Phƣơng pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu Sinh viên đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên (So sánh Đại học công lập và Đại học ngoài công lập (Trang 51)

7. Kết quả đạt đƣợc của luận văn

2.2.Phƣơng pháp thu thập thông tin

Để thực hiện nghiên cứu này tác giả sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau đây:

2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu là phƣơng pháp thu thập thông tin hoàn toàn gián tiếp, không tiếp xúc với đối tƣợng khảo sát. Trong nghiên cứu này tác giả triển khai tìm các tài liệu, các công trình nghiên cứu trong nƣớc và

52

quốc tế có liên quan đến đề tài nghiên cứu sau đó tiến hành phân tích, tổng hợp, khái quát nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho luận văn;

2.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu

Phƣơng pháp phỏng vấn sâu là phƣơng pháp nghiên cứu định tính. Đó là phƣơng pháp phỏng vấn cá nhân bán cấu trúc, phƣơng pháp này nghiên cứu thực hiện phỏng vấn trực tiếp đối tƣợng đƣợc phỏng vấn nhằm thu thập các thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Để thực hiện cuộc phỏng vấn, ngƣời nghiên cứu phải chuẩn bị sẵn một số câu hỏi để phỏng vấn và trong quá trình phỏng vấn, ngƣời nghiên cứu có thể khuyến khích đối tƣợng đƣợc phỏng vấn mở rộng, đi sâu về vấn đề mà nhà nghiên cứu quan tâm. Hình thức phỏng vấn này đƣợc sử dụng khi số lƣợng đối tƣợng cần phỏng vấn ít (Bernard, 1988)

Trong nghiên cứu này, phƣơng pháp phỏng vấn sâu đƣợc chúng tôi lựa chọn với mục đích tìm hiểu các thông tin liên quan đến quá trình tổ chức thực hiện công tác SV đánh giá CLGD của GV ở 6 trƣờng ĐH tác giả nghiên cứu. Đối tƣợng phỏng vấn ở đây là các cán bộ lãnh đạo hoặc chuyên viên phụ trách công tác lấy ý kiến SV về CLGD của GV ở các trƣờng. Mỗi trƣờng tác giả thực hiện phỏng vấn từ 1 đến 2 cán bộ. Tổng số cán bộ đƣợc phỏng vấn là 13 cán bộ. Các vấn đề mà tác giả đề cập đến trong phỏng vấn là:

+ Các hình thức tổ chức lấy ý kiến của SV về CLGD của GV + Quy trình thực hiện lấy ý kiến

+ Nội dung các tiêu chí cần lấy ý kiến

+ Thành phần tham gia xây dựng Phiếu khảo sát + Mục đích của việc thực hiện lấy ý kiến khảo sát + Việc sử dụng kết quả đánh giá của SV

53

Và đƣợc chuẩn bị thành một bản hỏi gồm một số câu hỏi có tính định sẵn:

+ Xin đồng chí cho biết công tác lấy ý kiến của SV về CLGD của GV ở trƣờng đồng chí đƣợc thực hiện từ khi nào và theo những hình thức nào?

+ Đồng chí cho biết lý do nhà trƣờng lựa chọn hình thức khảo sát này? + Đồng chí có nhận xét gì về tính chính xác của kết quả khảo sát?

+ Đồng chí có thể nói tóm tắt về quy trình tổ chức lấy ý kiến và những mặt mạnh có thể đạt đƣợc nhờ quy trình này?

+ Đồng chí cho biết các nội dung cơ bản mà nhà trƣờng đề cập đến trong Phiếu khảo sát?

+ Theo đồng chí, các nội dung này có thực sự sát với yêu cầu đánh giá của SV không và có phản ánh đầy đủ toàn diện các hoạt động giảng dạy của GV không?

+ Đồng chí cho biết các thành phần tham gia xây dựng nội dung Phiếu khảo sát?

+ Đồng chí cho biết phản ứng của SV và GV nhƣ thế nào khi Nhà trƣờng thực hiện công tác khảo sát này?

+ Nhà trƣờng đã sử dụng kết quả khảo sát này vào những mục đích cụ thể nào? Và hiệu quả của nó đối với việc nâng cao CLGD ở mức độ nào?

Trong quá trình phỏng vấn, tùy thuộc vào diễn biến của cuộc đối thoại tác giả có thể khai thác thêm những thông tin liên quan khác.

2.2.3. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi

Phƣơng pháp điều tra bằng phiếu hỏi là phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng. Đây là phƣơng pháp phỏng vấn viết, đƣợc thực hiện cùng một lúc với nhiều ngƣời theo một bảng hỏi in sẵn. Ngƣời đƣợc hỏi trả lời ý kiến của mình bằng cách đánh dấu vào các ô tƣơng ứng theo một quy ƣớc đã cho từ trƣớc đó.

54

Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phƣơng pháp thu thập thông tin bằng phiếu hỏi đó là phƣơng pháp định lƣợng là sử dụng phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi (Questionnaire), điều tra bằng bảng hỏi để thu thập thông tin về công tác SV đánh giá CLGD của GV ở 06 trƣờng ĐH đƣợc khảo sát. Đối tƣợng khảo sát là GV và SV. Mẫu phiếu điều tra đƣợc thiết kế phù hợp với từng đối tƣợng khảo sát.

Trong điều kiện thực tế, số lƣợng SV và GV của các trƣờng là không giống nhau, vì vậy tác giả tiến hành điều tra theo phƣơng pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản.

- Với đối tƣợng điều tra là GV: Thực hiện khảo sát mỗi trƣờng 50 GV, phiếu hỏi đƣợc gửi đến các trƣờng thông qua phòng khảo thí và đảm bảo chất lƣợng hoặc phòng đào tạo.

Bảng 2.2: Số lượng GV của 6 trường khảo sát

STT Tên trƣờng SLGV cơ hữu SLGV thỉnh giảng SLGV đƣợc KS Nguồn cung cấp SL 1 ĐH Ngoại thƣơng 468 103 50 Phòng TC hành chính 2 ĐH Nông nghiệp I 709 53 50 Phòng TCCB 3 ĐH Lao động & xã hội 527 178 50 Phòng TCCB 4 ĐH Thăng Long 401 210 50 Phòng TC 5 ĐH Phƣơng Đông 311 415 50 Phòng TH 6 ĐH FPT 278 294 50 Phòng TCCB TỔNG SỐ 300

Đối với đối tƣợng điều tra là SV: Triển khai khảo sát mỗi trƣờng khoảng 100 sinh viên. Tác giả tiến hành phát đi 120 phiếu hỏi, phiếu hỏi đƣợc gửi ở văn phòng đoàn thanh niên nhà trƣờng nhờ cán bộ đoàn chuyên trách hƣớng dẫn chuyển đến SV theo các khóa, các khoa khác nhau trong toàn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

55

trƣờng, phiếu thu về sau khi tiến hành loại phiếu không đạt yêu cầu thu đƣợc số lƣợng phiếu khảo sát theo bảng dƣới đây:

Bảng 2.3: Số lượng SV của 6 trường khảo sát

STT Tên trƣờng SLSV chính qui SLSV đƣợc KS Nguồn cung cấp số liệu

1 ĐH Ngoại thƣơng 10.439 93 Phòng Đào tạo

2 ĐH Nông nghiệp I 18.965 107 Phòng Công

tác CT-SVHS 3 ĐH Lao động & xã

hội

6.800 100 Phòng Đào tạo

4 ĐH Thăng Long 9.125 97 Phòng đào tạo

5 ĐH Phƣơng Đông 7.575 115 Phòng Công

tác SVHS

6 ĐH FPT 3.310 88 Phòng Đào tạo

TỔNG SỐ 600

Sử dụng phần mềm SPSS, Excel để xử lý dữ liệu thu đƣợc

2.2.4. Phương pháp so sánh đối chiếu

Trong luận văn này, tác giả sử dụng phƣơng pháp so sánh đối chiếu để làm nổi bật những nét giống nhau và khác nhau trong công tác SV đánh giá CLGD của GV ở 6 trƣờng ĐH khác nhau. Qua nghiên cứu tài liệu về công tác này, qua kết quả phỏng vấn và điều tra, tác giả thực hiện so sánh, đối chiếu việc thực hiện ở 6 trƣờng và tìm ra những nét chung cơ bản về công tác SV đánh giá GV, đồng thời so sánh đối chiếu kết quả thực hiện ở khối trƣờng ĐH công lập và ngoài công lập để làm rõ những đặc điểm riêng trong công tác này giữa hai khối trƣờng ĐH công lập và ngoài công lập. Đây cũng là mục tiêu chính mà tác giả đề ra trong nghiên cứu của mình.

56

Bảng hỏi đƣợc thiết kế phù hợp với từng đối tƣợng khảo sát. Với đối tƣợng khảo sát là GV, bảng hỏi đƣợc thiết kế gồm 18 câu hỏi tập chung khai thác vào các nội dung nhƣ: việc chuẩn bị của nhà trƣờng cho công tác SV đánh giá CLGD của GV, hiểu biết của GV về bản chất công tác này, sự tham gia của GV đối với việc xây dựng bộ công cụ, sự đồng tình và hài lòng của GV đối với công tác SV đánh giá CLGD của mình, sự đánh giá của GV về hiệu quả của công tác SV đánh giá CLGD của GV đối với cá nhân GV và đối với sự phát triển chung của Nhà trƣờng và việc sử dụng các kết quả sau đánh giá. (xem phụ lục 1)

Đối với SV, bảng hỏi đƣợc thiết kế gồm 13 câu hỏi nhằm tìm hiểu về việc SV có thực sự hiểu rõ ý nghĩa và cách thức thực hiện công tác SV đánh giá CLGD của GV không. SV có đƣợc quyền tham gia đóng góp ý kiến cho công tác này của Nhà trƣờng không và mức độ hài lòng của SV về hiệu quả đối với công tác này. (xem phụ lục 2)

Phiếu khảo sát đƣợc xây dựng trên thang đo định danh Các bƣớc tổ chức thu thập thông tin:

Bƣớc 1: Để thu thập thông tin từ GV, tác giả liên hệ với phòng chức năng của các trƣờng (cụ thể phòng khảo thí và đảm bảo chất lƣợng hoặc phòng đào tạo) để đề xuất nguyện vọng, thảo luận mục đích và bố trí lịch thực hiện khảo sát; với đối tƣợng khảo sát là SV, tác giả thu thập phiếu khảo sát thông qua tổ chức Đoàn thanh niên nhà trƣờng trao đổi bố trí lịch khảo sát.

Bƣớc 2: Gặp gỡ GV và SV trao đổi và đề nghị họ trả lời phiếu khảo sát; Bƣớc 3: Hƣớng dẫn kỹ thuật trả lời phiếu, bao gồm

- Phát phiếu

57 Bƣớc 4: Thu phiếu trả lời

Đối với phiếu hỏi của giảng viên, những thầy (cô) không thể nộp trực tiếp thì gởi lại phiếu ở phòng nghỉ giáo viên hoặc khoa.

Đối với phiếu hỏi của sinh viên chúng tôi phối hợp cán bộ chuyên trách công tác đoàn phát và thu phiếu.

Bƣớc 5 : Phân tích dữ liệu điều tra

Kết quả các phiếu hỏi đƣợc nhập vào dữ liệu phần mềm SPSS với tên file chạy dulieu.sav.

Kết quả phân tích bằng phần mềm SPSS cho thấy hệ số tin cậy Cronbch’s Alpha rất cao (r=0,910). Đồng thời hệ số tƣơng quan của mỗi câu hỏi với toàn bộ các câu còn lại đạt giá trị khá tốt. Điều này chứng tỏ các câu hỏi có tính đồng hƣớng, đo đƣợc đúng thông tin cần đo (tức là các câu hỏi này đều có chất lƣợng tốt). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sau đó sẽ thống kê tỷ lệ phần trăm câu trả lời trong từng câu hỏi của mỗi loại phiếu hỏi.

58

CHƢƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Trong chƣơng này, tác giả lần lƣợt trình bày các kết quả nghiên cứu của mình sau khi tiến hành khảo sát, phỏng vấn, thu thập và xử lý dữ liệu về công tác SV đánh giá CLGD của GV tại 6 trƣờng ĐH trên địa bàn Thành phố Hà Nội, trong đó có 3 trƣờng ĐH thuộc khối trƣờng ĐH công lập là ĐH Nông nghiệp I Hà Nội, ĐH Ngoại thƣơng Hà Nội, ĐH Lao động xã hội và 3 trƣờng ĐH thuộc khối trƣờng ĐH ngoài công lập là ĐH Thăng Long, ĐH Phƣơng Đông, ĐH FPT nhằm phát hiện sự giống nhau và khác nhau trong công tác SV đánh giá CLGD của GV giữa các trƣờng nói chung và đặc biệt giữa hai khối trƣờng ĐH công lập và ĐH ngoài công lập nói riêng.

3.1. Sự nhất quán trong công tác sinh viên đánh giá chất lƣợng giảng dạy của giảng viên giữa các trƣờng của giảng viên giữa các trƣờng

Khảo sát tại 6 trƣờng ĐH nêu trên, tác giả nhận thấy công tác SV đánh giá CLGD của GV đã đƣợc các trƣờng triển khai từ rất sớm nhƣng mới chỉ dừng lại ở mức độ tự phát từ nhu cầu thực tế của các trƣờng hoặc từ phía GV. Trƣờng ĐH Phƣơng Đông tổ chức lấy ý kiến phản hồi của SV về CLGD của GV Khoa Kinh tế - QTKD từ năm 2000, xuất phát từ nhu cầu thực tế giảng dạy và do Ban chủ nhiệm Khoa chủ trì thực hiện. Các Khoa khác trong trƣờng thực hiện công tác này muộn hơn so với Khoa Kinh tế - QTKD nhƣng cũng chỉ ở mức độ tự phát. Trƣờng ĐH Thăng Long tổ chức lấy ý kiến SV về CLGD của GV từ năm 1998 và đƣợc thực hiện ở tổ bộ môn. Ở trƣờng ĐH Ngoại thƣơng việc lấy ý kiến SV chỉ đƣợc thực hiện khi có ý kiến phản ánh của SV về một GV nào đó. Kết quả phản hồi này chỉ dùng để làm đối chứng cho những ý kiến phản ánh của SV mà thôi. Công tác này thực sự trở thành một hoạt động thƣờng niên, bắt buộc kể từ khi công văn số 1276 về việc “Hƣớng dẫn tổ chức lấy ý kiến phản hồi từ ngƣời học về hoạt động giảng dạy

59

của GV” của Bộ GD&ĐT ra đời vào năm 2008. Công văn của Bộ GD&ĐT đã quy định một số vấn đề cơ bản của công tác SV đánh giá CLGD của GV làm cơ sở để các trƣờng thực hiện. Mặc dù có những điểm khác nhau trong tổ chức thực hiện, nhƣng nhìn chung, các trƣờng đều nhất quán một số nội dung trong công tác này.

3.1.1. Mục đích thực hiện

Mục đích của công tác lấy ý kiến ngƣời học về CLGD của GV đã đƣợc quán triệt tại công văn số 1276/BGDĐT-NG ngày 20 tháng 02 năm 2008 và công văn 2754/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 20 tháng 5 năm 2010 về việc ”Hướng dẫn tổ chức lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt động giảng dạy của GV” của Bộ GD&ĐT. Theo đó, công tác này hƣớng tới các mục đích cơ bản sau đây:

1. Góp phần thực hiện Quy chế dân chủ trong cơ sở GDĐH;

2. Góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm của GV trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo của cơ sở GDĐH, xây dựng đội ngũ GV có phẩm chất đạo đức, lƣơng tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn cao, phong cách giảng dạy tiên tiến, hiện đại; tăng cƣờng tinh thần trách nhiệm của ngƣời học với quyền lợi, nghĩa vụ học tập, rèn luyện của bản thân; từ đó góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo của cơ sở GDĐH;

3. Tạo thêm một kênh thông tin để:

+ Giúp GV có thể tự điều chỉnh hoạt động giảng dạy;

+ Góp phần thực hiện công tác kiểm định chất lƣợng cơ sở GDĐH ; + Giúp cán bộ quản lý trong các cơ sở giáo dục ĐH có thêm cơ sở nhận xét, đánh giá GV;

+ Góp phần phòng ngừa những tiêu cực trong hoạt động giảng dạy ở cơ sở GDĐH; phát hiện và nhân rộng những điển hình tốt trong đội ngũ GV.

60

Khảo sát thông tin về công tác đánh giá GV ở các trƣờng cho thấy, mục đích này đƣợc các trƣờng bám sát và xác định là kim chỉ nam cho hoạt động lấy ý kiến của ngƣời học đối với CLGD của GV. Trƣờng ĐH Ngoại thƣơng, việc lấy ý kiến phản hồi từ ngƣời học về CLGD của GV nhằm hƣớng tới các mục tiêu sau:

1. Góp phần thực hiện Quy chế dân chủ trong Nhà trƣờng ;

2. Nâng cao tinh thần trách nhiệm của GV trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo của Nhà trƣờng, xây dựng đội ngũ GV có phẩm chất đạo đức, lƣơng tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn cao, phong cách giảng dạy tiên tiến, hiện đại ;

3. Tăng cƣờng tinh thần trách nhiệm của ngƣời học với quyền lợi, nghĩa vụ học tập, rèn luyện của bản thân, từ đó góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo của cơ sở GDĐH ;

4. Tạo thêm một kênh thông tin để:

- Giúp GV có thể tự điều chỉnh hoạt động giảng dạy hoặc bổ sung cho các khóa học sau;

- Giúp cán bộ quản lý cấp trƣờng, khoa/ban có thêm cơ sở nhận xét, đánh giá GV, phân công giảng dạy, có kế hoạch bồi dƣỡng, bố trí công tác, khen thƣởng kỷ luật… đối với GV;

- Góp phần phòng ngừa những tiêu cực trong hoạt động giảng dạy; phát hiện và nhân rộng những điển hình tốt trong đội ngũ GV;

- Góp phần kiểm định chất lƣợng trong trƣờng, khoa/bộ môn.

Tƣơng tự, việc lấy ý kiến phản hồi của ngƣời học về CLGD của GV ở trƣờng ĐH Phƣơng Đông cũng nhằm hƣớng tới 4 mục đích nhƣ:

61

1. Góp phần thực hiện Quy chế dân chủ trong Nhà trƣờng; xây dựng đội ngũ GV có phẩm chất đạo đức, lƣơng tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn cao, phƣơng pháp và phong cách giảng dạy tiên tiến, hiện đại;

2. Tạo thêm kênh thông tin giúp GV điều chỉnh hoạt động giảng dạy; nâng cao tinh thần trách nhiệm của GV trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo của Nhà trƣờng; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Giúp cán bộ quản lý cấp trƣờng, khoa/ban có thêm cơ sở nhận xét,

Một phần của tài liệu Sinh viên đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên (So sánh Đại học công lập và Đại học ngoài công lập (Trang 51)