Thành phần tham gia xây dựng công cụ

Một phần của tài liệu Sinh viên đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên (So sánh Đại học công lập và Đại học ngoài công lập (Trang 83)

7. Kết quả đạt đƣợc của luận văn

3.3.1. Thành phần tham gia xây dựng công cụ

Nhƣ đã phân tích ở phần trên, việc thiết kế công cụ đánh giá đƣợc giao cho một tổ chức (đơn vị) độc lập trong trƣờng (thƣờng là phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lƣợng) thực hiện. Việc mời, lựa chọn thành phần tham gia xây dựng phiếu hỏi do đơn vị này chịu trách nhiệm. Kết quả khảo sát cho thấy, các trƣờng công lập thƣờng chỉ mời các nhà quản lý, lãnh đạo Khoa và GV góp ý cho Phiếu hỏi (đã đƣợc dự thảo bởi Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lƣợng). Sau khi nhận đƣợc ý kiến đóng góp của các thành phần nói trên, Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lƣợng trình Hiệu trƣởng ban hành công cụ lấy ý kiến phản hồi của SV. Còn các trƣờng ĐH ngoài công lập, ngoài các thành phần chủ chốt nêu trên còn có thêm SV tham gia đóng góp ý kiến cho nội dung phiếu khảo sát.

Bảng 3.3 : Tỷ lệ giảng viên và sinh viên được tham gia xây dựng phiếu hỏi

Đối tƣợng Mức độ Tỷ lệ % Công lập Tỷ lệ % N. Công lập Giảng viên 1. Đồng ý 59.3 71.33 2.Không đồng ý 41 28.67 Sinh viên 3. Đồng ý 13.7 93.44 4.Không đồng ý 86 6.66

84 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 1 2 3 4 Tỷ lệ % Công lập Tỷ lệ % N. Công lập

Biểu đồ 3.2: Biểu đồ các thành phần tham gia xây dựng phiếu hỏi

Trong số 147 GV đƣợc hỏi ở 3 trƣờng ĐH công lập có đến 59.3% cho rằng họ đƣợc tham gia đóng góp ý kiến cho việc xây dựng phiếu điều tra. Tỷ lệ này là 71.3% đối với khối các trƣờng ĐH ngoài công lập. Điều đó cho thấy các trƣờng đều coi trọng ý kiến đóng góp của GV trong việc thiết kế mẫu phiếu hỏi.

Kết quả khảo sát đối với đối tƣợng là SV cho thấy đối với các trƣờng ngoài công lập, việc xây dựng phiếu hỏi đƣợc tiến hành với thành phần tham gia rộng rãi hơn. Đặc biệt, trong thành phần có sự tham gia của SV – là đối tƣợng thụ hƣởng hoạt động giảng dạy của GV. Trƣớc khi thực hiện lấy ý kiến phản hồi của SV, các trƣờng đã có sự tuyên truyền, vận động cho SV hiểu về ý nghĩa của công tác này, đồng thời khuyến khích SV mạnh dạn đóng góp ý kiến.

Trong số 302 phiếu khảo sát ý kiến của SV thu đƣợc từ 3 trƣờng ĐH ngoài công lập thì có tới 93.3% cho rằng họ đƣợc tham gia vào việc xây dựng phiếu hỏi. Trong khi đó chỉ có 13.7% số SV đƣợc hỏi ở các trƣờng công lập đồng ý với kiến này. Kết quả phỏng vấn cũng phản ánh đúng với kết quả điều tra bằng phiếu hỏi.

85

Trƣờng ĐH Phƣơng Đông đã mời Chủ tịch Hội SV, Bí thƣ Đoàn

Thanh niên tham gia xây dựng phiếu hỏi cùng với các thành phần khác. Những ý kiến đóng góp của đại diện phía SV hoàn toàn bình đẳng với các thành phần khác và đƣợc coi trọng. Lý do đƣợc Bà Nguyễn Thu H, Trƣởng Phòng Đảm bảo chất lƣợng Trƣờng ĐH Phƣơng Đông chia sẻ là:

SV là khách hàng, họ bỏ tiền ra để hưởng dịch vụ giáo dục của Nhà trường. Vì vậy, ý kiến của họ phải được tôn trọng. Chúng ta không thể đứng về phía các nhà quản lý, áp đặt những gì chúng ta cần đánh giá, rồi lấy ý kiến phản hồi của họ, mà chúng ta phải để cho họ đề xuất các tiêu chí mà họ cần đánh giá. Có như thế thì hoạt động giảng dạy của chúng ta mới đáp ứng nhu cầu người học và cung – cầu mới gặp được nhau

Ngoài việc tham gia chính thức vào công việc thiết kế phiếu hỏi của đại diện SV, các cá nhân SV còn có thể tham gia đóng góp vào việc chỉnh sửa, bổ sung Phiếu hỏi. Bà Nguyễn Thu H, Trƣởng Phòng Đảm bảo chất lƣợng Trƣờng ĐH Phƣơng Đông cho biết thêm.

“Trong khi thực hiện lấy ý kiến phản hồi của SV, chúng tôi còn có một câu hỏi mở rộng để SV đánh giá về chất lượng phiếu hỏi. Nhờ đó mà chúng tôi tiếp tục cải tiến Phiếu hỏi ngày càng hoàn thiện hơn”

Trƣờng ĐH Thăng Long cũng có cách làm tƣơng tự. Với suy nghĩ

“Chỉ có thầy với trò là đối tượng chính liên quan đến hoạt động giảng dạy. Vì vậy, không ai hết ngoài thầy và trò mới biết được những tiêu chí nào trong hoạt động giảng dạy này cần phải được đánh giá để cải thiện chất lượng cho tốt hơn. Chúng tôi rất coi trọng ý kiến của SV về việc đề xuất các tiêu chí đánh giá trong phiếu hỏi. Chúng tôi sẽ bổ sung những tiêu chí về mặt quản lý theo yêu cầu của nhà trường”

Ông Nguyễn Tích L, Trung tâm Khảo thí và Đảm bảo chất lƣợng trƣờng ĐH Thăng Long phát biểu. Nhà trƣờng đã có những buổi đối thoại

86

Quan điểm trên của hai trƣờng ĐH Phƣơng Đông và ĐH Thăng Long cũng đƣợc bà Phan Thị N, cán bộ làm công tác lấy ý kiến SV về hoạt động giảng dạy của GV trƣờng ĐH FPT đồng tình và chia sẻ:

“Nói cho cùng, chúng ta tổ chức dạy là để cho SV học. Những hành vi nào của người dạy được SV chấp nhận thì chúng ta phát huy, những hành vi nào bị phản đối thì chúng ta phải chấn chỉnh. Những tiêu chí nào về môn học, về GV mà SV cần đưa vào đánh giá thì chúng ta đưa vào phiếu hỏi để SV đánh giá”

Trên cơ sở phiếu hỏi do đơn vị dự thảo, nhà trƣờng yêu cầu các lớp SV đóng góp ý kiến. Sau khi thu thập thông tin góp ý của SV, nhà trƣờng ban hành phiếu hỏi chính thức để thực hiện công tác lấy ý kiến phản hồi của SV về hoạt động giảng dạy của GV.

Chúng ta thấy rõ có sự khác biệt cơ bản giữa hai khối trƣờng trong thành phần xây dựng công cụ điều tra. Các trƣờng ĐH ngoài công lập đề cao vai trò của SV trong việc thiết kế phiếu hỏi. Ngƣợc lại, ở các trƣờng công lập, việc xây dựng phiếu hỏi chỉ do một nhóm cán bộ có chuyên môn thực hiện. Kết quả thống kê ở trên cũng cho thấy ở các trƣờng công lập phiếu hỏi đƣợc thiết kế bởi các cán bộ chuyên trách công tác lấy ý kiến phản hồi của SV, sau đó phát cho GV đóng góp ý kiến và hoàn thiện phiếu hỏi. SV không đƣợc tham gia ý kiến. Ở các trƣờng ĐH ngoài công lập có đến 93.3% SV đồng ý với nhận định họ đƣợc tham gia vào quá trình xây dựng phiếu hỏi so với con số 13.7% ở các trƣờng ĐH công lập.

Một phần của tài liệu Sinh viên đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên (So sánh Đại học công lập và Đại học ngoài công lập (Trang 83)