Nhận thức của lãnh đạo

Một phần của tài liệu Sinh viên đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên (So sánh Đại học công lập và Đại học ngoài công lập (Trang 93)

7. Kết quả đạt đƣợc của luận văn

3.4.2. Nhận thức của lãnh đạo

Sự khác biệt thứ hai mà tác giả đã nêu ở trên là việc cho phép SV tham gia vào thành phần xây dựng Phiếu hỏi. Lý giải cho sự khác biệt này, ông Nguyễn tích L lãnh đạo các trƣờng ĐH Thăng Long cho rằng:

“Sinh viên cần phải biết họ cần đánh giá tiêu chí nào, nội dung nào ở người thầy. Có những tiêu chí chúng ta thấy cần thiết nhưng sinh viên họ thấy không cần thiết và ngược lại có những tiêu chí chúng ta thấy không cần phải đánh giá thì SV lại thấy cần. Hơn nữa, để SV tham gia vào quá trình làm việc của chúng ta cho thấy, chúng ta rất coi trọng ý kiến của họ. Vì vậy, họ sẽ có xu hướng hợp tác với chúng ta hơn.”

Bà Nguyễn Thu H lãnh đạo trƣờng ĐH Phƣơng Đông bày tỏ quan

điểm:

“Chúng ta cứ coi như SV là khách hàng, chúng ta là người bán hàng. Để nâng cao chất lượng sản phẩm của chúng ta, chúng ta nên hỏi ý kiến họ

94

xem họ còn cần tiêu chí gì nữa để sản phẩm của chúng ta hoàn hảo hơn. Vậy thì chúng ta cứ để cho SV tham gia đóng góp ý kiến cho những tiêu chí mà chúng ta đề xuất. Họ có thể đồng ý hoặc bổ sung thêm. Như vậy bộ tiêu chí của chúng ta càng hoàn hảo, sản phẩm của chúng ta càng được đánh giá chính xác và hợp với nhu cầu khách hàng hơn.”

Bà Đỗ Thị Minh T, trƣờng ĐH FPT thì đề cao vai trò của SV trong quá trình đào tạo.

“Đơn giản tôi thấy nên cho sinh viên tham gia đóng góp ý kiến cho Phiếu hỏi. Như vậy, việc trả lời Phiếu hỏi sẽ không mang tính cưỡng bức, kết quả trả lời sẽ chính xác hơn. SV có trách nhiệm hơn với câu trả lời của mình vì mình làm việc này hoàn toàn công tâm. Mình tôn trọng vai trò của họ thì họ sẽ có trách nhiệm hơn với câu trả lời của bản thân.”

Có thể thấy, các trƣờng ngoài công lập đều hƣớng tới việc đề cao vai trò của SV trong công tác đánh giá GV.

Ngƣợc lại, quan điểm của các trƣờng công lập đƣợc thể hiện qua kết quả phỏng vấn bà Nguyễn Thị Hƣơng T, cán bộ phòng khảo thí đảm bảo chất lƣợng ĐH Nông nghiệp I Hà nội:

“Chúng tôi cho rằng, chất lượng đào tạo, chất lượng giảng dạy sẽ được nâng lên nếu chúng ta đặt đúng yêu cầu (tức là đúng tiêu chí). Vì vậy, việc thiết kế Phiếu hỏi phụ thuộc hoàn toàn vào đội ngũ chuyên gia có trình độ về quản lý chất lượng giáo dục. Tôi e rằng, SV chưa hiểu hết cách thức thực hiện và mong muốn của Nhà trường nên để họ tham gia vào quá trình xây dựng Phiếu hỏi sẽ không theo hướng chỉ đạo của Nhà trường.”

Tƣơng tự ông Võ Sỹ M, lãnh đạo trƣờng ĐH Ngoại thƣơng chia sẻ:

“SV không thể hiểu một cách toàn diện về chất lượng đào tạo. Có những yếu tố họ cần nhưng không liên quan đến các hoạt động và biện pháp nâng cao chất lượng thì đưa nội dung đó vào đánh giá cũng chẳng để làm gì. Vì vậy, chúng ta cứ tin tưởng vào đội ngũ chuyên gia thiết kế Phiếu hỏi rồi

95

động viên SV trả lời thật khách quan và trung thực. Như vậy, kết quả thu được sẽ rất phù hợp với những biện pháp nâng cao chất lượng của Nhà trường.”

Cũng có đại diện nhà trƣờng nhận thấy sự có mặt của SV là cần thiết nhƣng do điều kiện và thói quen chƣa thể mời họ tham gia góp ý Phiếu hỏi nhƣ ý kiến chia sẻ của lãnh đạo trƣờng ĐH Lao động và Xã hội:

“Phải nói rằng, chúng ta chưa thật công bằng với SV. SV thực hiện việc đánh giá như cái máy. Chúng ta chưa có điều kiện để nghe SV chia sẻ những điều thật sự cần thiết ở một người thầy theo quan điểm của họ. Chúng ta làm như thế này là chỉ để phục vụ cho mục đích quản lý của chúng ta. Chúng ta muốn tiêu chí nào, nội dung nào thì chúng ta áp đặt rồi buộc SV phải trả lời. Nếu có điều kiện thì chúng ta nên để SV góp ý Phiếu hỏi cho khách quan”

Tóm lại, kết quả phỏng vấn các lãnh đạo của các trƣờng cho thấy: Các trƣờng ĐH ngoài công lập đề cao vai trò của SV trong công tác đánh giá CLGD của GV, họ tôn trọng ý kiến của SV trong việc góp ý kiến để xây dựng Phiếu hỏi, họ lấy đó làm tiêu chí để điều chỉnh hoạt động giảng dạy của GV. Còn ở các trƣờng công lập chƣa thấy đƣợc vai trò của sinh viên hoặc có thấy đƣợc nhƣng chƣa có đủ điều kiện để thực hiện. Ở các trƣờng này, việc đánh giá CLGD của GV chủ yếu chỉ dựa vào đội ngũ cán bộ, tức là vai trò chủ động thuộc về phía nhà trƣờng, còn SV là đối tƣợng đƣợc nhà trƣờng khai thác thông tin để phục vụ cho công việc của nhà trƣờng mà thôi.

Một phần của tài liệu Sinh viên đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên (So sánh Đại học công lập và Đại học ngoài công lập (Trang 93)