Tăng cƣờng hoạt động xúc tiến thƣơng mại và nâng cao chất lƣợng

Một phần của tài liệu Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc và những tác động đến quan hệ thương mại Việt - Trung (Trang 110)

lƣợng nguồn nhân lực

Để tăng cƣờng xuất nhập khẩu hàng hoá với Trung Quốc thông qua việc áp dụng công nghệ tiếp thị và quảng cáo sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam cho ngƣời tiêu dùng Trung Quốc các doanh nghiệp Việt Nam cần tổ chức các đoàn cán bộ đi khảo sát, nghiên cứu trao đổi trực tiếp với doanh nghiệp và ngƣời tiêu dùng Trung Quốc để có những giải pháp thật sự phù hợp nhằm tiếp cận một cách có hiệu quả thị trƣờng này. Cần chủ động tham dự các hội chợ thƣơng mại quốc tế tổ chức tại Việt Nam hoặc Trung Quốc, hoặc hội chợ thƣơng mại do phía Việt Nam hay phía Trung Quốc tổ chức. Có nhƣ vậy,

110

doanh nghiệp mới tìm đƣợc những yêu cầu mới, những mặt hàng mới và bạn hàng mới của thị trƣờng Trung Quốc rộng lớn.

Để cho hoạt động xuất nhập khẩu của mình đạt hiệu quả cao khi tiếp cận thị trƣờng Trung Quốc, các ngành hoặc doanh nghiệp cần tổ chức đặt các công ty con hay văn phòng đại diện của mình tại các cửa khẩu biên giới hoặc tại các trung tâm thƣơng mại của Trung Quốc để tiếp cận khách hàng, đảm bảo nguồn cung cấp hàng hoá ổn định và giải quyết các vấn đề đột xuất nảy sinh nhằm ổn định mức tiêu thụ, duy trì và mở rộng mạng lƣới khách hàng.

Các doanh nghiệp Việt Nam cần phải nghiên cứu ứng dụng các nghiệp vụ marketing để phát hiện những mặt hàng mới có khả năng tiêu thụ ở thị trƣờng Trung Quốc. Tăng cƣờng đầu tƣ vốn và công nghệ hiện đại vào quá trình sản xuất để cho ra đời các sản phẩm đó và thực hiện những hoạt động khuyếch trƣơng cần thiết giúp cho các “mặt hàng mới” tìm đƣợc chỗ đứng duy trì và phát triển trên thị trƣờng này (có chiến lƣợc quảng cáo, marketing). Tổ chức các hoạt động trƣớc và sau khi bán hàng (cung cấp dịch vụ sau bán hàng để duy trì, củng cố uy tín cho hàng hoá Việt Nam đối với ngƣời tiêu dùng).

Các doanh nghiệp phải chú trọng công tác đào tạo để nâng cao năng lực cán bộ và công nhân kỹ thuật vì họ là nhân tố quan trọng và không thể thiếu đƣợc trong việc nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trƣờng Trung Quốc. Các doanh nghiệp phải luôn luôn nâng cao trình độ cán bộ và công nhân kỹ thuật, phát huy tính năng động, nhậy bén, học hỏi, v.v... Từng doanh nghiệp phải dành một khoản chi phí nhất định cho hoạt động này và phải biết tận dụng các chƣơng trình đào tạo cán bộ, công nhân kỹ thuật của Chính phủ để cử cán bộ của mình tham gia. Các doanh nghiệp phải quan tâm đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, cán bộ thƣơng mại và công nhân kỹ thuật, không những đào tào lại đối với những cán bộ và công nhân kỹ thuật đã qua đào tạo

111

nhƣng trình độ còn hạn chế mà phải đào tạo chuyên sâu cho những cán bộ giỏi và công nhân kỹ thuật lành nghề. Đối với cán bộ thƣơng mại, các doanh nghiệp không chỉ chú trọng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn mà phải nâng cao cả trình độ ngoại ngữ vì ngoại ngữ kém sẽ rất khó thành công trong đàm phán và thƣờng bị ở thế bất lợi trong giao dịch kinh doanh.

Trên đây là một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy phát triển quan hệ thƣơng mại Việt Nam - Trung Quốc trong điều kiện ACFTA đầy đủ, hoàn thiện đang đến gần. Sự phát triển của hoạt động này gắn liền với sự chuyển biến kinh tế của hai bên. Triển vọng của nó phụ thuộc vào đƣờng lối, chính sách tạo sự lôi cuốn các doanh nghiệp Trung Quốc vào thị trƣờng Việt Nam và những định hƣớng dài hạn trong chính sách thị trƣờng, những phƣơng sách cụ thể nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập thị trƣờng Trung Quốc.

112

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu về Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc, và những tác động đến quan hệ thƣơng mại Việt – Trung, chúng tôi có thể rút ra mấy điểm sau:

Việc thành lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc là một cột mốc quan trọng trong lịch sử quan hệ giữa ASEAN và Trung Quốc, nó không chỉ đem lại nhiều lợi ích về mặt kinh tế cho các bên mà còn tạo điều kiện tăng cƣờng quan hệ hợp tác trong các lĩnh vực chính trị, ngoại giao…Đến nay ACFTA đã bƣớc vào giai đoạn giảm thuế toàn diện. Thời gian tuy chƣa nhiều nhƣng có thể đánh giá ACFTA đã hình thành đúng theo thời gian đã đƣợc hai bên vạch ra đồng thời nó cũng mang lại nhiều lợi ích cho cả hai bên. Trong bối cảnh hình thành ACFTA, quan hệ thƣơng mại Việt – Trung có những bƣớc tiến triển rõ rệt. Cùng với quan hệ ngoại giao ngày càng sâu sắc, quan hệ thƣơng mại song phƣơng cũng phát triển nhanh chóng. Trung Quốc đã trở thành bạn hàng lớn nhất của Việt Nam. Kim ngạch thƣơng mại giữa hai nƣớc đã đạt hơn 15 tỷ USD ngay trong năm 2007 trƣớc thời hạn 3 năm nhƣ dự kiến và con số dự kiến cao hơn đƣợc hai nƣớc đặt ra là 25 tỷ USD vào năm 2010. Mặt khác, đầu tƣ của Trung Quốc vào Việt Nam cũng tăng lên đáng kể. Nếu nhƣ trƣớc đây, Trung Quốc là nhà đầu tƣ có trọng lƣợng vốn FDI lớn thứ 14 (năm 2000) thì đến năm 2007 đã vƣợt lên đứng thứ 7. Đây là một bƣớc tăng đáng kể trong đó có việc thực hiện các cam kết của ACFTA đóng một vai trò quan trọng. Nhƣng việc hình thành ACFTA không chỉ tạo ra điều kiện thu hút các nhà đầu tƣ Trung Quốc vào Việt Nam mà còn thu hút nhiều nhà đầu tƣ lớn khác trên thế giới. Chẳng hạn nhƣ các nhà đầu tƣ Nhật Bản. Nếu nhƣ trƣớc đây Việt Nam dứng thứ 8 trong danh sách đầu tƣ của Nhật Bản thì đến năm 2005 đã vƣơn lên đứng thứ 4, sau Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan. Có nhiều nhân tố khác dẫn tới hiện tƣợng này nhƣng việc thực

113

hiện ACFTA cũng đóng vai trò khá quan trọng. Khi thâm nhập thị trƣờng Trung Quốc thay vì Nhật Bản đầu tƣ tại nƣớc sở tại thì họ có thể đầu tƣ vào Việt Nam sau đó xuất khẩu hàng hóa sang thị trƣờng 1,3 tỷ dân này. Hiện nay, các nhà đầu tƣ Nhật Bản đang có xu hƣớng chuyển dần đầu tƣ sang Việt Nam thậm chí rút vốn chuyển từ Trung Quốc để đầu tƣ sang Việt Nam, nơi có môi trƣờng đầu tƣ ít rủi ro hơn, chi phí thấp hơn…

Bên cạnh những thành tựu đã đạt đƣợc, quan hệ thƣơng mại Việt – Trung vẫn còn một số vấn đề nổi cộm cần giải quyết, trong đó nổi bật nhƣ thâm hụt thƣơng mại, Việt Nam nhập siêu nhiều từ Trung Quốc, hoạt động buôn lậu hàng hóa gia tăng, nạn hàng giả, tiền giả ngày càng nhiều…

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển quan hệ thƣơng mại Việt – Trung trong bối cảnh thực hiện ACFTA. Đặc biệt, nhấn mạnh một số giải pháp nhƣ: Xây dựng chiến lƣợc phát triển quan hệ thƣơng mại Việt – Trung; thúc đảy hoạt động thƣơng mại khu vực biên giới Việt – Trung; Tăng cƣờng công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại; Đẩy nhanh tiến độ xây dựng “Hai hành lang, một vành đai kinh tế”; tăng cƣờng xuất khẩu để giảm nhập siêu; nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh.

Phát triển thƣơng mại Việt - Trung là một nội dung hợp tác quan trọng hàng đầu giữa Việt Nam và Trung Quốc. Đặc biệt trong bối cảnh hình thành khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc, việc tạo dựng các cơ sở bền vững nhằm khai thác tối đa lợi thế của mỗi bên để thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế và thƣơng mại của hai nƣớc Việt Nam và Trung Quốc cũng nhƣ toàn khu vực là mối quan tâm của các nƣớc thành viên của Hiệp định về ACFTA. Với ý nghĩa nhƣ vậy, đề tài: “Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc và những tác động đến quan hệ thương mại Việt - Trung” đã đóng góp phần nào trong việc nghiên cứu về ACFTA và quan hệ thƣơng mại Việt - Trung.

114

TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1 . Bộ Công nghiệp (2004), “Tham gia ACFTA là chuẩn bị cho gia nhập WTO”, Tạp chí Công nghiệp, (16), tr. 48-50.

2. Bộ Kế hoạch và đầu tƣ (2007), “Kim ngạch thƣơng mại ASEAN – Trung Quốc tăng mạnh”, http://www.mpi.gov.vn/showTinvan.aspx?lang = 4& ma_tin van= 10190.

3 . Bộ Kế hoạch và đầu tƣ (2007), “Đón đầu cơ hội lớn”, Báo Đầu tư,

http://www.vir.com.vn/Client/Dautu/dautu.asp?CatID:6&DocID=9060

4. Bộ Khoa học công nghệ (2005), “Quan hệ ASEAN – Trung Quốc và sự phát triển của thƣơng mại Việt Nam”, Tạp chí Hoạt động Khoa học, (12).

5. Bộ Tài chính (2006), “Kim ngạch thƣơng mại Trung Quốc – ASEAN đạt 130,4 tỷ USD”, Thời báo tài chính, (10).

6. Bộ Tài chính (2005), “Trích giới thiệu báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XI”, website http://www.mof.gov.vn.

7. Bộ Thƣơng mại (2004), “Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Công hoà nhân dân Trung Hoa”, Hà Nội.

8. Bộ Thƣơng mại (2003), Một số giải pháp nhằm phát triển thương mại hàng hoá Việt Nam Trung Quốc qua biên giới trên bộ thời kỳ đến 2005,

Đề tài nghiên cứu cấp bộ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

9. Bộ Thƣơng mại (2004), Một số chính sách, giải pháp chủ yếu cấp bách nhằm phát triển quan hệ thương mại khu vực biên giới Việt Trung,

115

10. Bộ Thƣơng mại (2005), “Nâng cao năng lực cạnh tranh và tạo cơ chế thích hợp cho doanh nghiệp Việt Nam gia nhập WTO”, website http://www.mot.gov.vn

11. Bộ Thƣơng mại (2005), “FTA – Cơ hội hay thách thức đối với ngƣời lao động”, website http://www.mot.gov.vn.

12. David Begg, Stany Fischer và Rudiger Dombusch (1995), Kinh tế học, tập I và II, NXB Giáo dục.

13. Lê Trịnh Minh Châu, Phạm Thị Tuệ (2004), “Nâng cao hiệu quả chính sách khuyến khích xuất khẩu của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế website http://www.mot.gov.vn.

14. Đinh Quý Độ (2004), Trật tự kinh tế quốc tế 20 năm đầu thế kỷ XXI, Nxb Thế giới, Hà Nội.

15. Nguyễn Hoàng Giáp (2005), “Tác động của sự phát triển quan hệ Trung Quốc – ASEAN đối với khu vực Châu Á – Thái Bình Dƣơng hiện nay”, Viện nghiên cứu Đông Nam Á, http://www.iseas.org.vn/module/news/

16. Nguyễn Văn Hà (2005), “Tác động của hiệp định thƣơng mại tự do song phƣơng đến hợp tác và liên kết ASEAN”, Viện nghiên cứu Đông Nam Á, http://www.iseạs.om.vn/module/news/viewcontent.asp?ID=19&langid =2

17. Trịnh Thanh Huyền (2002), “Sẽ có khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc?”, Tạp chí Tài chính, (11), tr. 48-49.

18. Trần Khánh (2005), “Tác động của sự gia tăng hợp tác ASEAN – Trung Quốc đến quan hệ Việt – Trung”, Viện nghiên cứu Đông Nam Á, http://www.iseas.om.vn/ module/news/viewcontent.asp?langid=2&ID=5.

19. Nguyễn Phúc Khanh (2004), “Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh quá trình hội nhập của thƣơng mại Việt Nam vào nền kinh tế khu vực và quốc tế Đại học Ngoại Thƣơng, Hà Nội.

116

20. Lê Quang Lân (2005), “Gợi ý một số giải pháp của Việt Nam với tƣ cách thành viên ASEAN thúc đẩy quan hệ ASEAN – Trung Quốc”, Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế, Hà Nội.

21. Lê Quang Lân (2005), “Một số giải pháp tận dụng lợi thế cửa ngõ của ASEAN trong việc phát huy lợi ích của khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc của Việt Nam”, Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế, Hà Nội.

22. Nguyễn Văn Lịch (2004), Nghiên cứu phát triển thương mại khu vực hành lang kinh tế Hải Phòng Lào Cai Côn Minh trong bối cảnh hình thành khu vực mậu dịch tự do ASEAN Trung Quốc (ACFTA), Bộ Thƣơng mại, Hà Nội.

23. Việt Linh (2005), “Cái giá của mậu dịch tự do”, Tin nhanh Việt Nam.

24. Võ Đại Lƣợc, Đỗ Hoài Nam (2004), Hướng tới Cộng đồng kinh tế Đông Á, Nxb Thế giới, Hà Nội.

25. Nguyễn Văn Nam (2004), “Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ nhằm chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của nƣớc ta”, Viện nghiên cứu thƣơng mại.

26. NXB Thống kê (2004), Niên giám Thống kê 2003, Hà Nội.

27. Hoàng Tích Phúc (2005), “Việt Nam Hội nhập kinh tế quốc tế và tham gia các Khu vực mậu dịch tự do AFTA và ACFTA”, Bài giảng, Hà Nội.

28. Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương các số năm 2007, 2008.

29. Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc các số năm 2007, 2008.

30. Tỉnh Lạng Sơn (2004), “Tác động của việc cắt giảm thuế theo CEFT/AFTA và đàm phán khu vực thƣơng mại tự do ASEAN – Trung Quốc

117

(ACFTA), một số liên hệ đối với tình hình Lạng Sơn”, Bài báo cáo tại tỉnh Lạng Sơn.

31. Lƣơng Văn Tự (2004), “Đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế: vấn đề và giải pháp”, Tạp chí Thương mại, (11).

32. Thuỳ Trang (2005), “Hiệp định thƣơng mại ASEAN – Trung Quốc: Cần biết mình, biết ngƣời”, Báo điện tử - Thời báo kinh tế Việt Nam,

http://www.vneconomy.com.vn/vie/1ndex.phơ?param=article&catid=1006&i d=050413150131.

33. Lê Đình Trƣờng (2004), “Chiến lƣợc “Sản phẩm – Thị trƣờng” ở tầm vĩ mô để phát triển xuất khẩu trong xu thế hội nhập quốc tế”, Trƣờng Đại học Ngoại thƣơng, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

34. Trần Nguyễn Tuyên (2004), “Nâng cao sức cạnh tranh của kinh tế Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Kinh tế Châu Á

Thái Bình Dƣơng, (1).

35. Hà Vy (2005), “FTA – cuộc chơi bất đắc dĩ”, Tin nhanh Việt Nam (Vnexpress), http://vnexpress.net/vietnam/kinh doanh/2005/07/3B9E0546

36. Nhật Vy (2006), “Lên kế hoạch thâm nhập thị trƣờng Trung Quốc”,

Vietnamnet, http://www.vietnamnet.vn/kinhte/kinhdoanh/2006/01/535162

TÀI LIỆU TIẾNG ANH

37. Bureau for Economic Integration, ASEAN Secretariat

38. Jong-Wha Lee and Innwon Park (2004), “Free trade areas in East Asia: Discriminatory or Nondiscriminatory?”, Korea University.

39. John Wong and Sarah Chan (2004), “China - ASEAN Free trade agreement: opportunities and challenges”,

40. H.E.Ong Keng Yong (2004), “Securing ASEAN win-win partnerships for ASEAN and China”, Keynote Address at the ASEAN - China

118

forum 2004 Developing SEAN - China Relation: Realities and Prospect,

http://www. aseansec.org/ 16255.htm.

41 Lu Jianren (2004), “China - ASEAN Free Trade Area - Background, Progress and Problems”, Chinese Academy of Social Sciences.

42. Qignjang Kong (2004), “China‟s WTO Accession and the ASEAN -China Free Trade Area: the Perspective of a Chinese Lawyer”, Journal of International Economic Law, 7(4).

43. Sheng Lijun (2003), “China - ASEAN Free trade area: Ongoing Development and Strategic Motivations”, ISEAS Working Paper: Intemational Politics & Security Issues Series No.1.

44. Raul L. Cordenillo (2005), The Economic Benefits to ASEAN of the ASEAN - China Free Trade Area (ACFTA), Studies Unit Bureau for Economic Integration ASEAN Secretariat.

45. Xinhua News Agency (2005), “ACFTA highlights importance of ASEAN - China relations: Minister of Brunei”, People s daily online, China.

46. . Xinhua News Agency (2002), “ASEAN, China head toward Free Trade Area”, People’s Daily, China.

Một phần của tài liệu Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc và những tác động đến quan hệ thương mại Việt - Trung (Trang 110)