Vai trò của sinh viên trong đánh giá

Một phần của tài liệu Sinh viên đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên (So sánh Đại học công lập và Đại học ngoài công lập (Trang 37)

7. Kết quả đạt đƣợc của luận văn

1.2.2.1. Vai trò của sinh viên trong đánh giá

SV đƣợc coi là một ngƣời tiêu dùng dịch vụ giảng dạy và ý kiến đánh giá của SV chính là quan điểm của SV về chất lƣợng của dịch vụ giảng dạy và sự chấp nhận của SV về hiệu quả của việc giảng dạy này (Nira Hativa, 2012) [31].

Đánh giá về vai trò của SV trong đánh giá giảng dạy, Sriven Michael (1995) cho rằng ý kiến phản hồi của SV là một yếu tố có giá trị trong tổng thể thông tin đánh giá GV. Mặc dầu vẫn còn tồn tại vấn đề về tính giá trị của các thông tin phản hồi này, tuy nhiên, trong điều kiện hiện tại, đây vẫn là một nguồn thông tin hết sức hữu ích cho việc đánh giá GV [32].

Ý kiến phản hồi của SV đƣợc cho là căn cứ quan trọng và hữu ích trong đánh giá hình thành (formative evaluation) hoạt động giảng dạy của GV. Tuckman and Oliver (1968) tìm thấy nhiều bằng chứng chứng minh rằng các ý kiến đóng góp của cấp trên dễ gây ra nhiều phản ứng tiêu cực trong GV. Trong khi đó, GV lại dễ dàng chấp nhận các ý kiến nhận xét của SV về mình. Vì vậy, phản hồi của SV có thể sẽ có ảnh hƣởng đến việc cải thiện CLGD của GV hơn những nguồn thông tin khác [33].

Theo Thứ trƣởng Bộ GD&ĐT Bành Tiến Long (2007) thì thầy và trò là hai chủ thể của quá trình dạy và học. Ở bậc ĐH, SV tự giác học còn GV tổ chức đánh giá trò. Ngƣợc lại, SV cũng phản hồi ý kiến để đánh giá quá trình dạy của thầy. SV là trung tâm của quá trình đào tạo thì việc đánh giá GV là quá trình công bằng. Đây là việc làm dân chủ trong nhà trƣờng. Nếu 70% SV

38

không hài lòng về một GV nào đó thì GV phải tự xem lại mình và cơ sở có thể phải bố trí đào tạo lại GV đó [44].

Có thể thấy rằng, SV giữ một vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin giúp nhà trƣờng đánh giá CLGD của GV, để từ đó có biện pháp nâng cao chất lƣợng của nhà trƣờng. SV đƣợc coi là một thành phần liên quan trực tiếp trong quá trình dạy học và là đối tƣợng hƣởng lợi trực tiếp từ hoạt động giảng dạy của GV.

1.2.2.2. Đặc điểm của công tác sinh viên đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên

a.Độ tin cậy cao

Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng, nguồn thông tin đánh giá CLGD do SV cung cấp có độ tin cậy cao. Trong các thông tin phản hồi này, SV có xu hƣớng cùng chung quan điểm khi đánh giá CLGD của một GV nào đó. Đồng thời, thông tin phản hồi của SV cũng có giá trị cao bởi ý kiến phản hồi của SV về chất lƣợng của khóa học cũng cho ra kết quả tƣơng đồng với các phƣơng pháp đánh giá khác [45].

Trên thực tế, SV là đối tƣợng đƣợc thụ hƣởng lợi ích từ hoạt động giảng dạy của GV, nên họ có xu hƣớng phản hồi trung thực để mong muốn có đƣợc kết quả tốt nhất. Họ ít bị chi phối bởi quan hệ tình cảm cá nhân với GV, hoặc bị ảnh hƣởng bởi những lợi ích khác. Do vậy, ý kiến phản hồi của SV đƣợc coi là nguồn đánh giá tin cậy.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, so với phƣơng pháp SV đánh giá giảng dạy thì các phƣơng pháp khác nhƣ đồng nghiệp đánh giá và chuyên gia đánh giá không mang giá trị cao bởi vì các chủ thể tham gia đánh giá này thƣờng không mấy khi đồng tình với nhau về các nhận xét một GV nào đó [30].

39

Phƣơng pháp SV đánh giá CLGD của GV đƣợc ƣa dùng vì đây là phƣơng pháp vừa dễ thực hiện lại vừa không đòi hòi chi phí cao. Phƣơng pháp SV đánh giá CLGD của GV có thể đƣợc sử dụng linh hoạt. Thƣờng thì kết thúc môn học hoặc kết thúc học kỳ, Nhà trƣờng sẽ tổ chức cho SV đánh giá giảng dạy (end-of-semester evaluation). Nếu GV muốn điều chỉnh hoạt động giảng dạy của mình liên tục trong một kỳ học, GV có thể yêu cầu SV thực hiện đánh giá giữa kỳ (midsemester evaluation).

Quan điểm của tác giả cho rằng, phƣơng pháp SV đánh giá CLGD của GV mang tính khách quan hơn các phƣơng pháp khác nhƣ nhận xét của các nhà quan sát, vì phƣơng pháp SV đánh giá đƣợc mang tính định lƣợng nó lƣợng hóa đƣợc các tiêu chí đánh giá.

Tóm lại, SV đánh giá GV là phƣơng pháp hiệu quả mà nhiều trƣờng ĐH và cao đẳng ở Mỹ hay một số nƣớc tiên tiến thƣờng sử dụng để đánh giá giảng dạy. Mặc dù, phƣơng pháp này còn nhƣợc điểm là ý kiến của SV còn bị ảnh hƣởng nhiều bởi yếu tố điểm số mà SV kỳ vọng, nhƣng những ƣu điểm của phƣơng pháp này không thể phủ nhận đƣợc nhƣ thông tin có giá trị và có độ tin cậy cao hơn bất kỳ phƣơng pháp đánh giá nào khác. Mặt khác, phƣơng pháp SV đánh giá rất dễ thực hiện và không tốn kém nên các nhà quản lý thƣờng ƣu tiên sử dụng và coi đó là phƣơng pháp hiệu quả để đánh giá CLGD. Các trƣờng cũng coi SV là đối tƣợng khách hàng và nhà trƣờng cần phải đảm bảo quyền lợi cho họ. Và đƣơng nhiên, SV luôn ở vị trí thích hợp nhất để đƣa ra các thông tin phản hồi để GV điều chỉnh CLGD của mình.

Ở Việt Nam, công tác này còn mới mẻ và cũng nhận đƣợc nhiều ý kiến trái ngƣợc nhau. Tuy nhiên, nhiều lãnh đạo, GV từ các trƣờng ĐH, cao đẳng trong cả nƣớc cũng thừa nhận rằng kênh phản hồi của SV sẽ là cơ sở để GV điều chỉnh phƣơng pháp giảng dạy, thậm chí tự đào tạo lại để đáp ứng nhu cầu.

40

1.2.3. Thực tiễn công tác sinh viên đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên ở Việt Nam.

Trong khi ở nhiều quốc gia việc SV tham gia đánh giá CLGD của GV đƣợc phát triển mạnh mẽ thì ở Việt Nam công việc này còn rất mới mẻ, chỉ mới bắt đầu đƣợc thực hiện từ năm 2008 theo công văn 1276/BGDĐT- NG của Bộ GD&ĐT. Theo đó, tất cả các trƣờng ĐH đều phải tổ chức lấy ý kiến phản hồi của ngƣời học đối với hoạt động giảng dạy của GV. Bƣớc đầu, chủ trƣơng này đã gặp rất nhiều trở ngại, đặc biệt là về mặt tâm lý, bởi Việt Nam có truyền thống “tôn sƣ trọng đạo”; “nhất tự vi sƣ, bán tự vi sƣ”. Nhiều GV, nhiều nhà quản lý giáo dục Việt Nam phát biểu rằng ngay chính tên gọi SV đánh giá GV cũng chƣa thật phù hợp với truyền thống và tâm lý tình cảm của số đông các bậc phụ huynh và giáo viên. Theo họ, cần thay đổi bằng một cách gọi khác chừng mực và phù hợp hơn nhƣ khảo sát ý kiến, thu thập thông tin phản hồi hay nhận xét, góp ý…[46]

Đối với các trƣờng ĐH ngoài công lập, công tác SV đánh giá CLGD của GV đƣợc thực hiện thƣờng xuyên nhƣ một hoạt động nhằm nâng cao chất lƣợng của nhà trƣờng. Cuối mỗi học phần, SV đƣợc nhận phiếu hỏi về việc giảng dạy của GV và đƣợc yêu cầu điền thông tin vào phiếu. Kết quả đánh giá của SV đƣợc dùng vào việc xử lý GV: nếu GV nào bị đa số SV phản đối thì GV đó sẽ không đƣợc tiếp tục mời giảng hoặc bị chấm dứt hợp đồng [1]. Tuy nhiên, hoạt động này ở các trƣờng ĐH ngoài công lập chỉ mang tính tự phát, chủ yếu phụ thuộc vào ý chí và nguyện vọng của các trƣờng chứ chƣa đƣợc tiến hành một cách đồng bộ và có hệ thống.

Đến nay, công tác SV đánh giá CLGD của GV đã đƣợc triển khai ở hầu hết tất cả các cơ sở giáo dục đào tạo. Mặc dù, vẫn còn một số ý kiến lo ngại về hiệu quả của công tác này, nhƣng nhìn chung nó đã trở thành một hoạt động thƣờng xuyên của các nhà trƣờng.

41

Mục đích của công tác lấy ý kiến phản hồi của ngƣời học về hoạt động giảng dạy của GV đã đƣợc khẳng định tại Công văn số 1276/BGDĐT- NG của Bộ GD&ĐT. Đó là:

 Góp phần thực hiện quy chế dân chủ trong trƣờng học;

 Góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm của GV trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo của cơ sở giáo dục ĐH, xây dựng đội ngũ GV có phẩm chất đạo đức, lƣơng tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn cao, phong cách giảng dạy tiên tiến, hiện đại; tăng cƣờng tinh thần trách nhiệm của ngƣời học đối với quyền lợi, nghĩa vụ học tập, rèn luyện của bản thân, từ đó góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo của cơ sở GDĐH;

 Tạo thêm một kênh thông tin để:

- Giúp GV có thể tự điều chỉnh hoạt động giảng dạy;

- Góp phần thực hiện công tác kiểm định chất lƣợng cơ sở GDĐH;

- Giúp cán bộ quản lý trong các cơ sở GDĐH có thêm cơ sở nhận xét, đánh giá GV;

- Góp phần phòng ngừa những tiêu cực trong hoạt động giảng dạy ở cơ sở giáo dục ĐH;

- Phát hiện và nhân rộng những điển hình tốt trong đội ngũ GV. Nhƣ vậy, thực chất của việc SV đánh giá CLGD của GV là việc lấy ý kiến phản hồi của SV đối với việc giảng dạy của GV. Việc lấy ý kiến của SV thể hiện mức độ hài lòng của SV đối với GV, tạo môi trƣờng dân chủ giữa SV và GV, là cơ hội để SV đóng góp ý kiến với GV, khắc phục tình trạng trao đổi ngoài lề hay tạo ra những dƣ luận không mang tính xây dựng phía sau giảng đƣờng. Đồng thời hình thức này cung cấp những “thông tin ngƣợc” để GV kiểm tra lại hoạt động giảng dạy của mình. Qua đó GV có những biện pháp thích hợp để phát huy những thế mạnh, ƣu điểm và khắc phục những tồn tại,

42

hạn chế nhằm đảm bảo chất lƣợng hoạt động giáo dục. Việc làm này có ý nghĩa thiết thực trong điều kiện hiện nay khi đa số các trƣờng ĐH đã, đang và sẽ triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ mà một trong những đặc trƣng của loại hình đào tạo này là SV có quyền chọn lớp, chọn GV, đặc biệt là GV giỏi. Đây là động cơ tạo nên sự cạnh tranh lành mạnh giữa các GV. Thêm vào đó, trình độ và đòi hỏi về kiến thức của SV ngày càng cao, GV cần có ý thức thƣờng xuyên trau dồi kiến thức chuyên môn, đổi mới phƣơng pháp giảng dạy, liên tục làm mới mình thì mới đáp ứng đƣợc yêu cầu thiết thực đó.

1.2.3.2. Nội dung đánh giá

Nội dung SV đánh giá CLGD của GV đƣợc hƣớng dẫn cụ thể tại công văn số 1276/BGDĐT- NG của Bộ GD&ĐT bao gồm các lĩnh vực:

 Nội dung và phƣơng pháp giảng dạy của GV;

 Tài liệu phục vụ giảng dạy và thời gian lên lớp của GV;  Trách nhiệm và sự nhiệt tình của GV đối với ngƣời học;  Khuyến khích SV tƣ duy độc lập, sáng tạo;

 Sự công bằng, khách quan của GV trong đánh giá SV;  Tƣ vấn, hƣớng dẫn ngƣời học;

 Tác phong sƣ phạm.

Đây là những nội dung cơ bản mà các trƣờng ĐH cần quan tâm khảo sát ý kiến của ngƣời học. Những nội dung này đƣợc các trƣờng ĐH cụ thể hóa thành những câu hỏi trong bộ phiếu hỏi. Tùy theo đặc thù của từng trƣờng, bộ câu hỏi sẽ đƣợc thiết kế phù hợp với đối tƣợng khảo sát.

1.2.3.3. Công cụ đánh giá

Công cụ dùng để thực hiện công tác lấy ý kiến của ngƣời học về CLGD của GV là mẫu phiếu điều tra gồm nhiều câu hỏi đƣợc phân loại theo từng nội dung đánh giá. Kiểu câu hỏi đƣợc thiết kế là loại câu hỏi đóng có nhiều lựa chọn. Các trƣờng xây dựng phiếu hỏi đảm bảo đủ các nội dung yêu cầu khảo

43

sát. Thành phần tham gia xây dựng phiếu hỏi cũng tùy thuộc vào quyết định của từng cơ sở đào tạo.

Cho đến thời điểm này, các trƣờng đang tự thiết kế và sử dụng mẫu phiếu hỏi riêng. Hội thảo về xây dựng bộ công cụ lấy ý kiến phản hồi của ngƣời học do Cục Khảo thí và Kiểm định - Bộ GD&ĐT tổ chức vào tháng 12/2011 tại Nha Trang cũng đề xuất một bộ công cụ chuẩn áp dụng cho tất cả các trƣờng ĐH và CĐ. Tuy nhiên, bộ công cụ đƣợc đề xuất cũng đang trong quá trình hoàn chỉnh, chƣa đƣợc đƣa vào sử dụng.

1.2.3.4. Tổ chức thực hiện

Tùy theo điều kiện cụ thể của từng trƣờng, hiệu trƣởng giao nhiệm vụ cho các đơn vị chuyên trách tổ chức thực hiện công tác SV đánh giá chất lƣợng giảng dạy của GV. Thông thƣờng, các trƣờng thành lập Ban chỉ đạo công tác lấy ý kiến phản hồi của ngƣời học về CLGD của GV. Ban chỉ đạo gồm một số thành viên do hiệu trƣởng làm trƣởng ban và ban này có nhiệm vụ xây dựng phiếu đánh giá và chỉ đạo triển khai thực hiện việc lấy ý kiến phản hồi của SV. Một số trƣờng giao nhiệm vụ này cho khoa đào tạo tự triển khai cho SV đánh giá GV và xử lý kết quả báo cáo hiệu trƣởng. Một số trƣờng khác giao cho các bộ phận chuyên trách nhƣ Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lƣợng hoặc tổ Đảm bảo chất lƣợng thực hiện.

Về quy trình lấy ý kiến phản hồi cũng chƣa có quy định cụ thể. Các trƣờng chủ động xây dựng quy định về công tác lấy ý kiến ngƣời học về CLGD của GV và triển khai áp dụng dƣới sự chỉ đạo của hiệu trƣởng.

Hiệu quả của công tác này phụ thuộc vào phƣơng pháp tổ chức thực hiện. Trƣờng ĐH nào có phƣơng pháp tổ chức tốt, sẽ có chuyển biến về nhiều mặt. Thực tế cho thấy trƣờng nào có đội ngũ chuyên nghiệp trong điều hành việc lấy ý kiến phản hồi của SV thì trƣờng đó dễ thành công. Nhiều trƣờng đã có ý thức xây dựng văn hóa chất lƣợng nhà trƣờng thông qua việc xây dựng

44

mô hình SV đánh giá CLGD của GV với triết lý hƣớng đến quyền lợi của ngƣời học [47].

1.2.4. Đặc điểm của các loại hình nhà trường đại học ở Việt Nam

1.2.4.1. Đặc điểm của loại hình nhà trường đại học công lập

Trƣờng ĐH công lập do Nhà nƣớc thành lập và đƣợc Nhà nƣớc đầu tƣ về cơ sở vật chất, cấp kinh phí hàng năm để đảm bảo các hoạt động thƣờng xuyên của nhà trƣờng.

Các trƣờng ĐH công lập đóng vai trò chủ đạo trong hệ thống GDĐH nƣớc ta. Vai trò này thể hiện ở chỗ: (i) quy mô đào tạo: tổng số SV theo học ở các trƣờng công lập chiếm khoảng 90% tổng số SV cả nƣớc; (ii) trình độ đào tạo và cơ cấu ngành nghề: chỉ một số rất ít trƣờng ngoài công lập đào tạo trình độ sau ĐH và các ngành nghề trọng điểm đều do các trƣờng công lập đảm nhiệm và (iii) chất lƣợng đào tạo: các trƣờng ĐH công lập có chất luợng cao hơn các trƣờng ĐH ngoài công lập thể hiện ở đầu vào tuyển sinh của các trƣờng ĐH công lập cao hơn các trƣờng ngoài công lập; cơ sở vật chất - kỹ thuật của các trƣờng ĐH công lập tốt hơn các trƣờng ngoài công lập; đội ngũ cán bộ, GV của các trƣờng ĐH công lập mạnh hơn các trƣờng ngoài công lập và hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của các trƣờng ĐH công lập tốt hơn các trƣờng ngoài công lập [14, tr 43-47].

Về mặt cơ chế quản lý, Luật Giáo dục và Điều lệ trƣờng ĐH đã tăng cƣờng đáng kể quyền chủ động theo hƣớng phân cấp quản lý. Nghị định 43 của Chính phủ đã cho phép các trƣờng đƣợc tự chủ về quản lý tài chính ở các đơn vị sự nghiệp có thu. Tuy nhiên, trên thực tế, chỉ có các ĐH Quốc gia đƣợc trao quyền tự chủ cao về đào tạo, khoa học - công nghệ, kế hoạch - tài chính, tổ chức cán bộ, quan hệ quốc tế …nhƣ quy định trong Quy chế về tổ chức hoạt động của ĐH Quốc gia do Thủ tƣớng ban hành còn mức độ tự chủ

45

của các trƣờng công lập khác nói chung còn hạn chế và phụ thuộc cụ thể vào

Một phần của tài liệu Sinh viên đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên (So sánh Đại học công lập và Đại học ngoài công lập (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)