đến nay, Trung tâm đã tổ chức huấn luyện cho hàng ngàn người học đến từ khắp mọi miền đất nước. Học viên của Trung tâm là các giáo viên kỹ thuật, giáo viên dạy nghề từ các trường kỹ thuật trên toàn quốc: Trường Cao đẳng công nghiệp I, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên, Trường Cao đẳng Sư phạm Kỹ thuật 3, Trường Cao đẳng kỹ thuật Cao Thắng, Trường Cao đẳng kỹ thuật Lý Tự Trọng, Trường Công nhân kỹ thuật Cần Thơ,Trường Cao đẳng Cộng đồng Bà Rịa – Vũng Tàu…Bên cạnh đó, Trung tâmđã tổ chức được nhiều khóa cập nhật kiến thức cũng như bồi dưỡng nâng cao cho kỹ sư, kỹ thuật viên từ các doanh nghiệp như: Công ty liên doanh xi măng Sao Mai, xi

35

măng Hạ Long, Thép Thủ Đức, SONION, Kem Wall’s, Lever Viso, Mercedes Benz

Vietnam, Bia Tiger, Crown, Thuốc lá BAT, Nhà máy bia Bến Thành, Nhà máy điện

Phú Mỹ,…”46

2.1.2 Môn Trang bị điện

2.1.2.1 Vị trí môn học

Trang bị điện là môn học có tính bắt buộc của chuyên ngành Điện công nghiệp và Dân dụng, có vai trò quyết định đến nghề nghiệp của HS trong tương lai, điều kiện để học môn Trang bị điện là:

Một phần của tài liệu Vận dụng dạy học theo dự án trong giảng dạy môn Trang bị điện tại Trung tâm Việt - Đức, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM (Trang 32)