7. Kết quả đạt đƣợc của luận văn
3.2.1. Qui trình đánh giá
Công văn số 2754/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 20 tháng 5 năm 2010 về việc “Hướng dẫn lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt động giảng dạy của GV” hƣớng dẫn các trƣờng xây dựng qui trình tổ chức thực hiện đƣợc chia làm 7 bƣớc sau:
1. Thông báo của cơ sở GDĐH về kế hoạch thực hiện chung;
2. Lập danh sách GV, danh mục các học phần, tín chỉ, tổng số ngƣời học đối với mỗi học phần, tín chỉ mà GV giảng dạy;
67
3. Xác định qui mô tối thiểu số ngƣời học tham gia đánh giá đối với mỗi học phần, tín chỉ mà GV giảng dạy;
4. Tổ chức để ngƣời học thực hiện trên phiếu, không phát phiếu nếu số ngƣời học nhận phiếu thấp hơn quy mô tối thiểu;
5. Thu phiếu, phân loại phiếu và xử lý số liệu thống kê;
6. Sử dụng kết quả thống kê;
7. Thực hiện chế độ lƣu trữ theo quy định chung.
Tuy nhiên, mỗi trƣờng tùy theo tình hình cụ thể đã xây dựng qui trình một cách linh hoạt, mềm dẻo để có thể thực hiện hiệu quả công tác lấy ý kiến ngƣời học về hoạt động giảng dạy của GV ở cơ sở đào tạo của mình.
Khảo sát Trƣờng ĐH Nông nghiệp I Hà Nội, qui trình thực hiện đƣợc triển khai bằng 3 bƣớc
Bƣớc 1: Tổ chức thu thập thông tin do Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lƣợng chuẩn bị, bao gồm:
- Xây dựng phiếu thu thập thông tin phản hồi; - Lập kế hoạch khảo sát;
- Thực hiện đến lớp phát phiếu, hƣớng dẫn SV ghi phiếu và thu phiếu (do Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lƣợng phối hợp với các Khoa);
- Thời điểm tiến hành: Sau khi có kết quả thi kết thúc học phần; Bƣớc 2: Xử lý thông tin
- Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lƣợng tổng hợp mẫu phiếu, xử lý bằng máy tính và đánh giá phân loại theo qui định đƣợc ban giám hiệu phê duyệt;
- Thời gian: 1 tuần sau khi thu thập thông tin; Bƣớc 3: Phân tích và sử dụng kết quả
- Ban chỉ đạo phân tích kết quả, trình Ban Giám hiệu và thông báo đến GV;
68
- Thời gian: Sau khi hoàn thành công tác xử lý thông tin;
Cũng là việc xây dựng qui trình nhƣng tại ĐH Ngoại thƣơng,
công tác này lại đƣợc triển khai thành 6 bƣớc:
Bƣớc1: Trung tâm Đảm bảo chất lƣợng lên kế hoạch thực hiện lấy ý kiến phản hồi theo từng năm học dựa trên lịch giảng các môn học cho từng đối tƣợng ngƣời học;
Bƣớc 2: Thông báo kế hoạch thực hiện đến các bộ môn và đơn vị liên quan trong trƣờng;
Bƣớc 3: Lập danh sách và kế hoạch triển khai thu thập thông tin phản hồi cụ thể về CLGD của từng GV và từng môn học;
Bƣớc 4: Trung tâm Đảm bảo chất lƣợng phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức gửi phiếu phản hồi vào địa chỉ website cho GV chủ nhiệm để chuyển/thông báo cho đại diện các lớp, ngƣời học và tiến hành xử lý thông tin theo từng GV và môn học;
Bƣớc 5: Trung tâm Đảm bảo chất lƣợng thông báo kết quả phản hồi cho từng GV và lãnh đạo khoa/bộ môn sau khi đƣợc hiệu trƣởng phê duyệt;
Bƣớc 6: Trung tâm Đảm bảo chất lƣợng thực hiện chế độ lƣu trữ theo quy định.
Ngƣợc lại, ĐH Lao động và xã hội, qui trình đánh giá xây dựng trên 8 bƣớc nhƣ sau:
Bƣớc 1: Thành lập ban chỉ đạo, xây dựng kế hoạch lấy ý kiến, xác định nội dung các công việc, phân công trách nhiệm cho các thành viên, thời gian thực hiện các nội dung công việc và sản phẩm cần đạt đƣợc;
Bƣớc 2: Xác định mục tiêu của đợt lấy ý kiến phản hồi;
Bƣớc 3: Xây dựng mẫu phiếu lấy ý kiến phản hồi từ ngƣời học; Bƣớc 4: Xác định phƣơng pháp chọn mẫu để đánh giá và lấy ý kiến; Bƣớc 5: Thu thập phiếu lấy ý kiến đã trả lời;
69
Bƣớc 7: Xử lý bằng phần mềm Excel và SPSS; Bƣớc 8: Tổng hợp kết quả và nhận xét kết quả.
Kết quả khảo sát tại các trƣờng ĐH ngoài công lập cho thấy quy trình lấy ý kiến tại ĐH Phƣơng Đông đƣợc tiến hành bằng 6 bƣớc:
Bƣớc 1: Phòng Đảm bảo chất lƣợng lập kế hoạch thực hiện chung theo từng học kỳ;
Bƣớc 2: Các Khoa/Trung tâm lập danh sách GV, danh mục các học phần, số lƣợng ngƣời học đối với mỗi học phần GV giảng dạy và kế hoạch chi tiết ;
Bƣớc 3: Phòng Đảm bảo chất lƣợng phối hợp với các Khoa/Trung tâm tập huấn, tổ chức phát phiếu, để SV thực hiện khảo sát trên phiếu;
Bƣớc 4: Phòng Đảm bảo chất lƣợng thu phiếu, loại phiếu, nhập và xử lý số liệu thống kê;
Bƣớc 5: Hiệu trƣởng quyết định việc sử dụng kết quả thống kê;
Bƣớc 6: Phòng Đảm bảo chất lƣợng thực hiện chế độ lƣu trữ theo quy định chung.
Tƣơng tự tại ĐH FPT, qui trình khảo sát đƣợc xây dựng thành 5 bƣớc cụ thể:
Bƣớc 1: Xác định rõ mục tiêu đánh giá và phạm vi tiến hành đánh giá; Bƣớc 2: Xây dựng mẫu biểu ngắn gọn, dễ hiểu, dễ điều tra, thể hiện đầy đủ nội dung cần khảo sát;
Bƣớc 3: Lập kế hoạch và thu thập số liệu điều tra đánh giá môn học; Bƣớc 4: Xử lý, phân tích các tiêu chí đánh giá môn học;
Bƣớc 5: Báo cáo đề xuất giải pháp nâng cao CLGD và học tập của GV và SV.
Cá biệt, ở trƣờng ĐH Thăng Long, qui trình khảo sát đƣợc thiết kế và tiến hành theo 3 giai đoạn:
70
Cán bộ phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lƣợng giáo dục phối hợp với các khoa tổ chức việc tiếp cận các lớp sẽ tham gia khảo sát. Tuyên truyền, phổ biến nội dung chƣơng trình, kế hoạch giúp họ thấy đƣợc ý nghĩa và giá trị việc làm của mình cũng nhƣ giải đáp các thắc mắc của SV về nội dung liên quan để giúp họ có nhận thức đúng về các nội dung sẽ lấy ý kiến.
Giai đoạn 2: Lấy ý kiến phản hồi trực tiếp của SV trên lớp
Các cán bộ thực hiện tổ chức lấy ý kiến của SV trực tiếp, khách quan. Giai đoạn 3: Xử lý và tổng hợp số liệu làm báo cáo lãnh đạo
Qua thống kê ở 6 trƣờng ĐH nói trên, chúng ta có thể thấy đƣợc sự đa dạng, linh hoạt và mềm dẻo trong việc xây dựng quy trình lấy ý kiến phản hồi của ngƣời học về CLGD của GV tại các trƣờng ĐH. Thực tế này cũng đã đƣợc kiểm chứng qua các cuộc phỏng vấn các cán bộ phụ trách công tác SV đánh giá GV. Cụ thể, nam, ông Võ sĩ M cán bộ Trung tâm khảo thí và Đảm bảo chất lƣợng ĐH Ngoại thƣơng phát biểu:
“Qui trình lấy ý kiến theo tôi tùy thuộc đặc thù của từng trường mà xây dựng sao cho hợp lý và thuận lợi cho cán bộ và SV tham gia thực hiện nhưng phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản như: Phù hợp các qui định của hệ thống các văn bản qui phạm pháp luật; theo qui trình nghiêm ngặt nhưng dễ hiểu, thuận tiện, sát thực tiễn... ”.
Đồng quan điểm với ý kiến trên ông Nguyễn Tích L, Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lƣợng ĐH Thăng Long cho rằng:
“Trên cơ sở công văn hướng dẫn của Bộ GD&ĐT và tùy tình hình thực tế cũng như tổ chức của từng nhà trường mà các trường xây dựng qui trình sao cho sát thực tế và dễ dàng triển khai nhưng phải đảm bảo qui định của pháp luật”
71
Kết quả khảo sát thực trạng qui trình SV đánh giá CLGD của GV ở các trƣờng cho thấy một số công việc cơ bản trong qui trình đƣợc tất cả các trƣờng thực hiện:
a. Lập kế hoạch
b. Xây dựng phiếu hỏi
c. Thực hiện phát phiếu và thu phiếu
d. Xử lý và phân tích kết quả gửi ban giám hiệu
Đây là bốn công việc cơ bản trong qui trình SV đánh giá CLGD của GV đảm bảo cho công tác SV đánh giá CLGD đƣợc thực hiện theo đúng tinh thần công văn hƣớng dẫn của Bộ GD&ĐT. Các trƣờng tùy theo hoàn cảnh thực tế đã thiết kế các việc cơ bản này thành những bƣớc cụ thể trong qui trình thực hiện của nhà trƣờng. Mặc dù, qui trình thực hiện có vẻ khác nhau nhƣng nội dung các công việc đều nhất quán đảm bảo các khâu cơ bản của quá trình khảo sát.
3.2.2. Công cụ đánh giá
Ở phần trên, tác giả đã phân tích về sự nhất quán của các trƣờng đƣợc khảo sát trong việc sử dụng công cụ đánh giá. Ở phần này, tác giả sẽ trình bày về sự khác biệt trong từng khía cạnh của bộ công cụ đƣợc các trƣờng sử dụng. Nguyên tắc xây dựng bộ công cụ đánh giá dựa trên cơ sở của 2 công văn hƣớng dẫn đó là công văn số 1276/BGDĐT-NG, ngày 20 tháng 2 năm 2008 về việc “Hướng dẫn tổ chức lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt động giảng dạy của GV‟ và đƣợc tập trung vào một số nội dung cơ bản nhƣ:
1. Nội dung và phƣơng pháp giảng dạy của GV;
2. Tài liệu phục vụ giảng dạy và thời gian lên lớp của GV;
72
4. Khuyến khích sáng tạo, tôn trọng tƣ duy độc lập của ngƣời học trong học tập;
5. Sự công bằng trong việc kiểm tra, đánh giá của GV; 6. Tƣ vấn, hƣớng dẫn hoạt động học tập của ngƣời học; 7. Tác phong sƣ phạm.
Công văn số 2754/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 20 tháng 5 năm 2010 về việc “hướng dẫn tổ chức lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt động giảng dạy của GV‟ và có bổ sung một số vấn đề mới về nội dung cụ thể:
1. Nội dung và phƣơng pháp giảng dạy của GV;
2. Tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập và việc sử dụng phƣơng tiện dạy học của GV;
3. Trách nhiệm, sự nhiệt tình của GV đối với ngƣời học và thời gian giảng dạy của GV;
4. Khả năng của GV trong việc khuyến khích sáng tạo, tƣ duy độc lập của ngƣời học trong quá trình học tập;
5. Sự công bằng của GV trong kiểm tra đánh giá quá trình và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của ngƣời học;
6. Năng lực của GV trong tổ chức, hƣớng dẫn và tƣ vấn hoạt động học cho ngƣời học;
7. Tác phong sƣ phạm của GV; 8. Các vấn đề khác (nếu cần thiết).
Trên cơ sở yêu cầu này, Bộ GD&ĐT cho phép các trƣờng ĐH chủ động xây dựng bộ công cụ để lấy ý kiến phản hồi từ ngƣời học về CLGD của GV sao cho phù hợp với thực tiễn của mỗi đơn vị và tính chất của môn học do
73
GV giảng dạy. Đồng thời Bộ GD&ĐT gửi kèm 7 mẫu phiếu hỏi của một số trƣờng ĐH trong và ngoài nƣớc để các trƣờng tham khảo.
Thực tế khảo sát ở các trƣờng, tác giả nhận thấy công cụ đánh giá GV đƣợc các trƣờng thiết kế có sự khác nhau về cả hình thức lẫn nội dung.
a. Về mặt hình thức:
Nhìn chung, các trƣờng xây dựng công cụ đánh giá dƣới dạng phiếu hỏi gồm nhiều câu hỏi có nhiều lựa chọn và một vài câu hỏi mở. Số lƣợng câu hỏi trong mỗi phiếu hỏi khác nhau phụ thuộc vào nhu cầu điều tra, khảo sát của từng trƣờng. Chẳng hạn, phiếu hỏi của ĐH Ngoại thƣơng gồm có 32 câu hỏi đóng lựa chọn và 2 câu hỏi mở cho ngƣời học trả lời, ĐH Phƣơng Đông lại xây dựng phiếu hỏi gồm 29 câu hỏi đóng lựa chọn và một câu hỏi mở, trong khi đó phiếu hỏi ở trƣờng ĐH Lao động - xã hội đƣợc thiết kế gồm 15 câu hỏi. .
Ngƣợc lại có một số trƣờng lại thiết kế phiếu hỏi đơn giản để ngƣời học dễ trả lời nhƣ ĐH FPT bộ phiếu hỏi chỉ gồm 5 câu hỏi hay phiếu hỏi của ĐH
Thăng Long cũng chỉ gồm 10 câu hỏi.
Lý giải vì sao Phiếu hỏi của ĐH FPT đƣợc thiết kế chỉ gồm 5 câu hỏi, Bà Phan Thị N, cán bộ phụ trách công tác SV đánh giá CLGD của GV của
ĐH FPT giải thích:
“Nhà trường chủ trương xây dựng bộ Phiếu hỏi chỉ hướng tới 2 vấn đề (1) Chỉ hỏi SV những vấn đề mà theo nhà trường đó là yêu cầu bắt buộc của người GV khi tham gia giảng dạy. (2) Nhà trường xây dựng bộ phiếu hỏi đơn giản để SV dễ dàng trong việc trả lời”
Sự khác nhau trong việc xây dựng phiếu hỏi về mặt số lƣợng câu hỏi đƣợc Ông Trần Khánh P, Trung tâm Đảm bảo chất lƣợng và Khảo thí trƣờng
ĐH Thăng Long lý giải là do mức độ quan tâm đến các lĩnh vực khảo sát của
các trƣờng khác nhau:
“Năm nào SV trong trường cũng được đưa ra ý kiến của mình về việc giảng dạy của GV. Nhà trường đặc biệt chú trọng các tiêu chí về phương pháp giảng dạy của GV, hàm lượng kiến thức mà GV đem đến cho người học và ý thức thực hiện quy chế đào tạo của Nhà trường”
74
b. Về cấu trúc
Phiếu hỏi đƣợc các trƣờng thiết kế theo cấu trúc khác nhau. Trƣờng
ĐH Nông nghiệp I Hà Nội, trƣờng ĐH Ngoại thƣơng và trƣờng ĐH Phƣơng Đông thiết kế phiếu hỏi theo từng gói câu hỏi ứng với từng nội dung
đƣợc khảo sát. Trong khi đó, các trƣờng còn lại thiết kế phiếu hỏi bao gồm các câu hỏi lần lƣợt đƣợc liệt kê theo nội dung mà nhà trƣờng có nhu cầu điều tra. Việc thiết kế phiếu hỏi theo từng nhóm nội dung cụ thể giúp ngƣời học định hình rõ thông tin cần cung cấp. Vì vậy, tránh đƣợc tình trạng ý kiến của ngƣời học đƣợc phản ánh một cách chung chung, thậm chí là mơ hồ vì không hiểu hết nội dung câu hỏi. Chẳng hạn, trong phần phƣơng pháp giảng dạy, trƣờng ĐH Phƣơng Đông đã chi tiết hóa các tiêu chí về nội dung này nhƣ: giọng nói, thái độ, năng lực hƣớng dẫn SV tự học...Việc chi tiết hóa nội dung khảo sát này giúp SV dễ dàng đánh giá cũng nhƣ giúp lãnh đạo Nhà trƣờng và bản thân GV nhận ra đƣợc những thiếu sót cụ thể trong phƣơng pháp giảng dạy để từ đó có biện pháp khắc phục, điều chỉnh kịp thời.
Ngƣợc lại, với cách thiết kế phiếu hỏi theo tập hợp chung các vấn đề đƣợc hỏi sẽ gây khó khăn cho SV bày tỏ ý kiến. Lý do là câu hỏi mang tính khái quát, không đƣợc chi tiết. Chẳng hạn, phiếu hỏi của ĐH FPT có các câu hỏi nhƣ: Kỹ năng sƣ phạm của GV, khả năng tổ chức lớp học...Các câu hỏi này quá chung chung dẫn đến SV rất khó trả lời chính xác cũng nhƣ sau khi thu thập ý kiến, GV cũng rất khó điều chỉnh hoạt động giảng dạy của mình vì thông tin không thể hiện một cách chi tiết các khía cạnh, các hành vi của GV cần đƣợc khắc phục.
c. Về thang đánh giá
Thang điểm đánh giá cũng đƣợc thiết kế tùy từng trƣờng. Đa số các trƣờng sử dụng thang điểm gồm 5 mức độ. Riêng phiếu hỏi của trƣờng ĐH Nông nghiệp I Hà Nội và Trƣờng ĐH FPT đƣợc thiết kế 4 mức độ.
75
Về tên gọi của bộ công cụ (phiếu hỏi) cũng rất phong phú, mỗi trƣờng sử dụng một tên khác nhau để đặt tên cho phiếu hỏi của trƣờng mình.
Bảng 3.2: Tên gọi phiếu khảo sát
STT Đơn vị Tên gọi của phiếu khảo sát
1 ĐH Ngoại thƣơng Phiếu thăm dò ý kiến SV về chất lượng cung cấp dịch vụ đào tạo 2 ĐH Lao động - xã hội Phiếu hỏi lấy ý kiến SV về hoạt động
giảng dạy của GV.
3 ĐH Nông nghiệp I Hà Nội Phiếu thu thập thông tin dạy và học
4 ĐH Phƣơng Đông Phiếu hỏi ý kiến SV về hoạt động
giảng dạy của GV
5 ĐH Thăng Long Phiếu nhận xét môn học
6 ĐH FPT Phiếu lấy ý kiến của SV về GV.
Rõ ràng, các trƣờng không có sự nhất quán về tên gọi cho bộ công cụ (phiếu hỏi) mà các trƣờng sử dụng để thực hiện công tác lấy ý kiến của ngƣời học về CLGD của GV. Tên gọi khác nhau hàm chứa nội dung khảo sát cũng